[KTQT-Phần 3] Chi phí – khối lượng – lợi nhuận – ví dụ ứng dụng

Ke toan quan tri_phan 3_Chi phi-khoi luong-loi nhuan_mot so vi du ung dung


Giả sử chúng ta có Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo dạng số dư đảm phí của Công ty A năm 2023 như sau:

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu

Tổng số Đơn vị

Tỷ lệ

Doanh thu

100.000 100 100%

(-) Biến phí

60.000

60

60%

Số dư đảm phí 40.000 40

40%

(-) Định phí

30.000

Lợi nhuận

10.000

Trong đó:

  • Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm 2023: 1.000 sản phẩm
  • Đơn giá bán: 100.000 đồng/sản phẩm

 

Sử dụng chung số liệu trên, chúng ta sẽ xem xét sự tác động của biến phí, định phí, giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ đến sự biến động của lợi nhuận thông qua các trường hợp sau:

 Xem thêm phần lý thuyết: [KTQT-Phần 3] Chi phí – khối lượng – lợi nhuận – một số khái niệm 

1. Trường hợp 1: Định phí và số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi
Ví dụ: Định phí và số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi

Công ty A dự kiến năm tới (2024) tăng thêm chi phí quảng cáo 5.000 (ngàn đồng) và lượng sản phẩm tiêu thụ dự kiến tăng 20%. Công ty A có nên tăng chi phí quảng cáo không ?

Chỉ tiêu Công thức tính và Kết quả
Số dư đảm phí tăng thêm = (1.000 x 20%) x 40 = 8.000
Định phí tăng thêm (chi phí quảng cáo tăng thêm) = 5.000
Lợi nhuận tăng thêm = 8.000 – 5.000 = 3.000

 

Vậy Công ty A nên thực hiện quảng cáo với chi phí như trên

 

2. Trường hợp 2: Biến phí và số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi
Ví dụ: Biến phí và số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi

Công ty A dự kiến năm tới (2024) thực hiện chính sách khuyến mãi (khách hàng mua một sản phẩm thì được tặng kèm một vật phẩm khuyến mãi có giá trị 5 (ngàn đồng). Nếu thực hiện chính sách này thì dự kiến số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng 30%. Công ty A có nên thực hiện chính sách khuyến mãi này không ?

Chỉ tiêu Công thức tính và Kết quả
Bán một sản phẩm tặng kèm vật phẩm khuyến mãi có giá trị 5 (ngàn đồng) làm cho biến phí đơn vị tăng 5. Do đó, số dư đảm phí đơn vị là: = 100 – 60 – 5 = 35
Tổng số dư đảm phí ước tính (sau khi dự kiến tăng số lượng tiêu thụ 30%) = 1.000 x (1 + 30%) x 35 = 45.500
Tổng số dư đảm phí hiện tại (năm 2023) 40.000
Tổng số dư đảm phí tăng thêm = 45.500 – 40.000 = 5.500
Định phí tăng thêm 0
Lợi nhuận tăng thêm 5.500

 

Vậy công ty A nên thực hiện chính sách khuyến mãi này với các ước tính như trên.

 

3. Trường hợp 3: Định phí, giá bán và số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi
Ví dụ: Trường hợp 3: Định phí, giá bán và số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi

Công ty A dự kiến năm tới (2024) tăng chi phí quảng cáo thêm 2.000 (ngàn đồng), đồng thời giảm giá bán 5 (ngàn đồng)/sản phẩm. Nếu thực hiện chính sách này thì dự kiến số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng 30%. Công ty A có nên thực hiện chính sách khuyến mãi này không ?

Chỉ tiêu Công thức tính và Kết quả
Số dư đảm phí đơn vị (với giá bán giảm 5) = (100 – 5) – 60 = 35
Tổng số dư đảm phí ước tính (sau khi dự kiến tăng số lượng tiêu thụ 30%) = 1.000 x (1 + 30%) x 35 = 45.500
Tổng số dư đảm phí hiện tại (năm 2023) 40.000
Tổng số dư đảm phí tăng thêm = 45.500 – 40.000 = 5.500
Định phí tăng thêm 2.000
Lợi nhuận tăng thêm = 5.500 – 2.000 = 3.500

 

Vậy công ty A nên thực hiện chính sách này với các ước tính như trên.

 

4. Trường hợp 4: Định phí, biến phí và số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi
Ví dụ: Định phí, biến phí và số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi

Công ty A dự kiến năm tới (2024) thay đổi chính sách chi trả lương cho nhân viên bán hàng từ hình thức trả lương cố định theo tháng (10.000 ngàn đồng) sang hình thức trả lương theo số lượng sản phẩm tiêu thụ: 10 (ngàn đồng)/sản phẩm. Với chính sách này dự kiến sẽ tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ 10% do khuyến khích nhân viên tăng bán hàng. Công ty A có nên thực hiện chính sách này không ?

Chỉ tiêu Công thức tính và Kết quả
Số dư đảm phí đơn vị (với biến phí đơn vị tăng thêm 10 từ thay đổi chính sách lương) = 100 – (60 + 10) = 30
Tổng số dư đảm phí ước tính (sau khi dự kiến tăng số lượng tiêu thụ 10%) = 1.000 x (1 + 10%) x 30 = 33.000
Tổng số dư đảm phí hiện tại (năm 2023) 40.000
Tổng số dư đảm phí giảm = 33.000 – 40.000 = -7.000
Định phí giảm (tương ứng với lương cố định giảm) -10.000
Lợi nhuận tăng thêm = -7.000 – (-10.000) = 3.000

 

Vậy công ty A nên thực hiện thay đổi chính sách lương này với các ước tính như trên.

 

5. Trường hợp 5: Định phí, biến phí, giá bán và số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi
Ví dụ: Định phí, biến phí, giá bán và số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi

Công ty A dự kiến năm tới (2024) thay đổi chính sách chi trả lương cho nhân viên bán hàng từ hình thức trả lương cố định theo tháng (10.000 ngàn đồng) sang hình thức trả lương theo số lượng sản phẩm tiêu thụ: 10 (ngàn đồng)/sản phẩm; đồng thời giảm giá bán 5 (ngàn đồng)/sản phẩm. Với những chính sách này dự kiến sẽ tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ 30% do khuyến khích nhân viên tăng bán hàng và người tiêu dùng mua sản phẩm. Công ty A có nên thực hiện chính sách này không ?

Chỉ tiêu Công thức tính và Kết quả
Số dư đảm phí đơn vị (với biến phí đơn vị tăng thêm 10 từ thay đổi chính sách lương; và giá bán giảm 5) = (100 – 5) – (60 + 10) = 25
Tổng số dư đảm phí ước tính (sau khi dự kiến tăng số lượng tiêu thụ 30%) = 1.000 x (1 + 30%) x 25 = 32.500
Tổng số dư đảm phí hiện tại (năm 2023) 40.000
Tổng số dư đảm phí giảm = 32.500 – 40.000 = -7.500
Định phí giảm (tương ứng với lương cố định giảm) -10.000
Lợi nhuận tăng thêm = -7.500 – (-10.000) = 2.500

 

Vậy công ty A nên thực hiện chính sách này với các ước tính như trên.

 

6. Trường hợp 6: Xác định giá trong trường hợp đặc biệt
Ví dụ: Xác định giá trong trường hợp đặc biệt

Công ty A dự kiến năm tới (2024) số lượng sản phẩm tiêu thụ vẫn 1.000 sản phẩm. Ngoài ra, có một khách hàng lớn đề nghị mua 250 sản phẩm và kèm theo có yêu cầu như sau:

  • Giá bán giảm ít nhất 10% so với giá hiện tại (gián bán mới <=90% so với giá hiện tại)
  • Vận chuyển đến địa điểm kho của khách hàng: với chi phí ước tính là 1.250

 

Mục tiêu của công ty A là khi thực hiện đơn hàng này phải thu được lợi nhuận ít nhất là 2.500

Giả định rằng: Thị phần của công ty A sẽ không bị thay đổi khi thực hiện đơn hàng này và công ty vẫn có đủ năng lực để sản xuất thêm 250 sản phẩm này.

Công ty có nên thực hiện đơn hàng này và giá bán là bao nhiêu ?

 

Chỉ tiêu Công thức tính và Kết quả
Biến phí đơn vị 60
Chi phí vận chuyển đơn vị = 1.250 / 250 = 5
Định phí đơn vị 0
Lợi nhuận đơn vị (theo mục tiêu của công ty A) = 2.500 / 250 = 10
Giá bán tối đa (theo yêu cầu của khách hàng <= 90% so với giá hiện tại) = 90% x 100 = 90
Giá bán tối thiểu (theo mục tiêu của công ty)

 

= 10 + 5 + 60 = 75
Giá bán thõa mãn điều kiện của khách hàng và mục tiêu của công ty: 75 <= giá bán <=90

 


0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

You cannot copy content of this page

Bạn không thể sao chép nội dung này

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x