Bài viết liên quan khác

TÓM TẮT NỘI DUNG CHUẨN MỰC IAS

Tổng quanIAS 1. Trình bày Báo cáo tài chínhIAS 2. Hàng tồn khoIAS 7. Báo cáo Lưu chuyển tiền tệIAS 8. Chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và sai sót kế toánIAS 10. Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ báo cáoIAS 12. Thuế thu nhập doanh nghiệpIAS 16. Bất động sản, nhà xưởng và thiết bịIAS 19. Phúc lợi của người lao độngIAS 34. Báo cáo tài chính giữa niên độIAS 36. Suy giảm giá trị tài sảnIAS 38. Tài sản vô hìnhIAS 39. Công cụ tài chính: Ghi nhận và đo lườngIAS 41. Nông nghiệp

DANH SÁCH CHUẨN MỰC IAS

Chuẩn mực Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Hiệu lực
IAS 1 Presentation of Financial Statements Trình bày Báo cáo tài chính Có hiệu lực
IAS 2 Inventories Hàng tồn kho Có hiệu lực
IAS 3 Consolidated Financial Statements Báo cáo tài chính hợp nhất Không còn hiệu lực, Được thay thế bởi IAS 27 và IAS 28
IAS 4 Depreciation Accounting Kế toán khấu hao tài sản Không còn hiệu lực, Đã được rút lại vào năm 1999
IAS 5 Information to Be Disclosed in Financial Statements Thông tin được công bố trong báo cáo tài chính Không còn hiệu lực, Được thay thế bởi IAS 1
IAS 6 Accounting Responses to Changing Prices Xử lý kế toán đối với thay đổi về giá Không còn hiệu lực, Được thay thế bởi IAS 15
IAS 7 Statement of Cash Flows Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ Có hiệu lực
IAS 8 Accounting Policies, Changes in Accounting Estimates and Errors Chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và sai sót kế toán Có hiệu lực
IAS 9 Accounting for Research and Development Activities Kế toán cho hoạt động nghiên cứu và phát triển Không còn hiệu lực, Được thay thế bởi IAS 38
IAS 10 Events After the Reporting Period Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ báo cáo Có hiệu lực
IAS 11 Construction Contracts Hợp đồng xây dựng Không còn hiệu lực, Được thay thế bởi IFRS 15
IAS 12 Income Taxes Thuế thu nhập doanh nghiệp Có hiệu lực
IAS 13 Presentation of Current Assets and Current Liabilities Trình bày về Tài sản ngắn hạn và Nợ ngắn hạn Không còn hiệu lực, Được thay thế bởi IAS 1
IAS 14 Segment Reporting Báo cáo bộ phận Không còn hiệu lực, Được thay thế bởi IFRS 8
IAS 15 Information Reflecting the Effects of Changing Prices Thông tin phản ánh ảnh hưởng của thay đổi giá Không còn hiệu lực, Đã được rút vào năm 2003
IAS 16 Property, Plant and Equipment Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị Có hiệu lực
IAS 17 Leases Thuê tài sản Không còn hiệu lực, Được thay thế bởi IFRS 16
IAS 18 Revenue Doanh thu Không còn hiệu lực, Được thay thế bởi IFRS 15
IAS 19 Employee Benefits (2011) Phúc lợi của người lao động Có hiệu lực
IAS 20 Accounting for Government Grants and Disclosure of Government Assistance Kế toán cho các khoản ưu đãi tài chính từ chính phủ và công bố các khoản hỗ trợ của Chính phủ Có hiệu lực
IAS 21 The Effects of Changes in Foreign Exchange Rates Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái Có hiệu lực
IAS 22 Business Combinations Hợp nhất kinh doanh Không còn hiệu lực, Được thay thế bởi IFRS 3
IAS 23 Borrowing Costs Chi phí đi vay Có hiệu lực
IAS 24 Related Party Disclosures Công bố thông tin các bên liên quan Có hiệu lực
IAS 25 Accounting for Investments Kế toán cho các khoản đầu tư Không còn hiệu lực, Được thay thế bởi IAS 39 và IAS 40
IAS 26 Accounting and Reporting by Retirement Benefit Plans Kế toán và báo cáo về quỹ hưu trí Có hiệu lực
IAS 27 Consolidated and Separate Financial Statements (2003) Báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất Không còn hiệu lực, Được thay thế bởi IFRS 10, IFRS 12 và IAS 27
IAS 27 Separate Financial Statements (2011) Báo cáo tài chính riêng (2011) Có hiệu lực
IAS 28 Investments in Associates (2003) Đầu tư vào công ty liên kết Không còn hiệu lực, Được thay thế bởi IAS 28 và IFRS 12
IAS 28 Investments in Associates and Joint Ventures (2011) Đầu tư vào công ty liên kết và liên doanh Có hiệu lực
IAS 29 Financial Reporting in Hyperinflationary Economies Báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát Có hiệu lực
IAS 30 Disclosures in the Financial Statements of Banks and Similar Financial Institutions Công bố bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự Không còn hiệu lực, Được thay thế bởi IFRS 7
IAS 31 Interests In Joint Ventures Lợi ích trong liên doanh Không còn hiệu lực, Được thay thế bởi IFRS 11 và IFRS 12
IAS 32 Financial Instruments: Presentation Công cụ tài chính: trình bày Có hiệu lực
IAS 33 Earnings Per Share Lãi trên cổ phiếu Có hiệu lực
IAS 34 Interim Financial Reporting Báo cáo tài chính giữa niên độ Có hiệu lực
IAS 35 Discontinuing Operations Hoạt động bị chấm dứt Không còn hiệu lực, Được thay thế bởi IFRS 5
IAS 36 Impairment of Assets Suy giảm giá trị tài sản Có hiệu lực
IAS 37 Provisions, Contingent Liabilities and Contingent Assets Dự phòng, nợ và tài sản tiềm tàng Có hiệu lực
IAS 38 Intangible Assets Tài sản vô hình Có hiệu lực
IAS 39 Financial Instruments: Recognition and Measurement Công cụ tài chính: Ghi nhận và đo lường Không còn hiệu lực, Được thay thế bởi IFRS 9
IAS 40 Investment Property Bất động sản đầu tư Có hiệu lực
IAS 41 Agriculture Nông nghiệp Có hiệu lực


TÓM TẮT NỘI DUNG IAS 1
TỔNG QUAN

IAS 1 Trình bày Báo cáo tài chính đưa ra các yêu cầu chung cho báo cáo tài chính, bao gồm cấu trúc báo cáo, các yêu cầu tối thiểu cho nội dung và các khái niệm như hoạt động liên tục, cơ sở kế toán dồn tích và phân biệt khoản mục ngắn hạn và dài hạn.

Chuẩn mực yêu cầu một bộ báo cáo tài chính đầy đủ phải bao gồm một báo cáo về tình hình tài chính, báo cáo lãi lỗ và thu nhập toàn diện khác, báo cáo biến động vốn chủ sở hữu và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

IAS 1 được phát hành lại vào tháng 9 năm 2007 và áp dụng cho kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2009.

MỤC TIÊU – IAS 1

Mục tiêu của IAS 1 (2007) là quy định cơ sở để trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung, để đảm bảo tính so sánh được với các báo cáo tài chính của đơn vị ở các kỳ trước và với báo cáo tài chính của các đơn vị khác.

IAS 1 đưa ra các yêu cầu tổng thể cho việc trình bày báo cáo tài chính, hướng dẫn về cấu trúc và các yêu cầu tối thiểu cho nội dung báo cáo tài chính. [IAS 1.1]  Ghi nhận, đo lường và công bố các giao dịch cụ thể được đề cập trong các Chuẩn mực và Giải thích khác. [IAS 1.3]

PHẠM VI – IAS 1

IAS 1 áp dụng cho tất cả các báo cáo tài chính cho mục đích chung được lập và trình bày theo Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS). [IAS 1.2]

Báo cáo tài chính cho mục đích chung là những báo cáo nhằm phục vụ người sử dụng mà không ở vị trí yêu cầu báo cáo tài chính phù hợp với nhu cầu thông tin cụ thể của họ. [IAS 1.7]

MỤC TIÊU CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Mục tiêu của báo cáo tài chính cho mục đích chung là cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả tài chính và dòng tiền của đơn vị, hữu ích cho nhiều người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Để đáp ứng mục tiêu đó, báo cáo tài chính cung cấp thông tin của đơn vị về: [IAS 1.9]

  • Tài sản
  • Nợ phải trả
  • Vốn chủ sở hữu
  • Thu nhập và chi phí, bao gồm cả lãi và lỗ
  • Vốn góp của chủ sở hữu và phân phối cho chủ sở hữu (với tư cách là chủ sở hữu)
  • Dòng tiền.

Thông tin này, cùng với các thông tin khác trong thuyết minh báo cáo tài chính, hỗ trợ người sử dụng báo cáo tài chính dự đoán dòng tiền trong tương lai của đơn vị và cụ thể là thời gian và sự chắc chắn của chúng.

CÁC THÀNH PHẦN CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Một bộ báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm: [IAS 1.10]

  • Báo cáo tình hình tài chính (bảng cân đối kế toán) tại thời điểm cuối kỳ
  • Báo cáo lãi lỗ và thu nhập toàn diện khác trong kỳ (được trình bày dưới dạng một báo cáo duy nhất hoặc bằng cách trình bày phần lãi hoặc lỗ trong một báo cáo lãi lỗ riêng, ngay sau đó là một báo cáo thể hiện thu nhập toàn diện mà bắt đầu bằng lãi hoặc lỗ)
  • Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu trong kỳ
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong kỳ
  • Các thuyết minh, bao gồm một bản tóm tắt các chính sách kế toán chủ yếu và các thông tin giải thích khác
  • Thông tin so sánh kỳ trước theo quy định của chuẩn mực

Đơn vị có thể sử dụng các tiêu đề báo cáo khác so với các báo cáo ở trên. Tất cả các báo cáo tài chính được yêu cầu phải được trình bày với sự nổi bật như nhau. [IAS 1.10]

Khi đơn vị áp dụng chính sách kế toán hồi tố hoặc thực hiện hồi tố lại các khoản mục trong báo cáo tài chính hoặc khi phân loại lại các khoản mục trong báo cáo tài chính, thì cũng phải trình bày lại báo cáo tình hình tài chính (bảng cân đối kế toán) tại thời điểm đầu kỳ so sánh.

Các báo cáo được trình bày bên ngoài báo cáo tài chính - bao gồm báo cáo đánh giá tài chính của ban quản lý, báo cáo môi trường và báo cáo giá trị gia tăng - nằm ngoài phạm vi của IFRS. [IAS 1.14]

TRÌNH BÀY HỢP LÝ VÀ TUÂN THỦ CÁC IFRS

Báo cáo tài chính phải "trình bày một cách hợp lý" tình hình tài chính, kết quả tài chính và dòng tiền của đơn vị. Trình bày hợp lý yêu cầu sự trình bày trung thực các ảnh hưởng của các giao dịch, các sự kiện và điều kiện khác tuân thủ các định nghĩa và tiêu chí ghi nhận đối với tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí được nêu trong Bộ khung khái niệm.

Việc áp dụng các IFRS, với công bố bổ sung khi cần thiết, được cho là sẽ giúp báo cáo tài chính  được trình bày hợp lý. [IAS 1.15]

IAS 1 yêu cầu đơn vị có báo cáo tài chính tuân thủ IFRS phải đưa ra tuyên bố rõ ràng và đầy đủ về sự tuân thủ đó trong các thuyết minh. Báo cáo tài chính không thể được coi là tuân thủ các IFRS trừ khi chúng tuân thủ tất cả các yêu cầu của các IFRS (bao gồm các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, các chuẩn mực kế toán quốc tế, các giải thích của IFRIC và các giải thích của SIC). [IAS 1.16]

Các chính sách kế toán không phù hợp, không được sửa chữa bằng cách công bố các chính sách kế toán được sử dụng hoặc bằng các thuyết minh hoặc tài liệu giải thích. [IAS 1.18]

IAS 1 thừa nhận rằng, trong những trường hợp cực kỳ hiếm gặp, ban quản lý có thể kết luận rằng việc tuân thủ một yêu cầu IFRS sẽ làm sai lệch thông tin đến mức nó sẽ mâu thuẫn với mục tiêu của báo cáo tài chính được nêu trong Bộ khung khái niệm.

Trong trường hợp như vậy, đơn vị được yêu cầu không tuân theo yêu cầu của IFRS đó, tuy nhiên đơn vị phải công bố chi tiết về bản chất, lý do và tác động của việc không tuân theo đó. [IAS 1.19-21]

HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC

Bộ khung khái niệm lưu ý rằng báo cáo tài chính thường được chuẩn bị trên giả định rằng đơn vị đang hoạt động và sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai gần. [Bộ khung khái niệm, đoạn 4.1]

IAS 1 yêu cầu ban quản lý đánh giá khả năng hoạt động liên tục của đơn vị. Nếu ban quản lý nhận thấy các yếu tố không chắc chắn trọng yếu về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị, thì sự không chắc chắn đó phải được công bố.

Nếu ban quản lý kết luận rằng đơn vị không đáp ứng cở sở hoạt động liên tục, thì báo cáo tài chính không nên được chuẩn bị trên cơ sở hoạt động liên tục, trong trường hợp này IAS 1 yêu cầu một chuỗi các công bố. [IAS 1,25]

CỞ SỞ DỒN TÍCH

IAS 1 yêu cầu đơn vị chuẩn bị báo cáo tài chính, ngoại trừ thông tin dòng tiền, sử dụng cơ sở kế toán dồn tích. [IAS 1.27]

TRÌNH BÀY NHẤT QUÁN

Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính sẽ được giữ nguyên từ kỳ này sang kỳ tiếp theo trừ khi thay đổi được chứng minh do sự thay đổi trong bối cảnh hoặc yêu cầu của IFRS mới. [IAS 1.45]

TÍNH TRỌNG YẾU VÀ GỘP CHUNG KHOẢN MỤC

Thông tin là trọng yếu nếu bỏ sót, sai sót hoặc che khuất thông tin đó có thể được kỳ vọng một cách hợp lý ​​sẽ ảnh hưởng đến các quyết định mà người sử dụng chính của báo cáo tài chính cho mục đích chung đưa ra dựa trên thông tin tài chính về một đơn vị báo cáo cụ thể mà báo cáo tài chính đó cung cấp. [IAS 1.7]

Mỗi nhóm các khoản mục tương tự trọng yếu phải được trình bày riêng trong báo cáo tài chính. Các khoản mục khác nhau chỉ có thể được gộp chung lại nếu mỗi khoản mục đơn lẻ là không trọng yếu . [IAS 1.29]

Tuy nhiên, thông tin không nên bị che khuất bằng cách gộp chung lại hoặc cung cấp thông tin không trọng yếu, xem xét tính trọng yếu để áp dụng cho tất cả các thành phần của báo cáo tài chính và ngay cả khi chuẩn mực yêu cầu công bố cụ thể, xem xét tính trọng yếu vẫn được áp dụng. [IAS 1.30A-31]

BÙ TRỪ

Tài sản và nợ phải trả, thu nhập và chi phí, không được bù trừ ngoại trừ IFRS yêu cầu hoặc cho phép. [IAS 1.32]

THÔNG TIN SO SÁNH

IAS 1 yêu cầu thông tin so sánh phải được trình bày cho kỳ trước đó đối với tất cả các khoản mục được báo cáo trong báo cáo tài chính, cả trên báo cáo tài chính và trong thuyết minh, trừ khi một chuẩn mực khác có yêu cầu khác. Thông tin so sánh được cung cấp để tường thuật và mô tả khi có liên quan để hiểu báo cáo tài chính của kỳ hiện tại. [IAS 1.38]

Đơn vị được yêu cầu phải trình bày ít nhất hai báo cáo cho mỗi loại báo cáo trong số các báo cáo tài chính chính yếu sau: [IAS 1.38A]

  • Báo cáo tình hình tài chính*
  • Báo cáo lãi lỗ và thu nhập toàn diện khác
  • Báo cáo lãi lỗ riêng (nếu được trình bày)
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu
  • Các thuyết minh báo cáo tài chính liên quan đến từng loại báo cáo trên

* Cần phải trình bày báo cáo tài chính thứ ba nếu đơn vị áp dụng chính sách kế toán hồi tố, công bố lại các khoản mục hoặc phân loại lại các khoản mục và những điều chỉnh đó có ảnh hưởng trọng yếu đến thông tin trong báo cáo tình hình tài chính tại đầu kỳ so sánh. [IAS 1,40A]

Khi khoản mục so sánh thay đổi hoặc phân loại lại, cần phải công bố nhiều thông tin khác nhau. [IAS 1.41]

CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH NÓI CHUNG

IAS 1 yêu cầu đơn vị xác định rõ ràng: [IAS 1.49-51]

  • Các báo cáo tài chính, phải được phân biệt so với thông tin khác trong tài liệu đã được xuất bản
  • Mỗi báo cáo tài chính và thuyết minh báo cáo tài chính.

Ngoài ra, các thông tin sau phải được hiển thị nổi bật và được lặp lại khi cần thiết: [IAS 1.51]

  • Tên của đơn vị báo cáo và mọi thay đổi trong tên đơn vị
  • Báo cáo tài chính của một nhóm các đơn vị hay của một đơn vị
  • Thông tin về kỳ báo cáo
  • Loại tiền tệ trình bày (như được định nghĩa bởi IAS 21 Tác động của những thay đổi trong tỷ giá hối đoái)

Mức độ làm tròn số liệu được sử dụng (ví dụ: hàng ngàn, hàng triệu).

KỲ BÁO CÁO

Có một giả định rằng báo cáo tài chính sẽ được lập ít nhất hàng năm. Nếu kỳ báo cáo hàng năm thay đổi và báo cáo tài chính được chuẩn bị cho một kỳ khác, đơn vị phải công bố lý do thay đổi và tuyên bố rằng giá trị các khoản mục không hoàn toàn có thể so sánh được. [IAS 1.36]

BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH (BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN)
Phân loại khoản mục ngắn hạn và dài hạn

Đơn vị thường phải trình bày báo cáo tình hình tài chính đã được phân loại, tách biệt các tài sản ngắn hạn và dài hạn, và nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn, ngoại trừ việc trình bày dựa trên tính thanh khoản mang đến thông tin đáng tin cậy. [IAS 1.60]

Trong cả hai trường hợp, nếu một danh mục tài sản (nợ phải trả) kết hợp có giá trị sẽ nhận được (thanh toán) sau 12 tháng so với các tài sản (nợ phải trả) sẽ nhận được (thanh toán) trong vòng 12 tháng, thì cần phải công bố thông tin tách riêng giá trị dài hạn so với giá trị trong 12 tháng. [IAS 1.61]

Tài sản ngắn hạn là những tài sản: [IAS 1.66]

  • Dự kiến thực hiện trong chu kỳ hoạt động bình thường của đơn vị
  • Nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại
  • Dự kiến ​thực hiện trong vòng 12 tháng sau kỳ báo cáo
  • Tiền và các khoản tương đương tiền (trừ khi bị ràng buộc).

Tất cả các tài sản khác là dài hạn. [IAS 1.66]

Nợ phải trả ngắn hạn: [IAS 1.69]

  • Dự kiến ​​chi trả trong chu kỳ hoạt động bình thường của đơn vị
  • Nắm giữ cho mục đích thương mại
  • Đến hạn chi trả trong vòng 12 tháng
  • Đơn vị không có quyền tại cuối kỳ báo cáo đối với việc trả chậm sau 12 tháng.

Các khoản nợ phải trả khác là dài hạn.

Khi một khoản nợ phải trả dài hạn dự kiến ​​sẽ được tái tài trợ trên cơ sở cho vay hiện tại và đơn vị có toàn quyền thực hiện, thì khoản nợ phải trả đó được phân loại là dài hạn, ngay cả khi khoản nợ phải trả đến hạn trong vòng 12 tháng. [IAS 1,73]

Nếu một khoản nợ phải trả theo yêu cầu bởi vì đơn vị đã vi phạm một cam kết theo hợp đồng cho vay dài hạn vào hoặc trước ngày báo cáo, thì nợ phải trả vẫn là ngắn hạn, ngay cả khi người cho vay đã đồng ý, sau ngày báo cáo và trước khi báo cáo tài chính được phát hành, không yêu cầu thanh toán do hậu quả của vi phạm. [IAS 1.74]

Tuy nhiên, nợ phải trả được phân loại là dài hạn nếu người cho vay đồng ý trước ngày báo cáo để cung cấp thời gian ân hạn kết thúc ít nhất 12 tháng sau khi kết thúc kỳ báo cáo, trong đó đơn vị có thể khắc phục vi phạm và trong thời gian đó người cho vay không thể yêu cầu trả nợ ngay lập tức. [IAS 1,75]

Chi trả bằng phát hành công cụ vốn chủ sở hữu không ảnh hưởng đến phân loại. [IAS 1,76B]

Các khoản mục

Các khoản mục thể hiện trên báo cáo tình hình tài chính: [IAS 1.54]

  • (a) bất động sản, nhà xưởng và thiết bị
  • (b) bất động sản đầu tư
  • (c) tài sản vô hình
  • (d) tài sản tài chính (không bao gồm các khoản mục trong (e), (h) và (i)))
  • (e) các khoản đầu tư được hạch toán bằng phương pháp vốn chủ sở hữu
  • (f) tài sản sinh học
  • (g) hàng tồn kho
  • (h) các khoản phải thu thương mại và các khoản phải thu khác
  • (i) tiền và các khoản tương đương tiền
  • (j) tài sản nắm giữ để bán
  • (k) các khoản phải trả thương mại và các khoản phải trả khác
  • (l) các khoản dự phòng
  • (m) các khoản nợ phải trả tài chính (không bao gồm các khoản được thể hiện ở (k) và (l))
  • (n) các khoản nợ phải trả thuế thu nhập hiện hành và tài sản thuế thu nhập hiện hành, được định nghĩa trong IAS 12
  • (o) các khoản nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại, được định nghĩa trong IAS 12
  • (p) nợ phải trả trong các nhóm tài sản chờ thanh lý
  • (q) lợi ích không kiểm soát, được trình bày trong vốn chủ sở hữu
  • (r) vốn phát hành và các quỹ thuộc về chủ sở hữu của công ty mẹ.

Các khoản mục bổ sung, tiêu đề và tổng cộng theo nhóm có thể cần thiết để trình bày một cách hợp lý tình hình tài chính của đơn vị. [IAS 1,55]

Khi đơn vị trình bày tổng cộng theo nhóm, các tổng cộng này sẽ bao gồm các khoản mục có giá trị được ghi nhận và đo lường theo IFRS; được trình bày và gắn tiêu đề một cách rõ ràng và dễ hiểu; nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác; và không được hiển thị với sự nổi bật hơn so với tổng cộng theo nhóm và tổng cộng. [IAS 1,55A]

Các phân loại phụ khác của các khoản mục được trình bày trong báo cáo hoặc trong thuyết minh, ví dụ: [IAS 1.77-78]:

  • Các loại bất động sản, nhà xưởng và thiết bị
  • Phân loại các khoản phải thu
  • Phân loại hàng tồn kho theo IAS 2 Hàng tồn kho
  • Phân loại các khoản dự phòng lợi ích người lao động và các khoản mục khác
  • Các loại vốn chủ sở hữu và các quỹ.
Định dạng báo cáo

IAS 1 không quy định định dạng của báo cáo tình hình tài chính. Các tài sản ngắn hạn có thể được trình bày trước, tiếp theo là tài sản dài hạn, hoặc ngược lại, và nợ phải trả ngắn hạn có thể được trình bày trước, tiếp theo là nợ phải trả dài hạn, tiếp theo nữa là vốn chủ sở hữu, hoặc ngược lại.

Việc trình bày tài sản ròng (tài sản trừ đi nợ phải trả) được cho phép. Phương pháp tài chính dài hạn được sử dụng ở Anh và các nơi khác - tài sản cố định + tài sản ngắn hạn – nợ phải trả ngắn hạn = nợ phải trả dài hạn cộng với vốn chủ sở hữu - cũng được chấp nhận.

Vốn cổ phần và các Quỹ

Đối với vốn cổ phần và các quỹ đã phát hành, cần có các công bố sau: [IAS 1.79]

  • Số lượng cổ phiếu đã được phê duyệt, phát hành và góp vốn đầy đủ, và số lượng đã phát hành nhưng chưa góp vốn đầy đủ
  • Mệnh giá (hoặc các cổ phiếu đó không có mệnh giá)
  • Đối chiếu số lượng cổ phiếu đang lưu hành vào đầu kỳ và cuối kỳ
  • Mô tả các quyền, ưu đãi và hạn chế
  • Cổ phiếu quỹ, bao gồm cả cổ phiếu được nắm giữ bởi các công ty con và công ty liên kết
  • Cổ phiếu dự trữ được phát hành theo các quyền chọn và hợp đồng
  • Mô tả về bản chất và mục đích của các quỹ trong vốn chủ sở hữu.

Công bố thông tin bổ sung là bắt buộc đối với các đơn vị không có vốn cổ phần và khi đó, đơn vị phải phân loại lại các công cụ tài chính có quyền hoàn trả. [IAS 1.80-80A]

BÁO CÁO LÃI LỖ VÀ THU NHẬP TOÀN DIỆN KHÁC
Khái niệm về lãi lỗ và thu nhập toàn diện

Lãi hoặc lỗ được định nghĩa là "tổng thu nhập trừ chi phí, không bao gồm các thành phần của thu nhập toàn diện khác". Thu nhập toàn diện khác được định nghĩa là bao gồm "các khoản thu nhập và chi phí (bao gồm cả những điều chỉnh do phân loại lại) mà không được ghi nhận vào lãi hoặc lỗ theo yêu cầu hoặc được cho phép bởi các IFRS khác".

Tổng thu nhập toàn diện được định nghĩa là "sự thay đổi vốn chủ sở hữu trong kỳ do những giao dịch và các sự kiện khác, ngoài những thay đổi do giao dịch với chủ sở hữu trong khả năng của họ với tư cách là các chủ sở hữu". [IAS 1.7]

Thu nhập toàn diện trong kỳ = Lãi hoặc lỗ + Thu nhập toàn diện khác

Tất cả các khoản thu nhập và chi phí được ghi nhận trong kỳ phải được bao gồm trong báo cáo lãi lỗ trừ khi chuẩn mực hoặc Giải thích yêu cầu khác. [IAS 1.88] Một số IFRS yêu cầu hoặc cho phép một số thành phần được loại trừ khỏi báo cáo lãi lỗ và thay vào đó được đưa vào thu nhập toàn diện khác.

Ví dụ về các khoản mục ghi nhận bên ngoài báo cáo lãi lỗ
  • Thay đổi thặng dư do đánh giá lại trong đó phương pháp đánh giá lại được sử dụng theo IAS 16 Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị và IAS 38 Tài sản vô hình.
  • Đánh giá lại nợ phải trả hoặc tài sản phúc lợi được xác định ròng theo IAS 19 Lợi ích người lao động (2011)
  • Chênh lệch tỷ giá hối đoái từ việc chuyển đổi các loại tiền tệ chức năng sang loại tiền tệ trình bày trên báo cáo tài chính theo IAS 21 Tác động của những thay đổi trong tỷ giá hối đoái
  • Lãi và lỗ khi đo lường lại các tài sản tài chính sẵn sàng để bán theo IAS 39 Công cụ tài chính: Ghi nhận và Đo lường
  • Tỷ lệ có hiệu quả của lãi và lỗ từ các công cụ phòng ngừa rủi ro trong phòng ngừa rủi ro dòng tiền theo IAS 39 hoặc IFRS 9 Công cụ tài chính
  • Lãi và lỗ khi đo lường lại khoản đầu tư vào các công cụ vốn trong đó đơn vị đã lựa chọn trình bày trong thu nhập toàn diện khác theo IFRS 9

Ngoài ra, IAS 8 Chính sách kế toán, các thay đổi trong ước tính và sai sót kế toán đòi hỏi phải điều chỉnh sai sót và ảnh hưởng của các thay đổi trong chính sách kế toán được ghi nhận bên ngoài báo cáo lãi lỗ trong kỳ hiện tại. [IAS 1.89]

Lựa chọn trình bày và các yêu cầu cơ bản

Đơn vị có lựa chọn để trình bày:

  • Một báo cáo lãi lỗ và thu nhập toàn diện khác, với lãi lỗ và thu nhập toàn diện khác được trình bày riêng trong hai phần, hoặc
  • Hai báo cáo:
    • Một báo cáo lãi lỗ riêng
    • Một báo cáo thu nhập toàn diện, ngay sau báo cáo lãi lỗ và bắt đầu bằng lãi hoặc lỗ [IAS 1.10A]

(Các) báo cáo phải trình bày: [IAS 1.81A]

  • Lãi hoặc lỗ
  • Tổng thu nhập toàn diện khác
  • Thu nhập toàn diện trong kỳ
  • Phân bổ lãi hoặc lỗ và thu nhập toàn diện trong kỳ giữa lợi ích không kiểm soát và chủ sở hữu của công ty mẹ
Phần lãi lỗ

Các chỉ tiêu tối thiểu sau đây phải được trình bày trong phần lãi lỗ (hoặc trong báo cáo lãi lỗ riêng, nếu được trình bày): [IAS 1.82-82A]

  • Doanh thu
  • Lãi và lỗ từ việc dừng ghi nhận tài sản tài chính được đo lường theo phương pháp giá trị được phân bổ
  • Chi phí tài chính
  • Phần lãi hoặc lỗ của công ty liên kết và liên doanh được hạch toán bằng phương pháp vốn chủ sở hữu
  • Một số khoản lãi hoặc lỗ nhất định liên quan đến việc phân loại lại tài sản tài chính
  • chi phí thuế
  • Tổng giá trị của các hoạt động bị ngừng

Các chi phí được ghi nhận trong phần lãi lỗ phải được phân tích theo bản chất (nguyên vật liệu, chi phí nhân sự, khấu hao, v.v.) hoặc theo chức năng (giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, v.v.). [IAS 1.99] Nếu đơn vị phân loại theo chức năng, thì thông tin bổ sung về bản chất của chi phí - mức khấu hao tối thiểu, phân bổ và chi phí lợi ích người lao động - phải được công bố. [IAS 1.104]

Phần thu nhập toàn diện khác

Phần thu nhập toàn diện khác được yêu cầu trình bày các chỉ tiêu được phân loại theo bản chất và được nhóm lại giữa các khoản mục được hoặc không được phân loại lại thành lãi và lỗ trong các kỳ tiếp theo. [IAS 1.82A]

Một phần của OCI của các công ty liên kết và liên doanh được hạch toán bằng phương pháp vốn chủ sở hữu được trình bày dưới dạng tổng hợp từ các khoản mục theo từng dòng riêng dựa trên việc sau đó nó có được hoặc không được phân loại lại thành lãi hay lỗ. [IAS 1.82A]

Khi đơn vị trình bày các tổng cộng theo nhóm, các tổng cộng theo nhóm đó sẽ bao gồm các khoản mục được tạo thành từ giá trị được ghi nhận và đo lường theo IFRS; được trình bày và gắn nhãn một cách rõ ràng và dễ hiểu; nhất quán giữa các kỳ; không được hiển thị với sự nổi bật hơn so với tổng cộng theo nhóm bắt buộc và tổng cộng; và thực hiện đối chiếu với tổng cộng theo nhóm bắt buộc và tổng cộng được yêu cầu bởi IFRS. [IAS 1.85A-85B]

Những yêu cầu khác

Các chỉ tiêu bổ sung có thể cần thiết để trình bày một cách hợp lý kết quả hoạt động của đơn vị. [IAS 1,85]

Các khoản mục không thể được trình bày dưới dạng "khoản mục bất thường" trong báo cáo tài chính hoặc trong thuyết minh. [IAS 1.87]

Một số khoản mục phải được công bố riêng trong báo cáo thu nhập toàn diện hoặc trong thuyết minh, nếu trọng yếu, sẽ bao gồm: [IAS 1.98]

  • Khoản ghi giảm giá trị của hàng tồn kho xuống giá trị thuần có thể thực hiện được hoặc của bất động sản, nhà xưởng và thiết bị xuống giá trị có thể thu hồi được, cũng như khoản hoàn nhập của các khoản ghi giảm đó.
  • Tái cấu trúc các hoạt động của đơn vị và hoàn nhập các khoản dự phòng cho các chi phí tái cấu trúc
  • Thanh lý các bất động sản, nhà xưởng và thiết bị
  • Thanh lý các khoản đầu tư
  • Các hoạt động bị ngừng
  • Giải quyết các vụ kiện
  • Các khoản hoàn nhập dự phòng khác
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

Thay vì đưa ra các yêu cầu riêng cho việc trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ, IAS 1.111 đề cập đến chuẩn mực IAS 7 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong việc trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

BÁO CÁO THAY ĐỔI VỐN CHỦ SỞ HỮU

IAS 1 yêu cầu đơn vị trình bày báo cáo riêng về thay đổi vốn chủ sở hữu. Báo cáo phải thể hiện: [IAS 1.106]

  • Tổng thu nhập toàn diện trong kỳ, thể hiện riêng phần phân bổ cho chủ sở hữu của công ty mẹ và phần phân bổ cho các lợi ích không kiểm soát
  • Ảnh hưởng của áp dụng hồi tố của các chính sách kế toán hoặc công bố lại được thực hiện theo IAS 8, thể hiện riêng cho từng thành phần của thu nhập toàn diện khác
  • Đối chiếu giữa giá trị sổ sách vào đầu kỳ và cuối kỳ cho từng thành phần của vốn chủ sở hữu, thể hiện riêng:
    • Lãi lỗ
    • Thu nhập toàn diện khác *
    • Các giao dịch với chủ sở hữu, thể hiện riêng phần góp vốn của chủ sở hữu và phần phân bổ cho chủ sở hữu và các thay đổi quyền lợi sở hữu trong các công ty con không dẫn đến mất quyền kiểm soát

* Một phân tích về thu nhập toàn diện khác theo khoản mục được yêu cầu phải trình bày trong báo cáo hoặc trong thuyết minh. [IAS 1.106A]

Các khoản mục sau đây cũng có thể được trình bày trên báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu hoặc chúng có thể được trình bày trong thuyết minh: [IAS 1.107]

  • Cổ tức được ghi nhận phân bổ cho các chủ sỡ hữu
  • Cổ tức trên mỗi cổ phiếu liên quan
THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Các thuyết minh phải: [IAS 1.112]

  • Trình bày thông tin về cơ sở lập báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được sử dụng
  • Công bố mọi thông tin theo yêu cầu của IFRS mà chưa được trình bày ở các phần khác trong các báo cáo tài chính và
  • Cung cấp thêm thông tin mà chưa được trình bày ở các phần khác trong các báo cáo tài chính nhưng có liên quan đến việc hiểu rõ hơn báo cáo tài chính

Các thuyết minh được trình bày một cách có hệ thống và được tham chiếu lẫn nhau từ các báo cáo tài chính đến thuyết minh liên quan. [IAS 1.113]

IAS 1.114 đề nghị các thuyết minh thường được trình bày theo thứ tự sau: *

  • Một tuyên bố tuân thủ IFRS
  • Một bản tóm tắt các chính sách kế toán quan trọng được áp dụng, bao gồm: [IAS 1.117]
    • Cơ sở đo lường (hoặc cơ sở) được sử dụng để lập báo cáo tài chính
    • Các chính sách kế toán khác được sử dụng có liên quan đến việc hiểu rõ hơn về báo cáo tài chính
  • Thông tin hỗ trợ cho các khoản mục được trình bày trong báo cáo tình hình tài chính (bảng cân đối kế toán), (các) báo cáo lãi lỗ và thu nhập toàn diện khác, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, theo thứ tự công bố và từng khoản mục được trình bày
  • Công bố khác, bao gồm:
    • Nợ phải trả tiềm tàng (xem IAS 37) và các cam kết hợp đồng chưa được ghi nhận
    • Công bố thông tin phi tài chính, như các mục tiêu và chính sách quản lý rủi ro tài chính của đơn vị (xem IFRS 7 Công cụ tài chính: Công bố)
CÔNG BỐ KHÁC
Xét đoán và các giải định chính

Đơn vị phải công bố, trong bản tóm tắt các chính sách kế toán quan trọng hoặc các thuyết minh khác, các xét đoán, ngoài các ước tính liên quan, ban quản lý đã thiết lập trong quá trình áp dụng các chính sách kế toán của đơn vị có ảnh hưởng đáng kể đến giá trị được ghi nhận trong các báo cáo tài chính. [IAS 1.122]

Các ví dụ được trích dẫn trong IAS 1.123 bao gồm các xét đoán của ban quản lý trong việc xác định:

  • Thời điểm tất cả các rủi ro và lợi ích đáng kể về quyền sở hữu tài sản tài chính và tài sản cho thuê được chuyển nhượng cho các đơn vị khác
  • Xét về bản chất, có phải một số giao dịch bán hàng hóa cụ thể là các thỏa thuận tài chính và do đó không làm tăng doanh thu.

Đơn vị cũng phải công bố, trong các thuyết minh, thông tin về các giả định chính liên quan đến tương lai và các nguồn cơ sở chính của ước tính sự không chắc chắn khác vào cuối kỳ báo cáo, có rủi ro đáng kể gây ra sự điều chỉnh trọng yếu đối với giá trị sổ sách tài sản và nợ phải trả trong năm tài chính tiếp theo. [IAS 1.125] Những công bố này không liên quan đến việc công bố ngân sách hoặc dự báo. [IAS 1.130]

Cổ tức

Ngoài các thông tin phân phối cho chủ sở hữu trong báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (xem ở trên), những điều sau đây phải được công bố trong thuyết minh: [IAS 1.137]

  • Giá trị cổ tức được đề xuất hoặc tuyên bố trước khi báo cáo tài chính được phê duyệt phát hành nhưng chưa được ghi nhận là phân phối cho chủ sở hữu trong kỳ và cổ tức trên mỗi cổ phiếu
  • Giá trị lũy kế của mọi cổ tức ưu đãi chưa được ghi nhận.
Công bố về nguồn vốn

Đơn vị công bố thông tin về mục tiêu, chính sách và quy trình quản lý vốn. [IAS 1.134] Để tuân thủ điều này, các công bố bao gồm: [IAS 1.135]

  • Thông tin định tính về các mục tiêu, chính sách và quy trình của đơn vị để quản lý vốn, bao gồm
    • Mô tả về vốn mà đơn vị quản lý
    • Bản chất của các yêu cầu vốn từ bên ngoài, nếu có
    • Cách thức đơn vị đạt được mục tiêu
  • Dữ liệu định lượng về những gì đơn vị coi là vốn
  • Thay đổi từ kỳ này sang kỳ khác
  • Đơn vị có tuân thủ mọi yêu cầu vốn từ bên ngoài và
  • Nếu đơn vị không tuân thủ, hậu quả của việc không tuân thủ đó.
Công cụ tài chính có quyền hoàn trả

IAS 1.136A yêu cầu các công bố bổ sung sau đây nếu đơn vị có công cụ tài chính có quyền hoàn trả được phân loại là một công cụ vốn chủ sở hữu:

  • Tóm tắt dữ liệu định lượng về giá trị được phân loại là vốn chủ sở hữu
  • Mục tiêu, chính sách và quy trình của đơn vị để quản lý nghĩa vụ mua lại hoặc hoàn lại các công cụ khi chủ sở hữu công cụ yêu cầu, bao gồm mọi thay đổi từ kỳ trước
  • Dòng tiền chi ra dự kiến ​​hoàn lại hoặc mua lại nhóm các công cụ tài chính đó và
  • Thông tin về cách xác định dòng tiền chi ra dự kiến ​​khi hoàn lại hoặc mua lại.
Thông tin khác

Các công bố thuyết minh khác sau đây được yêu cầu bởi IAS 1 nếu không được công bố ở các phần khác trong thông tin được công bố cùng với báo cáo tài chính: [IAS 1.138]

  • Địa điểm cư trú và hình thức pháp lý của đơn vị
  • Quốc gia mà đơn vị thành lập
  • Địa chỉ của trụ sở đăng ký hoặc địa điểm kinh doanh chính
  • Mô tả các hoạt động kinh doanh và hoạt động chính của đơn vị
  • Nếu đơn vị là một phần của tập đoàn, tên của công ty mẹ và tên của công ty mẹ cao nhất trong tập đoàn
  • Nếu là đơn vị hoạt động có thời hạn, thông tin liên quan đến thời hạn hoạt động
THUẬT NGỮ

Bản sửa đổi toàn diện năm 2007 của IAS 1 đã giới thiệu một số thuật ngữ mới. Do đó, các sửa đổi đã được thực hiện tại thời điểm đó đối với tất cả các IFRS hiện có khác, và thuật ngữ mới đã được sử dụng trong các IFRS tiếp theo bao gồm cả các sửa đổi.

IAS 1.8 tuyên bố rằng: "Mặc dù chuẩn mực này sử dụng thuật ngữ 'thu nhập toàn diện khác', 'lãi lỗ' và 'tổng thu nhập toàn diện', thì đơn vị có thể sử dụng các thuật ngữ khác để mô tả với điều kiện là ý nghĩa rõ ràng về lâu dài. Ví dụ: đơn vị có thể sử dụng thuật ngữ 'thu nhập ròng' để mô tả lãi lỗ. "

Ngoài ra, IAS 1.57 (b) nêu rõ: "Các mô tả được sử dụng và thứ tự các khoản mục hoặc kết hợp các khoản mục tương tự có thể được điều chỉnh theo bản chất của đơn vị và các giao dịch, để cung cấp thông tin phù hợp cho việc hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của đơn vị."

TÓM TẮT NỘI DUNG IAS 2
TỔNG QUAN

IAS 2 Hàng tồn kho đưa ra các yêu cầu về cách thức hạch toán kế toán cho hầu hết các loại hàng tồn kho. Chuẩn mực yêu cầu hàng tồn kho phải được đo lường ở giá trị thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được (NRV) và đưa ra các phương pháp được chấp nhận để xác định giá trị hàng tồn kho, bao gồm thực tế đích danh (trong một số trường hợp), nhập trước xuất trước (FIFO) và bình quân gia quyền

Bản sửa đổi của IAS 2 đã được ban hành vào tháng 12 năm 2003 và áp dụng cho kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2005.

MỤC TIÊU

Mục tiêu của IAS 2 là mô tả về phương pháp kế toán cho hàng tồn kho. Nó cung cấp hướng dẫn để xác định giá gốc hàng tồn kho và tiếp theo đó ghi nhận như một khoản chi phí, bao gồm mọi khoản ghi giảm giá trị hàng tồn kho xuống giá trị thuần có thể thực hiện được. Nó cũng cung cấp hướng dẫn về các phương pháp được sử dụng để xác định giá trị hàng tồn kho.

PHẠM VI

Hàng tồn kho bao gồm tài sản được giữ để bán trong hoạt động kinh doanh thông thường (thành phẩm), tài sản đang trong quá trình sản xuất trong hoạt động kinh doanh thông thường (sản phẩm dở dang), và nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ được sử dụng trong sản xuất (nguyên vật liệu). [IAS 2.6]

Tuy nhiên, IAS 2 loại trừ hàng tồn kho sau đây ra khỏi phạm vi của nó: [IAS 2.2]

  • Sản phẩm dở dang phát sinh theo hợp đồng xây dựng (xem IAS 11 Hợp đồng xây dựng)
  • Công cụ tài chính (xem IAS 39 Công cụ tài chính: Ghi nhận và Đo lường)
  • Tài sản sinh học liên quan đến hoạt động nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp tại thời điểm thu hoạch (xem IAS 41 Nông nghiệp).

 

Ngoài ra, những điều sau đây nằm trong phạm vi của chuẩn mực, nhưng IAS 2 không áp dụng đo lường hàng tồn kho được nắm giữ bởi: [IAS 2.3]

  • Các nhà sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch, khoáng sản và các sản phẩm từ khoáng sản, khi các sản phẩm này được đo lường theo giá trị thuần có thể thực hiện được (cao hoặc thấp hơn giá gốc) phù hợp với các thực hành tốt đã được thiết lập tại các ngành này. Khi các loại hàng tồn kho này được đo lường theo giá trị thuần có thể thực hiện được thì những thay đổi trong giá trị thuần có thể thực hiện được này được ghi nhận vào báo cáo lãi lỗ trong kỳ có phát sinh sự thay đổi
  • Các nhà kinh doanh và môi giới hàng hóa thực hiện đo lường hàng tồn kho theo giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán. Khi các loại hàng tồn kho này được đo lường theo giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán thì những thay đổi trong giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán này được ghi nhận vào báo cáo lãi lỗ trong kỳ có phát sinh sự thay đổi.

 

NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA IAS 2

Giá trị hàng tồn kho được yêu cầu là giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được (NRV). [IAS 2.9]

ĐO LƯỜNG HÀNG TỒN KHO

Giá gốc bao gồm tất cả: [IAS 2.10]

  • Chi phí mua hàng (bao gồm thuế, vận chuyển và xử lý hàng) đã trừ chiết khấu thương mại nhận được
  • Chi phí chuyển đổi (bao gồm cả chi phí sản xuất cố định và biến đổi) và
  • Các chi phí khác phát sinh trong việc đưa hàng tồn kho đến vị trí và trạng thái hiện tại

 

IAS 23 Chi phí đi vay xác định một số tình huống trong đó chi phí vay (lãi) có thể được bao gồm trong giá gốc hàng tồn kho khi đáp ứng định nghĩa về tài sản đủ điều kiện. [IAS 2.17 và IAS 23.4]

Giá gốc hàng tồn kho không nên bao gồm: [IAS 2.16 và 2.18]

  • Hao hụt trên mức bình thường
  • Chi phí lưu kho
  • Chi phí quản lý không liên quan đến sản xuất
  • Chi phí bán hàng
  • Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trực tiếp từ việc mua hàng tồn kho gần đây được lập hóa đơn bằng ngoại tệ
  • chi phí lãi vay khi hàng tồn kho được mua với các điều khoản thanh toán trả chậm

 

Phương pháp chi phí định mức và phương pháp giá bán lẻ có thể được sử dụng để đo lường giá gốc, với điều kiện là kết quả gần đúng với giá gốc thực tế. [IAS 2,21-22]

Đối với các loại hàng tồn kho không thể thay thế cho nhau, Giá gốc thực tế đích danh được quy cho từng loại hàng tồn kho cụ thể riêng biệt. [IAS 2.23]

Đối với các loại hàng tồn kho có thể hoán đổi cho nhau, IAS 2 cho phép sử dụng phương pháp FIFO hoặc bình quân gia quyền. [IAS 2.25] Phương pháp LIFO, đã được cho phép sử dụng trước khi sửa đổi IAS 2 năm 2003, sau thời điểm này không còn được cho phép.

Phương pháp giống nhau được sử dụng cho tất cả hàng tồn kho có đặc điểm tương tự như bản chất của chúng và công dụng. Đối với các nhóm hàng tồn kho có các đặc điểm khác nhau, các phương pháp tính giá hàng tồn kho khác nhau có thể được xem xét áp dụng. [IAS 2,25]

GIÁ TRỊ THUẦN CÓ THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC

NRV là giá bán ước tính trong hoạt động kinh doanh thông thường, trừ chi phí ước tính hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết để thực hiện bán hàng. [IAS 2.6] Mọi khoản ghi giảm giá trị hàng tồn từ giá gốc xuống  NRV được ghi nhận là một khoản chi phí trong kỳ xảy ra việc ghi giảm. Mọi khoản hoàn nhập phải được ghi nhận trong báo cáo thu nhập trong kỳ mà sự hoàn nhập đó xảy ra. [IAS 2,34]

GHI NHẬN CHI PHÍ

IAS 18 Doanh thu mô tả về ghi nhận doanh thu cho việc bán hàng hóa. Khi hàng tồn kho được bán và doanh thu được ghi nhận, giá trị sổ sách của hàng tồn kho được ghi nhận là một khoản chi phí (thường được gọi là giá vốn hàng bán). Mọi khoản ghi giảm giá trị hàng tồn kho từ giá gốc xuống NRV và mọi khoản tổn thất hàng tồn kho cũng sẽ được ghi nhận là chi phí khi chúng xảy ra. [IAS 2,34]

CÔNG BỐ

Công bố bắt buộc: [IAS 2.36]

  • Chính sách kế toán hàng tồn kho
  • Giá trị sổ sách, thường được phân loại là hàng hóa, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, và thành phẩm. Việc phân loại phụ thuộc vào sự phù hợp với đơn vị
  • Giá trị sổ sách của mọi loại hàng tồn kho được thực hiện tại giá trị hợp lý trừ chi phí bán
  • Giá trị ghi giảm hàng tồn kho được ghi nhận là chi phí trong kỳ
  • Giá trị của mọi khoản hoàn nhập mà đã được ghi giảm từ giá gốc hàng tồn kho xuống NRV trước đó và các trường hợp dẫn đến sự hoàn nhập đó
  • Giá trị sổ sách hàng tồn kho được cam kết bảo đảm cho các khoản nợ
  • Giá trị hàng tồn kho được ghi nhận là chi phí (giá vốn hàng bán).

 

IAS 2 thừa nhận rằng một số doanh nghiệp phân loại chi phí trong báo cáo thu nhập theo bản chất (nguyên vật liệu, lao động,…) hơn là theo chức năng (giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng,…).

Theo đó, để thay thế cho công bố chi phí giá vốn hàng bán, IAS 2 cho phép đơn vị công bố chi phí hoạt động được ghi nhận trong suốt kỳ báo cáo theo bản chất của chi phí (nguyên vật liệu và vật tư tiêu dùng, chi phí nhân công, chi phí hoạt động khác) và giá trị thay đổi của hàng tồn kho trong kỳ). [IAS 2.39] Điều này phù hợp với IAS 1 Báo cáo tài chính cho phép trình bày chi phí theo chức năng hoặc bản chất.

TÓM TẮT NỘI DUNG IAS 7
TỔNG QUAN

IAS 7 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ yêu cầu đơn vị trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ như một phần không thể thiếu trong các báo cáo tài chính chính yếu. Dòng tiền được phân loại và trình bày thành các hoạt động kinh doanh (sử dụng phương pháp 'trực tiếp' hoặc 'gián tiếp'), hoạt động đầu tư hoặc hoạt động tài chính, với hai loại sau thường được trình bày dựa trên cơ sở dòng tiền gộp.

IAS 7 được phát hành lại vào tháng 12 năm 1992, được đổi tên vào tháng 9 năm 2007 và áp dụng cho các báo cáo tài chính bắt đầu ngày 1 tháng 1 năm 1994.

MỤC TIÊU - IAS 7

Mục tiêu của IAS 7 là yêu cầu trình bày thông tin về những thay đổi lịch sử của tiền và các khoản tương đương tiền của đơn vị bằng cách sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phân loại dòng tiền trong kỳ theo các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính.

Nguyên tắc cơ bản trong IAS 7

Tất cả các đơn vị lập báo cáo tài chính phù hợp với các IFRS đều được yêu cầu trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ. [IAS 7.1]

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phân tích những thay đổi trong tiền và các khoản tương đương tiền trong kỳ. Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn, cùng với các khoản đầu tư ngắn hạn, có tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển đổi thành một lượng tiền xác định và rủi ro thay đổi giá trị không đáng kể.

Hướng dẫn chỉ ra rằng một khoản đầu tư thường đáp ứng định nghĩa về một khoản tương đương tiền khi nó có thời gian đáo hạn từ ba tháng trở xuống kể từ ngày mua. Đầu tư vốn cổ phần thường được loại trừ, ngoại trừ chúng thực chất là một khoản tương đương tiền

Thấu chi ngân hàng hoàn trả theo yêu cầu và là một phần không thể thiếu trong quản lý tiền mặt của đơn vị cũng được xem như một thành phần của tiền và các khoản tương đương tiền. [IAS 7,7-8]

TRÌNH BÀY BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

Dòng tiền phải được phân tích giữa các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính. [IAS 7.10]

Các nguyên tắc chính được quy định bởi IAS 7 cho việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ như sau:

  • Hoạt động kinh doanh là hoạt động tạo doanh thu chính của đơn vị không bao gồm các hoạt động đầu tư hoặc tài chính, do đó, dòng tiền hoạt động kinh doanh bao gồm tiền nhận được từ khách hàng và tiền trả cho nhà cung cấp và nhân viên [IAS 7.14]
  • Hoạt động đầu tư là hoạt động mua và thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không phải là các khoản tương đương tiền [IAS 7.6]
  • Hoạt động tài chính là các hoạt động làm thay đổi cơ cấu vốn chủ sở hữu và nợ vay của đơn vị [IAS 7.6]
  • Tiền lãi và cổ tức nhận được và chi trả có thể được phân loại là dòng tiền hoạt động kinh doanh, đầu tư hoặc tài chính, với điều kiện là chúng được phân loại nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác. [IAS 7.31]
  • Dòng tiền phát sinh từ thuế thu nhập thường được phân loại là dòng tiền hoạt động kinh doanh, trừ khi chúng có thể được xác định cụ thể là hoạt động tài chính hoặc đầu tư [IAS 7.35]
  • Đối với dòng tiền hoạt động kinh doanh, phương pháp trình bày trực tiếp được khuyến khích, nhưng phương pháp gián tiếp vẫn được chấp nhận [IAS 7.18]
Phương pháp trực tiếp

Phương pháp trực tiếp cho thấy các nhóm chính của tổng thu tiền mặt và tổng chi tiền mặt. Phần dòng tiền hoạt động kinh doanh của báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp sẽ xuất hiện như sau:

Tiền thu từ khách hàng

xx,xxx

Tiền chi trả cho nhà cung cấp

xx,xxx

Tiền chi trả cho người lao động

xx,xxx

Tiền chi trả cho các hoạt động kinh doanh khác

xx,xxx

Tiền chi trả lãi

xx,xxx

Tiền chi trả cho thuế thu nhập

xx,xxx

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

xx,xxx

Phương pháp gián tiếp

phương pháp gián tiếp điều chỉnh lãi lỗ ròng trên cơ sở dồn tích đối với các ảnh hưởng của các giao dịch phi tiền mặt. Phần dòng tiền hoạt động kinh doanh của báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp sẽ xuất hiện như sau:

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế thu nhập

xx,xxx

Cộng trở lại cho khấu hao

xx,xxx

Cộng trở lại cho suy giảm giá trị tài sản

xx,xxx

Biến động tăng trong khoản phải thu

xx,xxx

Biến động giảm trong hàng tồn kho

xx,xxx

Biến động tăng trong nợ phải trả thương mại

xx,xxx

Chi phí lãi vay

xx,xxx

Trừ lãi vay trích trước nhưng chưa chi trả

xx,xxx

Lãi vay đã chi trả

xx,xxx

Thuế thu nhập đã chi trả

xx,xxx

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

xx,xxx

 

  • Tỷ giá hối đoái được sử dụng để chuyển đổi các giao dịch bằng ngoại tệ phải là tỷ giá có hiệu lực tại ngày dòng tiền [IAS 7.25]
  • Dòng tiền của các công ty con nước ngoài nên được chuyển đổi theo tỷ giá hối đoái hiện hành khi dòng tiền phát sinh [IAS 7.26]
  • Liên quan đến dòng tiền của công ty liên kết, công ty liên doanh và công ty con, khi sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu hoặc phương pháp chi phí, thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ báo cáo dòng tiền giữa bên đầu tư và bên nhận đầu tư; khi hợp nhất tỷ lệ được sử dụng, thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải bao gồm cả phần dòng tiền của bên nhận đầu tư [IAS 7.37]
  • Dòng tiền tổng hợp liên quan đến việc mua và thanh lý các công ty con và các đơn vị kinh doanh khác nên được trình bày riêng và được phân loại là hoạt động đầu tư, với các công bố bổ sung cụ thể. [IAS 7.39] Tổng số tiền chi trả hoặc nhận được khi chuyển nhượng phải được báo cáo bằng dòng tiền và các khoản tương đương tiền thuần khi mua hoặc thanh lý [IAS 7.42]
  • Dòng tiền từ hoạt động đầu tư và tài chính nên được báo cáo gộp theo các loại dòng tiền thu chính và các loại dòng tiền chi chính trừ các trường hợp sau, có thể được báo cáo theo số thuần: [IAS 7.22-24]
    • Thu tiền và chi tiền thay cho khách hàng (ví dụ: nhận và hoàn trả tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng, và thu tiền thay và chi trả cho chủ sở hữu tài sản)
    • Thu tiền và chi tiền đối với các khoản mục có vòng quay nhanh, số lượng lớn và thời gian đáo hạn ngắn, thường dưới ba tháng (ví dụ: phí và thu từ thẻ tín dụng khách hàng, và mua và bán các khoản đầu tư)
    • Thu tiền và chi tiền liên quan đến khoản tiền gửi của các tổ chức tài chính
    • Tiền ứng trước và các khoản vay thực hiện cho khách hàng và hoàn trả
  • Các giao dịch đầu tư và tài chính không sử dụng tiền nên được loại trừ khỏi báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nhưng chúng phải được công bố riêng ở nơi khác trong báo cáo tài chính [IAS 7.43]
  • Đơn vị sẽ công bố thông tin cho phép người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá các thay đổi về nợ phải trả phát sinh từ hoạt động tài chính [IAS 7.44A-44E] *
  • Các thành phần của tiền và các khoản tương đương tiền phải được công bố và, một bản đối chiếu được trình bày theo số liệu đã được báo cáo trong báo cáo tình hình tài chính [IAS 7.45]
  • Tiền và các khoản tương đương tiền được đơn vị nắm giữ, mà không có sẵn để sử dụng bởi tập đoàn nên được công bố, cùng với một bản đánh giá của ban quản lý [IAS 7.48]


TÓM TẮT NỘI DUNG IAS 8
TỔNG QUAN

IAS 8 Chính sách kế toán, thay đổi trong ước tính kế toán và sai sót kế toán được áp dụng trong việc lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán, kế toán cho những thay đổi trong ước tính và phản ánh sự điều chỉnh các sai sót trong các kỳ kế toán trước.

Chuẩn mực yêu cầu tuân thủ mọi IFRS cụ thể áp dụng cho giao dịch, sự kiện hoặc điều kiện và mang đến hướng dẫn về phát triển chính sách kế toán cho các khoản mục khác mà tạo ra  thông tin đáng tin cậy và phù hợp. Những thay đổi trong chính sách kế toán và điều chỉnh sai sót thường được hồi tố, trong khi những thay đổi trong ước tính kế toán thường được hạch toán trên cơ sở phi hồi tố.

IAS 8 được phát hành lại vào tháng 12 năm 2005 và áp dụng cho kỳ kế toán hàng năm bắt đầu từ 1 tháng 1 năm 2005.


ĐỊNH NGHĨA CHÍNH
  • Chính sách kế toán là các nguyên tắc, cơ sở, quy ước, quy tắc và thông lệ cụ thể được áp dụng bởi đơn vị trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính.
  • Thay đổi ước tính kế toán là sự điều chỉnh giá trị sổ sách của tài sản hoặc nợ phải trả, hoặc chi phí liên quan do đánh giá lại lợi ích dự kiến tương lai và các nghĩa vụ liên quan đến tài sản hoặc nợ phải trả đó.
  • Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế là các chuẩn mực và hướng dẫn giải thích được ban hành bởi Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB). Chúng bao gồm:
    • Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)
    • Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS)
    • Hướng dẫn giải thích chuẩn mực được phát triển bởi Ủy ban giải thích chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRIC) hoặc Ủy ban giải thích chuẩn mực (SIC) và được IASB phê duyệt.
  • Trọng yếu. Thông tin là trọng yếu nếu bỏ sót, sai sót hoặc che khuất thông tin đó có thể dự kiến cách hợp lý ​​sẽ ảnh hưởng đến các quyết định mà người sử dụng chính của báo cáo tài chính cho mục đích chung đưa ra dựa trên các báo cáo tài chính đó, các báo cáo này mang đến thông tin tài chính của một đơn vị báo cáo cụ thể.
  • Sai sót kỳ trước là thiếu sót và sai sót trong báo cáo tài chính của đơn vị trong một hoặc nhiều kỳ kế toán trước phát sinh từ việc không sử dụng hoặc sử dụng sai thông tin đáng tin cậy mà các thông tin này có sẵn và dự kiến thu thập được và được xem xét trong việc lập những báo cáo tài chính đó. Những sai sót này xuất phát từ lỗi tính toán, áp dụng sai các chính sách kế toán, bỏ quên hoặc giải thích sai sự thật và gian lận.

CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
Lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán

Khi một Chuẩn mực hoặc Giải thích áp dụng cụ thể cho một giao dịch, sự kiện hoặc điều kiện khác, thì chính sách kế toán hoặc các chính sách kế toán áp dụng cho khoản mục đó phải được xác định bằng cách áp dụng Chuẩn mực hoặc Giải thích đó và xem xét mọi Hướng dẫn thực hiện có liên quan do IASB ban hành cho Chuẩn mực hoặc Giải thích đó . [IAS 8,7]

Trong trường hợp không có Chuẩn mực hoặc Giải thích áp dụng cụ thể cho giao dịch, sự kiện hoặc điều kiện khác, thì ban quản lý phải sử dụng sự xét đoán của mình trong việc phát triển và áp dụng chính sách kế toán để tạo ra thông tin phù hợp và đáng tin cậy. [IAS 8.10]. Khi đưa ra xét đoán đó, ban quản lý phải tham khảo và xem xét khả năng áp dụng của các nguồn sau theo thứ tự giảm dần:

  • Các yêu cầu và hướng dẫn trong các chuẩn mực và các giải thích của IASB liên quan đến các vấn đề tương tự và liên quan; và
  • Các định nghĩa, tiêu chí ghi nhận và các khái niệm đo lường đối với tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí trong Bộ khung khái niệm. [IAS 8.11]

Ban quản lý cũng có thể xem xét các tuyên bố gần đây nhất của các cơ quan thiết lập chuẩn mực khác sử dụng bộ khung khái niệm tương tự để phát triển các chuẩn mực kế toán, tài liệu kế toán khác và các thông lệ ngành được chấp nhận, sao cho những điều này không mâu thuẫn với các nguồn được nêu trong đoạn 11 ở trên. [IAS 8,12]

Tính nhất quán của chính sách kế toán

Đơn vị sẽ lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán một cách nhất quán cho các giao dịch, các sự kiện và điều kiện khác tương tự, trừ khi Chuẩn mực hoặc Giải thích có yêu cầu cụ thể hoặc cho phép phân loại các khoản mục mà các chính sách khác nhau có thể phù hợp. Nếu Chuẩn mực hoặc Giải thích yêu cầu hoặc cho phép phân loại như vậy, một chính sách kế toán phù hợp sẽ được lựa chọn và áp dụng nhất quán cho từng phân loại. [IAS 8.13]

Thay đổi trong chính sách kế toán

Đơn vị chỉ được phép thay đổi chính sách kế toán nếu thay đổi:

  • Được yêu cầu bởi một chuẩn mục hoặc giải thích; hoặc
  • Làm cho báo cáo tài chính cung cấp thông tin đáng tin cậy và phù hợp hơn về ảnh hưởng của các giao dịch, các sự kiện hoặc điều kiện khác đối với tình hình tài chính, kết quả kinh doanh hoặc dòng tiền của đơn vị. [IAS 8.14]

Lưu ý rằng những thay đổi trong chính sách kế toán không bao gồm việc áp dụng chính sách kế toán cho một loại giao dịch hoặc sự kiện không xảy ra trước đây hoặc không trọng yếu. [IAS 8.16]

Nếu thay đổi trong chính sách kế toán được yêu cầu bởi một chuẩn mực hoặc giải thích IASB mới, thì sự thay đổi đó được xem xét theo yêu cầu của tuyên bố mới đó hoặc, nếu tuyên bố mới không bao gồm các điều khoản chuyển tiếp cụ thể, thì thay đổi trong chính sách kế toán sẽ được áp dụng hồi tố. [IAS 8.19]

Áp dụng hồi tố có nghĩa là điều chỉnh số dư đầu kỳ của từng khoản mục bị ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu trong kỳ kế toán trước sớm nhất được trình bày và các khoản mục so sánh khác được công bố cho mỗi kỳ kế toán trước được trình bày như thể chính sách kế toán mới luôn được áp dụng. [IAS 8.22]

  • Tuy nhiên, nếu không thể xác định được các ảnh hưởng cụ thể trong kỳ kế toán hoặc ảnh hưởng lũy kế của thay đổi đối với một hoặc nhiều kỳ kế toán trước đó, đơn vị sẽ áp dụng chính sách kế toán mới đối với giá trị sổ sách của tài sản và nợ phải trả tại đầu kỳ của kỳ kế toán sớm nhất mà áp dụng hồi tố có thể thực hiện được, có thể là kỳ kế toán hiện tại và sẽ điều chỉnh tương ứng với số dư đầu kỳ của từng khoản mục bị ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu đối với kỳ kế toán đó [IAS 8.24]
  • Ngoài ra, vào thời điểm đầu kỳ của kỳ kế toán hiện tại, nếu không thể xác định được ảnh hưởng lũy kế của việc áp dụng chính sách kế toán mới cho tất cả các kỳ kế toán trước đó, thì đơn vị sẽ điều chỉnh thông tin so sánh để áp dụng chính sách kế toán mới phi hồi tố từ ngày sớm nhất có thể thực hiện được [IAS 8.25]
Công bố liên quan đến thay đổi chính sách kế toán

Công bố liên quan đến những thay đổi trong chính sách kế toán do chuẩn mực hoặc giải thích mới bao gồm: [IAS 8.28]

  • Tiêu đề của chuẩn mực hoặc giải thích tạo ra thay đổi
  • Bản chất của sự thay đổi trong chính sách kế toán
  • Mô tả về các điều khoản chuyển tiếp, bao gồm cả những điều khoản có thể có ảnh hưởng đến các kỳ tương lai
  • Đối với kỳ kế toán hiện tại và mỗi kỳ kế toán trước đó đã được trình bày, trong phạm vi có thể thực hiện được, giá trị điều chỉnh:
    • Đối với mỗi khoản mục báo cáo tài chính bị ảnh hưởng và
    • Đối với thu nhập cơ bản và thu nhập pha loãng trên mỗi cổ phiếu (chỉ khi đơn vị áp dụng IAS 33)
  • Giá trị điều chỉnh liên quan đến các kỳ kế toán trước khi chúng được trình bày, trong phạm vi có thể thực hiện được
  • Nếu áp dụng hồi tố là không thể thực hiện được, một giải thích và mô tả về cách thay đổi chính sách kế toán sẽ được áp dụng.

Báo cáo tài chính của các kỳ kế toán tiếp theo không cần phải lặp lại những công bố này.

Công bố liên quan đến thay đổi tự nguyện trong chính sách kế toán bao gồm: [IAS 8.29]

  • Bản chất của sự thay đổi trong chính sách kế toán
  • Lý do tại sao việc áp dụng chính sách kế toán mới mang đến thông tin đáng tin cậy và phù hợp hơn
  • Đối với kỳ kế toán hiện tại và mỗi kỳ kế toán trước đã được trình bày, trong phạm vi có thể thực hiện được, giá trị điều chỉnh:
    • Đối với mỗi khoản mục báo cáo tài chính bị ảnh hưởng và
    • Đối với thu nhập cơ bản và thu nhập pha loãng trên mỗi cổ phiếu (chỉ khi đơn vị áp dụng IAS 33)
  • Giá trị điều chỉnh liên quan đến các kỳ kế toán trước khi chúng được trình bày, trong phạm vi có thể thực hiện được
  • Nếu áp dụng hồi tố là không thể thực hiện được, một giải thích và mô tả về cách thay đổi chính sách kế toán sẽ được áp dụng.

Báo cáo tài chính của các kỳ kế toán tiếp theo không cần phải lặp lại những công bố này.

Nếu đơn vị chưa áp dụng chuẩn mực hoặc giải thích mới đã được ban hành nhưng chưa có hiệu lực, thì đơn vị đó phải công bố sự thật đó và mọi thông tin có thể biết hoặc có thể ước tính một cách hợp lý để đánh giá tác động có thể có rằng tuyên bố mới sẽ được đưa ra trong năm nó được áp dụng. [IAS 8.30]


ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN
Thay đổi trong ước tính kế toán

Tác động của thay đổi trong ước tính kế toán sẽ được ghi nhận phi hồi tố bằng cách ghi nhận vào báo cáo lãi lỗ trong: [IAS 8.36]

  • Kỳ kế toán của thay đổi, nếu thay đổi chỉ ảnh hưởng đến kỳ kế toán đó, hoặc
  • Kỳ kế toán của thay đổi và các kỳ kế toán tương lai, nếu thay đổi ảnh hưởng đến cả hai.

Tuy nhiên, với mức độ thay đổi trong ước tính kế toán làm tăng những thay đổi trong tài sản và nợ phải trả, hoặc liên quan đến một khoản mục của vốn chủ sở hữu, thì nó được ghi nhận bằng cách điều chỉnh giá trị sổ sách của tài sản, nợ phải trả hoặc khoản mục vốn chủ sở hữu liên quan trong kỳ của thay đổi. [IAS 8,37]

Công bố liên quan đến thay đổi ước tính kế toán

Công bố:

  • Bản chất và giá trị của thay đổi trong ước tính kế toán có ảnh hưởng trong kỳ kế toán hiện tại hoặc dự kiến ​​sẽ có ảnh hưởng trong các kỳ kế toán tương lai
  • Nếu giá trị ảnh hưởng trong các kỳ kế toán tương lai không được công bố bởi vì việc ước tính là không thể thực hiện được, thì đơn vị sẽ công bố thực tế đó. [IAS 8,39-40]

SAI SÓT KẾ TOÁN

Nguyên tắc chung trong IAS 8 là đơn vị phải điều chỉnh hồi tố tất cả các sai sót trọng yếu của các kỳ kế toán trước trong bộ báo cáo tài chính đầu tiên được phê duyệt để phát hành sau khi phát hiện bằng cách: [IAS 8.42]

  • Trình bày lại giá trị so sánh cho (các) kỳ kế toán trước đã được trình bày mà ở đó sai sót đã xảy ra; hoặc
  • Nếu sai sót đã xảy ra trước khi kỳ kế toán sớm nhất đã được trình bày, thì trình bày lại số dư đầu kỳ của tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đối với kỳ kế toán sớm nhất đã được trình bày đó.

Tuy nhiên, nếu không thể xác định được các tác động cụ thể trong kỳ của sai sót đối với thông tin so sánh của một hoặc nhiều kỳ kế toán trước đó đã được trình bày, thì đơn vị phải trình bày lại số dư đầu kỳ của tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cho kỳ kế toán sớm nhất mà ở đó công bố lại bằng áp dụng hồi tố là có thể thực hiện được (có thể là kỳ kế toán hiện tại). [IAS 8.44]

Hơn nữa, tại thời điểm đầu kỳ kế toán hiện tại, nếu không thể xác định được ảnh hưởng lũy kế của sai sót đối với tất cả các kỳ kế toán trước đó, thì đơn vị phải trình bày lại thông tin so sánh để điều chỉnh phi hồi tố sai sót từ ngày sớm nhất có thể thực hiện được. [IAS 8.49]

Công bố liên quan đến sai sót trong kỳ kế toán trước

Công bố liên quan đến các sai sót của kỳ kế toán trước bao gồm: [IAS 8.49]

  • Bản chất sai sót của kỳ kế toán trước
  • Đối với mỗi kỳ kế toán trước đã được trình bày, trong phạm vi có thể thực hiện được, giá trị điều chỉnh sai sót:
    • Đối với mỗi khoản mục báo cáo tài chính bị ảnh hưởng và
    • Đối với thu nhập cơ bản và thu nhập pha loãng trên mỗi cổ phiếu (chỉ khi đơn vị áp dụng IAS 33)
  • Giá trị điều chỉnh sai sót tại đầu kỳ của kỳ kế toán sớm nhất đã được trình bày.
  • nếu công bố lại bằng áp dụng hồi tố là không thể thực hiện được, thì cần một giải thích và mô tả về cách thức sai sót được điều chỉnh

Báo cáo tài chính của các kỳ kế toán tiếp theo không cần lặp lại các công bố này.

TÓM TẮT NỘI DUNG IAS 10
TỔNG QUAN

IAS 10 Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ báo cáo chứa các yêu cầu đối với các sự kiện phát sinh sau khi kết thúc kỳ báo cáo phải được điều chỉnh trong báo cáo tài chính.

Các sự kiện cần điều chỉnh là các sự kiện mang đến bằng chứng về các điều kiện tồn tại vào ngày kết thúc kỳ báo cáo, trong khi các sự kiện không cần điều chỉnh cho thấy các điều kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ báo cáo (sau đó được công bố là trọng yếu).

IAS 10 được phát hành lại vào tháng 12 năm 2003 và áp dụng cho kỳ báo cáo hằng năm bắt đầu từ  ngày 1 tháng 1 năm 2005


ĐỊNH NGHĨA CHÍNH

Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ báo cáo: Một sự kiện, có thể thuận lợi hoặc không thuận lợi, phát sinh giữa ngày kết thúc kỳ báo cáo và ngày báo cáo tài chính được phê duyệt phát hành. [IAS 10.3]

Sự kiện cần điều chỉnh: sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ báo cáo mà cung cấp thêm bằng chứng về các điều kiện tồn tại vào ngày kết thúc kỳ báo cáo, bao gồm cả sự kiện chỉ ra rằng giả định hoạt động liên tục liên quan đến toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp là không còn phù hợp. [IAS 10.3]

Sự kiện không cần điều chỉnh: sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ báo cáo mà cho thấy điều kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ báo cáo. [IAS 10.3]


KẾ TOÁN CHO CÁC SỰ KIỆN PHÁT SINH SAU NGÀY KẾT THÚC KỲ BÁO CÁO
  • Điều chỉnh báo cáo tài chính đối với các sự kiện cần điều chỉnh - các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc bảng cân đối kế toán cung cấp thêm bằng chứng về các điều kiện tồn tại vào ngày kết thúc kỳ báo cáo, bao gồm cả sự kiện chỉ ra rằng giả định hoạt động liên tục liên quan đến toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp là không còn phù hợp [IAS 10.8]
  • Không điều chỉnh báo cáo tài chính đối với các sự kiện không cần điều chỉnh - các sự kiện hoặc điều kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ báo cáo. [IAS 10.10]
  • Nếu đơn vị tuyên bố cổ tức sau ngày kết thúc kỳ báo cáo, thì đơn vị đó sẽ không ghi nhận khoản cổ tức đó là một khoản nợ phải trả vào ngày kết thúc kỳ báo cáo. Đó là sự kiện không điều chỉnh. [IAS 10.12]

VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC

Đơn vị sẽ không lập báo cáo tài chính trên cơ sở hoạt động liên tục nếu ban quản lý xác định sau ngày kết thúc kỳ báo cáo rằng họ dự định ngừng hoạt động đơn vị hoặc ngừng giao dịch, hoặc không có giải pháp thay thế thực tế nào ngoài việc thực hiện điều đó.. [IAS 10.14]


CÔNG BỐ

Các sự kiện không cần điều chỉnh nên được công bố nếu chúng có tầm quan trọng đến mức nếu không công bố sẽ ảnh hưởng đến khả năng của người sử dụng trong việc đưa ra các đánh giá và quyết định đúng đắn. Công bố bắt buộc bao gồm (a) bản chất của sự kiện và (b) ước tính ảnh hưởng tài chính của nó hoặc tuyên bố rằng ước tính hợp lý về ảnh hưởng không thể thực hiện được. [IAS 10.21]

Một công ty nên cập nhật các công bố liên quan đến các điều kiện tồn tại vào ngày kết thúc kỳ báo cáo để phản ánh mọi thông tin mới mà nó nhận được sau ngày kết thúc kỳ báo cáo về các điều kiện đó. [IAS 10.19]

Các công ty phải công bố ngày mà báo cáo tài chính được phê duyệt phát hành và người phê duyệt. Nếu chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc những người khác có quyền sửa đổi báo cáo tài chính sau khi phát hành, thì doanh nghiệp phải công bố thực tế đó. [IAS 10.17]

TÓM TẮT NỘI DUNG IAS 12
TỔNG QUAN

IAS 12 Thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện "phương pháp bảng cân đối kế toán toàn diện" để kế toán cho thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi nhận cả ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các giao dịch và sự kiện và ảnh hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp tương lai của các khoản thu hồi hoặc thanh toán trong tương lai theo giá trị ghi sổ tài sản và nợ phải trả của đơn vị.

Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và cơ sở tính thuế của tài sản và nợ phải trả, và các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế được chuyển tiếp, được ghi nhận với các trường hợp ngoại lệ, như thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả hoặc tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại, sau đó sử dụng phương pháp thực nghiệm 'lợi nhuận có khả năng cao xảy ra' .

IAS 12 được phát hành lại vào tháng 10 năm 1996 và được áp dụng cho kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 1998.

MỤC TIÊU CỦA IAS 12

Mục tiêu của IAS 12 (1996) là quy định cách xử lý kế toán cho thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi đáp ứng mục tiêu này, IAS 12 lưu ý như sau:

  • Nguyên tắc trong việc ghi nhận tài sản hoặc nợ phải trả là tài sản hoặc nợ phải trả đó sẽ được thu hồi hoặc thanh toán, và việc thu hồi hoặc thanh toán này có thể làm ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai, cần được ghi nhận cùng lúc với tài sản hoặc nợ phải trả
  • Đơn vị phải hạch toán kế toán cho các ảnh hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp của các giao dịch và các sự kiện khác theo cùng một cách như hạch toán kế toán cho chính các giao dịch hoặc các sự kiện khác đó.
ĐỊNH NGHĨA CHÍNH

 

Cơ sở tính thuế Cơ sở tính thuế của tài sản hoặc nợ phải trả là giá trị tính cho tài sản hoặc nợ phải trả cho mục đích tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chênh lệch tạm thời Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản hoặc nợ phải trả trong báo cáo tình hình tài chính và cơ sở tính thuế của tài sản hoặc nợ phải trả.
Chênh lệch tạm thời chịu thuế Chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản phải chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế (lỗ tính thuế) trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hoặc thanh toán.
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ Chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế (lỗ tính thuế) trong tương lai khi giá trị ghi sổ của tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hoặc thanh toán.
Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong các kỳ tương lai liên quan đến chênh lệch tạm thời chịu thuế.
Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Số thuế thu nhập doanh nghiệp có thể thu hồi trong các kỳ tương lai liên quan đến:

a.       Chênh lệch tạm thời được khấu trừ

b.      Chuyển tiếp các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng

c.       Chuyển tiếp các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng

 

 

THUẾ THU NHẬP HIỆN HÀNH

Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành cho kỳ hiện tại và các kỳ trước được ghi nhận là nợ phải trả bao gồm các khoản chưa được thanh toán và được ghi nhận là tài sản với giá trị tương ứng với số tiền đã trả cao hơn so với số tiền phải trả . [IAS 12.12] Lợi ích của khoản lỗ tính thuế được sử dụng để bù vào thuế thu nhập hiện hành của kỳ trước, được ghi nhận là tài sản. [IAS 12.13]

Tài sản thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hiện hành phải trả được đo lường theo giá trị dự kiến ​​sẽ thanh toán cho (thu hồi từ) cơ quan thuế, sử dụng thuế suất của luật đã có hiệu lực hoặc thực chất đã có hiệu lực vào ngày kết thúc kỳ kế toán. [IAS 12,46]

TÍNH THUẾ THU NHẬP HOÃN LẠI
Công thức

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả được tính bằng công thức sau:

Chênh lệch tạm thời  = Giá trị ghi sổ  - Cơ sở tính thuế
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả  = Chênh lệch tạm thời  x Thuế suất

 

Công thức sau sử dụng để tính thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ lỗ tính thuế chưa sử dụng hoặc ưu đãi thuế chưa sử dụng:

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại  = Lỗ tính thuế chưa sử dụng hoặc ưu đãi thuế chưa sử dụng  x Thuế suất

 

Cơ sở tính thuế

Cơ sở tính thuế của một khoản mục là rất quan trọng trong việc xác định giá trị của mọi khoản chênh lệch tạm thời và thể hiện một cách hiệu quả giá trị mà tài sản hoặc nợ phải trả sẽ được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán dựa trên cơ sở thuế. IAS 12 cung cấp các hướng dẫn sau về xác định cơ sở tính thuế:

  • Tài sản. Cơ sở tính thuế của tài sản là giá trị sẽ được khấu trừ vào lợi ích kinh tế chịu thuế nhận được từ việc thu hồi giá trị ghi sổ của tài sản. Trường hợp thu hồi tài sản mà không có ảnh hưởng thuế, thì cơ sở tính thuế bằng với giá trị ghi sổ. [IAS 12.7]
  • Doanh thu nhận trước. Cơ sở tính thuế của nợ phải trả được ghi nhận là giá trị ghi sổ, trừ đi doanh thu không phải chịu thuế trong các kỳ tương lai [IAS 12.8]
  • Nợ phải trả khác. Cơ sở tính thuế của nợ phải trả là giá trị ghi sổ, trừ đi mọi khoản sẽ được khấu trừ cho các mục đích thuế liên quan đến nợ phải trả đó trong các kỳ tương lai [IAS 12.8]
  • Các khoản mục không được ghi nhận. Nếu các khoản mục có cơ sở tính thuế nhưng không được ghi nhận trong báo cáo tình hình tài chính, thì giá trị ghi sổ bằng 0 [IAS 12.9]
  • Cơ sở tính thuế không rõ ràng. Nếu cơ sở tính thuế của một khoản mục không rõ ràng ngay lúc đó, thì cơ sở tính thuế phải được xác định một cách hiệu quả để đảm bảo ảnh hưởng thuế trong tương lai của việc thu hồi hoặc thanh toán cho khoản mục được ghi nhận là số thuế thu nhập hoãn lại [IAS 12.10]
  • Báo cáo tài chính hợp nhất. Trong báo cáo tài chính hợp nhất, giá trị ghi sổ trong báo cáo tài chính hợp nhất được sử dụng và các cơ sở tính thuế được xác định bằng cách tham chiếu đến mọi tờ khai thuế hợp nhất (hoặc nói cách khác là tham chiếu đến từng tờ khai thuế của từng đơn vị trong tập đoàn). [IAS 12.11]

 

Ví dụ

Việc xác định cơ sở tính thuế sẽ phụ thuộc vào luật thuế hiện hành và kỳ vọng của đơn vị đối với việc thu hồi và thanh toán tài sản và nợ phải trả. Sau đây là một số ví dụ cơ bản:

  • Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị. Cơ sở tính thuế của bất động sản, nhà xưởng và thiết bị được khấu hao cho mục đích thuế được sử dụng trong hoạt động kinh doanh của đơn vị là khấu hao theo thuế còn lại, được phép khấu trừ trong các kỳ tương lai
  • Các khoản phải thu. Nếu nhận được thanh toán cho các khoản phải thu không có ảnh hưởng về thuế, thì cơ sở tính thuế của nó bằng giá trị ghi sổ
  • Lợi thế thương mại. Nếu lợi thế thương mại không được ghi nhận cho mục đích thuế, thì cơ sở tính thuế của nó bằng không (không có khoản khấu trừ)
  • Doanh thu nhận trước. Nếu doanh thu nhận trước bị đánh thuế nhưng hoãn lại cho mục đích kế toán, thì cơ sở tính thuế của nợ phải trả bằng giá trị ghi sổ (vì không có giá trị chịu thuế trong tương lai). Ngược lại, nếu doanh thu được ghi nhận cho mục đích thuế khi nhận được hàng hóa hoặc dịch vụ, thì cơ sở tính thuế sẽ bằng không
  • Cho vay. Nếu không có ảnh hưởng thuế từ việc hoàn trả khoản vay, thì cơ sở tính thuế của khoản vay bằng giá trị ghi sổ. Nếu khoản hoàn trả có ảnh hưởng về thuế (ví dụ: số tiền chịu thuế hoặc các khoản khấu trừ khi hoàn trả các khoản vay bằng ngoại tệ được ghi nhận cho mục đích thuế theo tỷ giá hối đoái vào ngày khoản vay được giải ngân), thì ảnh hưởng thuế của khoản hoàn trả nợ vay tại giá trị ghi sổ sẽ được điều chỉnh vào giá trị ghi sổ để xác định cơ sở tính thuế (trong trường hợp khoản vay ngoại tệ nói trên dẫn đến cơ sở tính thuế của khoản vay được xác định bằng cách tham khảo tỷ giá hối đoái vào ngày giải ngân)

 

GHI NHẬN VÀ ĐO LƯỜNG THUẾ THU NHẬP HOÃN LẠI
Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả

Nguyên tắc chung trong IAS 12 là thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả được ghi nhận đối với tất cả các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế. Có ba trường hợp ngoại lệ đối với yêu cầu ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả, như sau:

  • Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban đầu lợi thế thương mại [IAS 12.15 (a)]
  • Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ việc ghi nhận ban đầu một tài sản/nợ phải trả trong giao dịch không thuộc trường hợp hợp nhất kinh doanh, mà tại thời điểm giao dịch, không ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc thu nhập chịu thuế [IAS 12.15 (b)]
  • Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ chênh lệch tạm thời liên quan đến đầu tư vào các công ty con, chi nhánh và công ty liên kết và lợi ích trong các thỏa thuận chung, nhưng chỉ ở mức độ mà đơn vị có thể kiểm soát thời gian hoàn nhập chênh lệch và có khả năng hoàn nhập sẽ không xảy ra trong tương lai gần. [IAS 12,39]

 

Ví dụ

Đơn vị đã thực hiện một hợp nhất kinh doanh dẫn đến việc ghi nhận lợi thế thương mại theo IFRS 3 Hợp nhất kinh doanh. Lợi thế thương mại không được khấu hao theo thuế hoặc ngược lại được ghi nhận cho các mục đích thuế.

Vì không có các khoản khấu trừ thuế trong tương lai đối với lợi thế thương mại, nên cơ sở tính thuế bằng không. Theo đó, chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh đối với toàn bộ giá trị ghi sổ của lợi thế thương mại. Tuy nhiên, chênh lệch tạm thời chịu thuế không dẫn đến việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả bởi vì việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ lợi thế thương mại thuộc trường hợp ngoại lệ.

 

Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận cho các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng, với mức độ có khả năng cho thấy thu nhập chịu thuế sẽ có sẵn để chênh lệch tạm thời được khấu trừ có thể được sử dụng, trừ khi tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ: [ IAS 12.24]

  • Ghi nhận ban đầu một tài sản hoặc nợ phải trả trong giao dịch không thuộc trường hợp hợp nhất kinh doanh, mà tại thời điểm giao dịch, không ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc thu nhập chịu thuế.

 

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại đối với các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh từ các khoản đầu tư vào các công ty con, chi nhánh và công ty liên kết và lợi ích trong các thỏa thuận chung, chỉ được ghi nhận ở mức độ có khả năng cho thấy chênh lệch tạm thời sẽ hoàn nhập trong tương lai gần và thu nhập chịu thuế có sẵn để chênh lệch tạm thời sẽ được sử dụng. [IAS 12,44]

Giá trị ghi sổ của tài sản thuế thu nhập hoãn lại được xem xét lại vào cuối mỗi kỳ báo cáo và giảm đến mức không còn khả năng cho thấy thu nhập chịu thuế đủ để cho phép lợi ích của một phần hoặc toàn bộ tài sản thuế thu nhập hoãn lại đó được sử dụng. Sau đó, mọi khoản giảm như vậy được hoàn nhập đến mức có thể có khả năng cho thấy đủ thu nhập chịu thuế. [IAS 12.37]

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận cho khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng được chuyển tiếp sang hoặc ưu đãi thuế chưa sử dụng nếu và chỉ nếu, nó được coi là có thể có đủ thu nhập chịu thuế trong tương lai mà ở đó lỗ tính thuế hoặc ưu đãi thuế chuyển tiếp sang có thể được sử dụng. [IAS 12.34]

Đo lường thuế thu nhập hoãn lại

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả được tính theo thuế suất dự kiến ​​sẽ áp dụng cho kỳ mà tài sản được thực hiện hoặc nợ phải trả được thanh toán, dựa trên thuế suất của luật có hiệu lực hoặc thực chất có hiệu lực vào ngày kết thúc kỳ kế toán . [IAS 12.47] Đo lường phản ánh kỳ vọng của đơn vị, vào ngày kết thúc kỳ kế toán, theo cách thức mà giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả sẽ được thu hồi hoặc thanh toán. [IAS 12,51]

IAS 12 cung cấp hướng dẫn sau đây về đo lường thuế thu nhập hoãn lại:

  • Trường hợp thuế suất hoặc cơ sở tính thuế bị ảnh hưởng bởi cách thức đơn vị thu hồi tài sản hoặc thanh toán các khoản nợ phải trả (ví dụ: tài sản được bán hay sử dụng), việc đo lường thuế thu nhập hoãn lại phù hợp với cách thức mà tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán [IAS 12.51A]
  • Trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ tài sản không được khấu hao được định giá lại (ví dụ: đất được định giá lại), thì thuế thu nhập hoãn lại phản ánh ảnh hưởng thuế của việc bán tài sản đó [IAS 12.51B]
  • Thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ bất động sản đầu tư được đo lường theo giá trị hợp lý theo IAS 40 Bất động sản đầu tư phản ánh giả định bác bỏ rằng bất động sản đầu tư sẽ được thu hồi thông qua bán [IAS 12.51C-51D]
  • Nếu cổ tức được trả cho các cổ đông và điều này làm cho thuế thu nhập phải nộp ở mức cao hơn hoặc thấp hơn, hoặc đơn vị thanh toán thuế bổ sung hoặc nhận tiền thuế hoàn lại, thì thuế thu nhập hoãn lại được đo lường bằng thuế suất áp dụng cho lợi nhuận chưa phân phối [IAS 12.52A ]

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả không thể được chiết khấu. [IAS 12,53]

GHI NHẬN SỐ THUẾ THU NHẬP TRONG KỲ
Số thuế thu nhập được ghi nhận

Công thức sau đây tóm tắt số thuế được ghi nhận trong kỳ kế toán:

Thuế được ghi nhận trong kỳ  = Thuế hiện hành trong kỳ  + Biến động trong số dư thuế thu nhập hoãn lại trong kỳ
Khoản mục để ghi nhận thuế thu nhập trong kỳ

Phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của IAS 12, ảnh hưởng thuế của các giao dịch và các sự kiện khác được ghi nhận theo cùng một phương pháp với các khoản mục mà phát sinh ảnh hưởng thuế đó. Theo đó, thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí và được bao gồm trong báo cáo lãi lỗ trong kỳ, ngoại trừ thuế phát sinh từ: [IAS 12.58]

  • Các giao dịch hoặc sự kiện được ghi nhận bên ngoài báo cáo lãi lỗ (thu nhập toàn diện khác hoặc vốn chủ sở hữu) - trong trường hợp đó, số thuế liên quan cũng được ghi nhận bên ngoài báo cáo lãi lỗ [IAS 12.61A]
  • Hợp nhất kinh doanh – trường hợp này số thuế được ghi nhận là tài sản hoặc nợ phải trả xác định tại ngày mua, và theo đó có hiệu lực trong việc xác định lợi thế thương mại khi áp dụng IFRS 3 Hợp nhất kinh doanh. [IAS 12.66]

 

Ví dụ

Đơn vị thực hiện tăng vốn và phát sinh chi phí gia tăng liên quan trực tiếp đến giao dịch vốn cổ phần, bao gồm phí theo quy định, chi phí pháp lý và tem thuế. Theo các yêu cầu của IAS 32 Công cụ tài chính: Trình bày, các chi phí này được tính như một khoản khấu trừ từ vốn chủ sở hữu.

Giả sử rằng các chi phí phát sinh được khấu trừ ngay lập tức cho mục đích thuế, làm giảm số thuế hiện hành phải trả trong kỳ. Khi lợi ích thuế của các khoản khấu trừ này được ghi nhận, thì số thuế hiện hành liên quan đến các chi phí giao dịch vốn cổ phần được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu, phù hợp với cách xử lý các chi phí này.

 

IAS 12 cung cấp hướng dẫn bổ sung sau đây về việc ghi nhận thuế thu nhập trong kỳ:

  • Trường hợp khó xác định số thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến các khoản mục được ghi nhận bên ngoài báo cáo lãi lỗ (ví dụ: trong đó có thuế suất hoặc thuế thu nhập lũy tiến), thì số thuế thu nhập được ghi nhận bên ngoài báo cáo lãi lỗ được xác định theo mức phân bổ hợp lý hoặc sử dụng phương pháp khác phù hợp hơn [IAS 12.63]
  • Trong trường hợp việc thanh toán cổ tức tác động đến thuế suất hoặc số thuế phải nộp hoặc số thuế hoàn lại, thì ảnh hưởng thuế thu nhập của cổ tức được xem là liên kết trực tiếp hơn với các giao dịch hoặc sự kiện trong quá khứ và do đó được ghi nhận vào báo cáo lãi lỗ, trừ khi giao dịch hoặc sự kiện quá khứ được ghi nhận bên ngoài báo cáo lãi lỗ [IAS 12.52B]
  • Tác động của hợp nhất kinh doanh đối với việc ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trước khi hợp nhất, không được bao gồm trong việc xác định lợi thế thương mại như là một phần của hợp nhất kinh doanh, nhưng được ghi nhận riêng biệt [IAS 12,68]
  • Việc ghi nhận các lợi ích thuế thu nhập hoãn lại có được sau khi hợp nhất kinh doanh được xử lý bằng cách điều chỉnh 'thời gian đo lường' (xem IFRS 3 Hợp nhất kinh doanh) nếu chúng đủ điều kiện cho cách xử lý đó, hoặc nếu không thì được ghi nhận vào báo cáo lãi lỗ [IAS 12,68]
  • Lợi ích thuế của các giao dịch thanh toán trên cơ sở cổ phiếu được thanh toán bằng công cụ vốn mà vượt quá chi phí thù lao lũy kế chịu thuế được xem là liên quan đến khoản mục vốn chủ sở hữu và được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu. [IAS 12,68C]
TRÌNH BÀY

Tài sản thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hiện hành phải trả chỉ có thể được bù trừ trong báo cáo tình hình tài chính nếu đơn vị có quyền hợp pháp và có dự định thanh toán trên cơ sở tiền thuần. [IAS 12.71]

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả chỉ có thể được bù trừ trong báo cáo tình hình tài chính nếu đơn vị có quyền hợp pháp thanh toán số thuế hiện hành trên cơ sở tiền thuần và số thuế hoãn lại được đánh thuế bởi cùng một cơ quan thuế trên cùng một đơn vị hoặc các đơn vị khác nhau mà có dự định thu hồi tài sản và thanh toán nợ phải trả cùng một lúc. [IAS 12.74]

Chi phí thuế (hoặc thu nhập) liên quan đến báo cáo lãi lỗ được yêu cầu phải được trình bày trong (các) báo cáo lãi lỗ và thu nhập toàn diện khác. [IAS 12.77]

Tác động thuế của các khoản mục bao gồm trong thu nhập toàn diện khác có thể được trình bày bằng giá trị thuần cho từng khoản mục hoặc các khoản mục có thể được trình bày bằng giá trị trước thuế kèm với tổng số thuế thu nhập cho các nhóm khoản mục (phân bổ giữa các khoản mục được và không được phân loại lại trong báo cáo lãi lỗ trong các kỳ tiếp theo). [IAS 1.91]

CÔNG BỐ

IAS 12.80 yêu cầu các công bố sau:

  • Các thành phần chính của chi phí thuế thu nhập (thu nhập thuế) [IAS 12,79] Ví dụ bao gồm:
    • Chi phí thuế thu nhập hiện hành (thu nhập)
    • Mọi điều chỉnh thuế của các kỳ trước
    • Chi phí thuế thu nhập hoãn lại (thu nhập) liên quan đến giá trị gốc và hoàn nhập chênh lệch tạm thời
    • Chi phí thuế thu nhập hoãn lại (thu nhập) liên quan đến thay đổi thuế suất hoặc áp thuế mới
    • Lợi ích phát sinh từ lỗ tính thuế chưa được ghi nhận trước đây, ưu đãi thuế hoặc chênh lệch tạm thời của kỳ trước
    • Ghi giảm hoặc hoàn nhập ghi giảm trước đó của tài sản thuế thu nhập hoãn lại
    • Chi phí thuế thu nhập (thu nhập) liên quan đến thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh sai sót kế toán

IAS 12.81 yêu cầu các công bố sau:

  • Tổng số thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến các khoản mục được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu
  • Thuế thu nhập liên quan đến từng thành phần của thu nhập toàn diện khác
  • Giải thích về mối quan hệ giữa chi phí thuế thu nhập (thu nhập) và thuế dự kiến ​​bằng cách áp dụng thuế suất hiện hành cho lãi lỗ kế toán (điều này có thể được trình bày dưới dạng đối chiếu số tiền thuế hoặc đối chiếu thuế suất)
  • Thay đổi về thuế suất
  • Giá trị và các chi tiết khác về chênh lệch tạm thời được khấu trừ, lỗ tính thuế chưa sử dụng và ưu đãi thuế chưa sử dụng
  • Chênh lệch tạm thời liên quan đến đầu tư vào các công ty con, chi nhánh và công ty liên kết và lợi ích trong các thỏa thuận chung
  • Đối với mỗi loại chênh lệch tạm thời và lỗ tính thuế chưa sử dụng và ưu đãi chưa sử dụng, thì giá trị của tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận trong báo cáo tình hình tài chính và thu nhập thuế hoãn lại hoặc chi phí thuế hoãn lại được ghi nhận trong báo cáo lãi lỗ
  • Thuế liên quan đến các hoạt động không tiếp tục
  • Ảnh hưởng thuế của cổ tức được tuyên bố sau khi kết thúc kỳ kế toán
  • Thông tin về tác động của hợp nhất kinh doanh đối với tài sản thuế thu nhập hoãn lại của bên mua
  • Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại của bên bị mua sau ngày mua.

 

Công bố cần thiết khác:

  • Chi tiết về tài sản thuế thu nhập hoãn lại [IAS 12.82]
  • Ảnh hưởng thuế của các khoản thanh toán cổ tức trong tương lai. [IAS 12.82A]

Ngoài các công bố theo yêu cầu của IAS 12, một số công bố liên quan đến thuế thu nhập được yêu cầu trong IAS 1 Trình bày báo cáo tài chính, như sau:

  • Công bố trên báo cáo tình hình tài chính về tài sản thuế thu nhập hiện hành, thuế thu nhập hiện hành phải trả, tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả [IAS 1.54 (n) và (o)]

Công bố chi phí thuế thu nhập (thu nhập thuế) trong phần lãi lỗ của báo cáo lãi lỗ và thu nhập toàn diện khác (hoặc báo cáo riêng nếu được trình bày). [IAS 1,82 (d)]

TÓM TẮT NỘI DUNG IAS 16
TỔNG QUAN

IAS 16 Bất động sản, Nhà xưởng và Thiết bị mô tả cách xử lý kế toán cho hầu hết các loại bất động sản, nhà xưởng và thiết bị. Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị được đo lường ban đầu theo nguyên giá, sau đó được đo lường bằng cách sử dụng mô hình chi phí hoặc mô hình đánh giá lại và được khấu hao với giá trị khấu hao được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.

IAS 16 được phát hành lại vào tháng 12 năm 2003 và áp dụng cho kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2005.

MỤC TIÊU

Mục tiêu của IAS 16 là quy định việc xử lý kế toán đối với bất động sản, nhà xưởng và thiết bị. Các vấn đề chính bao gồm ghi nhận tài sản, xác định giá trị ghi sổ, và chi phí khấu hao và lỗ do suy giảm giá trị được ghi nhận liên quan đến các tài sản đó.

PHẠM VI

IAS 16 áp dụng kế toán đối với bất động sản, nhà xưởng và thiết bị, trừ trường hợp có chuẩn mực khác yêu cầu hoặc cho phép xử lý kế toán khác, ví dụ:

  • Tài sản được phân loại là nắm giữ để bán theo IFRS 5 Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và các hoạt động không tiếp tục
  • Tài sản sinh học liên quan đến hoạt động nông nghiệp trong IAS 41 Nông nghiệp
  • Tài sản phát sinh từ hoạt động thăm dò và đánh giá được ghi nhận theo IFRS 6 Thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản
  • Quyền liên quan đến khoáng sản và trữ lượng khoáng sản như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và các tài nguyên không tái tạo tương tự.

Chuẩn mực này áp dụng đối với bất động sản, nhà xưởng và thiết bị được sử dụng để phát triển hoặc duy trì ba loại tài sản cuối cùng ở phần trên. [IAS 16.3]

Mô hình chi phí trong IAS 16 này cũng áp dụng cho bất động sản đầu tư được sử dụng trong mô hình chi phí trong IAS 40 Bất động sản đầu tư. [IAS 16.5]

Chuẩn mực áp dụng cho cây trồng lâu năm cho sản phẩm, nhưng không áp dụng cho việc sản xuất trên cây trồng lâu năm cho sản phẩm

GHI NHẬN

Các khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị được ghi nhận là tài sản khi và chỉ khi: [IAS 16.7]

  • Có khả năng mang đến lợi ích kinh tế trong tương lai cho đơn vị liên quan đến tài sản đó
  • Nguyên giá tài sản có thể đo lường một cách đáng tin cậy.

 

Nguyên tắc ghi nhận nguyên giá này được áp dụng cho tất cả các chi phí của bất động sản, nhà xưởng và thiết bị tại thời điểm chúng phát sinh. Những chi phí này bao gồm chi phí phát sinh ban đầu để có được hoặc xây dựng bất động sản, nhà xưởng và thiết bị và chi phí phát sinh sau đó để thêm vào, thay thế một phần hoặc để phục vụ tài sản.

IAS 16 không quy định đơn vị đo lường đối với việc ghi nhận - những gì cấu thành nên một khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị. [IAS 16.9] Tuy nhiên, lưu ý rằng nếu mô hình chi phí được sử dụng (xem bên dưới) mà mỗi phần của một khoản mục tài sản, nhà máy và thiết bị có nguyên giá đáng kể so với tổng nguyên giá của khoản mục đó, thì phải được khấu hao riêng . [IAS 16,43]

IAS 16 nhận ra rằng các bộ phận của một số khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị có thể cần thay thế đều đặn. Giá trị ghi sổ của khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị sẽ bao gồm chi phí thay thế bộ phận của khoản mục đó khi chi phí đó phát sinh nếu đáp ứng các tiêu chí ghi nhận (lợi ích trong tương lai và độ tin cậy đo lường). Giá trị ghi sổ của các bộ phận bị thay thế được dừng ghi nhận theo điều khoản dừng ghi nhận của IAS 16.67-72. [IAS 16.13]

Ngoài ra, việc tiếp tục vận hành một khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị (ví dụ: máy bay) có thể yêu cầu kiểm tra chính thường xuyên đối với các lỗi bất kể các bộ phận của khoản mục đó có bị thay thế hay không. Khi mỗi lần kiểm tra chính được thực hiện, chi phí của nó được ghi nhận vào giá trị ghi sổ của bất động sản, nhà xưởng và thiết bị như một sự thay thế nếu các tiêu chí ghi nhận được thỏa mãn.

Nếu cần thiết, chi phí ước tính của lần kiểm tra tương tự trong tương lai có thể được sử dụng như một dấu hiệu cho biết cấu thành chi phí của thành phần kiểm tra hiện tại khi khoản mục được mua hoặc được xây dựng. [IAS 16,14]

ĐO LƯỜNG BAN ĐẦU

Một khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị được ghi nhận ban đầu theo nguyên giá. [IAS 16.15] Nguyên giá bao gồm tất cả các chi phí cần thiết để đưa tài sản đến điều kiện hoạt động vì mục đích sử dụng của tài sản.

Các chi phí này sẽ bao gồm không chỉ giá mua ban đầu mà còn bao gồm chi phí cho việc chuẩn bị, giao hàng và xử lý hàng, lắp đặt, phí chuyên môn liên quan cho kiến ​​trúc sư và kỹ sư, và chi phí ước tính cho việc tháo dỡ và di dời tài sản và khôi phục mặt bằng (xem IAS 37 Dự phòng, Nợ phải trả tiềm tàng và Tài sản tiềm tàng). [IAS 16.16-17]

Tiền thu được từ việc bán các khoản mục được sản xuất trong khi đưa một khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị đến địa điểm và điều kiện cần thiết để nó có thể hoạt động theo cách mà ban quản lý dự định, thì không được khấu trừ vào nguyên giá của khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị, nhưng được ghi nhận vào báo cáo lãi lỗ. [IAS 16.20A]

Nếu việc thanh toán cho một khoản mục bất động sản, nhà máy và thiết bị bị hoãn lại, thì lãi suất theo tỷ lệ lãi suất thị trường phải được ghi nhận hoặc bị từ chối. [IAS 16,23]

Nếu một tài sản có được từ trao đổi với một tài sản khác (dù tương tự hay không tương tự về bản chất), thì nguyên giá sẽ được đo lường theo giá trị hợp lý trừ khi (a) giao dịch trao đổi thiếu bản chất thương mại hoặc (b) giá trị hợp lý của cả tài sản nhận được và tài sản mang trao đổi đều được đo lường không đáng tin cậy.

Nếu khoản mục tài sản nhận được không được đo lường theo giá trị hợp lý, thì nguyên giá của nó được đo lường theo giá trị ghi sổ của tài sản mang trao đổi. [IAS 16.24]

ĐO LƯỜNG SAU GHI NHẬN BAN ĐẦU

IAS 16 cho phép hai mô hình kế toán:

  • Mô hình chi phí. Tài sản được phản ánh theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế và suy giảm giá trị tài sản. [IAS 16.30]
  • Mô hình đánh giá lại. Tài sản được phản ánh theo giá trị đánh giá lại, là giá trị hợp lý tại ngày đánh giá lại trừ đi khấu hao và suy giảm giá trị tài sản sau ngày đánh giá lại, với điều kiện là giá trị hợp lý có thể được đo lường một cách đáng tin cậy. [IAS 16.31]

 

MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ LẠI

Theo mô hình đánh giá lại, việc đánh giá lại phải được thực hiện thường xuyên, để giá trị ghi sổ của tài sản không khác biệt trọng yếu so với giá trị hợp lý của tài sản tại ngày bảng cân đối kế toán. [IAS 16.31]

Nếu một khoản mục tài sản được đánh giá lại, thì toàn bộ loại tài sản mà tài sản đó thuộc về cũng sẽ được đánh giá lại. [IAS 16.36]

Tài sản được đánh giá lại được khấu hao theo cách tương tự như trong mô hình chi phí (xem bên dưới).

Nếu kết quả đánh giá lại dẫn đến tăng giá trị tài sản, thì nó được ghi có vào thu nhập toàn diện khác và được tích lũy trong vốn chủ sở hữu dưới tiêu đề "thặng dư đánh giá lại", ngoại trừ trường hợp nó cho thấy có sự hoàn nhập của giá trị giảm do đánh giá lại của cùng một tài sản đã được ghi nhận trước đó là chi phí, trong trường hợp này nên được ghi nhận vào báo cáo lãi lỗ. [IAS 16,39]

Giá trị giảm phát sinh do đánh giá lại tài sản phải được ghi nhận là một khoản chi phí khi giá trị giảm vượt quá giá trị thặng dư đánh giá lại đã được ghi nhận trước đó của cùng một tài sản. [IAS 16,40]

Khi tài sản đánh giá lại được thanh lý, mọi khoản thặng dư đánh giá lại có thể được chuyển trực tiếp sang lợi nhuận giữ lại, hoặc có thể được giữ lại trong vốn chủ sở hữu dưới tiêu đề thặng dư đánh giá lại. Việc chuyển sang lợi nhuận giữ lại không nên được thực hiện thông qua báo cáo lãi lỗ. [IAS 16,41]

KHẤU HAO TRONG MÔ HÌNH CHI PHÍ VÀ ĐÁNH GIÁ LẠI

Đối với tất cả các tài sản được khấu hao:

Giá trị được khấu hao (nguyên giá trừ giá trị có thể thu hồi) nên được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản [IAS 16.50].

Giá trị có thể thu hồi và thời gian sử dụng hữu ích của tài sản nên được xem xét ít nhất vào cuối mỗi năm tài chính và, nếu dự kiến khác với ước tính trước đó, thì mọi thay đổi đều được tính là thay đổi trong ước tính kế toán theo IAS 8. [IAS 16.51]

Phương pháp khấu hao được sử dụng phải phản ánh mô hình trong đó lợi ích kinh tế của tài sản được sử dụng bởi đơn vị [IAS 16.60]; phương pháp khấu hao dựa trên doanh thu được tạo ra bởi hoạt động bao gồm việc sử dụng tài sản là không phù hợp. [IAS 16.62A]

Phương pháp khấu hao nên được xem xét ít nhất hàng năm và, nếu mô hình sử dụng lợi ích đã thay đổi, thì phương pháp khấu hao sẽ được thay đổi phi hồi tố như thay đổi trong ước tính kế toán theo IAS 8. [IAS 16.61] Giảm giá bán dự kiến trong tương lai có thể cho thấy một tỷ lệ sử dụng cao hơn các lợi ích kinh tế trong tương lai của tài sản. [IAS 16.56]

Khấu hao nên được tính vào báo cáo lãi lỗ, trừ khi nó được bao gồm trong giá trị ghi sổ của một tài sản khác [IAS 16.48].

Khấu hao bắt đầu khi tài sản có sẵn để sử dụng và tiếp tục cho đến khi tài sản được dừng ghi nhận, ngay cả khi tài sản không hoạt động. [IAS 16.55]

KHẢ NĂNG THU HỒI GIÁ TRỊ GHI SỔ

IAS 16 Bất động sản, Nhà xưởng và Thiết bị yêu cầu kiểm tra sự suy giảm giá trị tài sản và, nếu cần thiết, ghi nhận vào bất động sản, nhà xưởng và thiết bị. Một khoản mục bất động sản, nhà xưởng hoặc thiết bị không được ghi nhận nhiều hơn giá trị có thể thu hồi. Giá trị có thể thu hồi là giá trị cao hơn giữa giá trị hợp lý trừ chi phí bán và giá trị sử dụng của tài sản.

Mọi khoản bồi thường từ bên thứ ba đối với suy giảm giá trị tài sản đều được tính vào báo cáo lãi lỗ khi yêu cầu bồi thường trở thành khoản phải thu. [IAS 16,65]

DỪNG GHI NHẬN

Một tài sản nên được loại bỏ khỏi báo cáo tình hình tài chính nếu được thanh lý hoặc khi nó ngừng sử dụng và không có lợi ích kinh tế trong tương lai được dự kiến ​​từ việc thanh lý này. Khoản lãi hoặc lỗ khi thanh lý là chênh lệch giữa số tiền thu được và giá trị ghi sổ còn lại và nên được ghi nhận vào lãi và lỗ. [IAS 16,67-71]

Nếu đơn vị cho thuê một số tài sản và sau đó ngừng cho thuê chúng, thì tài sản đó sẽ được chuyển thành hàng tồn kho theo giá trị ghi sổ khi chúng được nắm giữ để bán trong hoạt động kinh doanh thông thường. [IAS 16,68A]

CÔNG BỐ
Thông tin về từng loại bất động sản, nhà xưởng và thiết b

Đối với mỗi loại bất động sản, nhà xưởng và thiết bị, công bố: [IAS 16.73]

  • Cơ sở đo lường giá trị ghi sổ
  • Phương pháp khấu hao được sử dụng
  • Thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao
  • Nguyên giá và khấu hao lũy kế và các khoản lỗ do suy giảm giá trị
  • Đối chiếu giá trị ghi sổ vào đầu kỳ và cuối kỳ, chi tiết:
    • Tài sản bổ sung
    • Tài sản thanh lý
    • Tài sản mua lại thông qua hợp nhất kinh doanh
    • Tăng hoặc giảm tài sản do đánh giá lại
    • Lỗ do suy giảm giá trị tài sản
    • Hoàn nhập các khoản lỗ do suy giảm giá trị
    • Khấu hao
    • Chênh lệch tỷ giá hối đoái ròng do chuyển đổi
    • Các biến động khác

 

Công bố bổ sung

Các công bố sau đây cũng được yêu cầu: [IAS 16.74]

  • Các hạn chế về tiêu đề và các khoản mục được cam kết để bảo đảm cho các khoản nợ phải trả
  • Chi phí để xây dựng bất động sản, nhà xưởng và thiết bị trong kỳ
  • Cam kết hợp đồng mua lại bất động sản, nhà xưởng và thiết bị
  • Bồi thường từ bên thứ ba đối với các khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị bị suy giảm giá trị, mất hoặc loại bỏ được bao gồm trong báo cáo lãi lỗ.

IAS 16 cũng khuyến khích, nhưng không yêu cầu, một số công bố bổ sung. [IAS 16,79]

Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị đánh giá lại

Nếu bất động sản, nhà xưởng và thiết bị được đánh giá lại, một số công bố bổ sung được yêu cầu: [IAS 16.77]

  • Ngày đánh giá lại có hiệu lực
  • Một bên định giá độc lập có liên quan
  • Đối với mỗi loại tài sản được đánh giá lại, giá trị ghi sổ đã được ghi nhận, có các tài sản được ghi nhận theo mô hình chi phí.
  • Thặng dư đánh giá lại, bao gồm các thay đổi trong kỳ và mọi hạn chế đối với việc phân phối số dư cho các cổ đông.

 

Các đơn vị có bất động sản, nhà xưởng và thiết bị được đánh giá lại cũng được yêu cầu công bố theo IFRS 13 Đo lường giá trị hợp lý

 

TÓM TẮT NỘI DUNG IAS 19
TỔNG QUAN

IAS 19 Phúc lợi của Người lao động (sửa đổi 2011) hướng dẫn các nguyên tắc kế toán đối với phúc lợi của người lao động, bao gồm các phúc lợi ngắn hạn (ví dụ tiền công và tiền lương, nghỉ phép hàng năm), các phúc lợi sau khi nghỉ việc như phúc lợi hưu trí, các phúc lợi dài hạn khác (ví dụ như nghỉ phép dài hạn) và phúc lợi khi chấm dứt hợp đồng.

Chuẩn mực thiết lập nguyên tắc  để chi phí cho phúc lợi người lao động phải được ghi nhận trong khoảng thời gian mà người lao động thụ hưởng được phúc lợi, thay vì khi phúc lợi được chi trả hoặc trở thành khoản phải trả, đồng thời đưa ra cách đo lường từng loại phúc lợi người lao động, cung cấp thông tin chi tiết hướng dẫn cụ thể về các phúc lợi người lao động sau khi nghỉ việc.

IAS 19 (2011) được ban hành vào năm 2011, thay thế cho IAS 19 Phúc lợi của người lao động (1998), và được áp dụng cho kỳ báo cáo bắt đầu hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2013.

Mục tiêu

Mục tiêu của IAS 19 là hướng dẫn hạch toán và thuyết minh đối với phúc lợi của người lao động, yêu cầu đơn vị ghi nhận nợ phải trả khi người lao động đã thực hiện công việc và ghi nhận chi phí khi đơn vị hưởng được các lợi ích kinh tế từ công việc của người lao động.

Phạm vi

IAS 19 áp dụng cho (trong số các loại khác của phúc lợi người lao động):

  • tiền lương và tiền công
  • nghỉ bù (nghỉ phép có lương và nghỉ ốm)
  • phân phối lợi nhuận và tiền thưởng
  • phúc lợi bảo hiểm y tế và nhân thọ trong thời gian làm việc
  • phúc lợi không bằng tiền như nhà ở, ô tô, hàng hoá hoặc dịch vụ miễn phí hoặc được trợ cấp
  • phúc lợi hưu trí, bao gồm lương hưu và các khoản trả một lần
  • phúc lợi bảo hiểm y tế và nhân thọ sau khi nghỉ việc
  • phúc lợi nghỉ phép thâm niên hoặc nghỉ phép để nghiên cứu có hưởng lương
  • Phúc lợi ngày nghỉ lễ
  • Chương trình bồi thường hoãn lại
  • Phúc lợi khi chấm dứt hợp đồng (phúc lợi khi thôi việc).

 

IAS 19 (2011) không áp dụng cho phúc lợi của người lao động trong phạm vi của IFRS 2 Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu hoặc đối với báo cáo cho Quỹ phúc lợi của người lao động (xem IAS 26 Kế toán và Báo cáo Quỹ phúc lợi hưu trí)

Phúc lợi ngắn hạn cho người lao động

Phúc lợi ngắn hạn cho người lao động là những phúc lợi được dự kiến thanh toán toàn bộ trong vòng mười hai tháng sau khi kết thúc kỳ báo cáo năm mà người lao động đã thực hiện công việc, nhưng không bao gồm các phúc lợi sau khi chấm dứt hợp đồng. [IAS 19 (2011) .8] Ví dụ bao gồm tiền lương, tiền lương, phân phối lợi nhuận, tiền thưởng và các khoản phúc lợi không bằng tiền cho người lao động hiện tại.

Giá trị chưa chiết khấu của các khoản phúc lợi dự kiến chi trả khi người lao động đã thực hiện công việc trong kỳ kế toán được ghi nhận trong kỳ đó. [IAS 19 (2011) .11] Chi phí dự kiến ​​cho nghỉ bù ngắn hạn được ghi nhận khi người lao động thực hiện công việc làm tăng quyền lợi của họ hoặc trong trường hợp vắng mặt không cộng dồn, khi sự vắng mặt xảy ra và bao gồm bất kỳ khoản bổ sung nào mà đơn vị dự kiến ​​sẽ thanh toán do các quyền lợi chưa được sử dụng vào cuối kỳ. [IAS 19 (2011) .13-16]

Phân phối lợi nhuận và thanh toán tiền thưởng

Đơn vị ghi nhận chi phí dự kiến ​​của việc phân phối lợi nhuận và các khoản thanh toán tiền thưởng khi và chỉ khi, đơn vị đó có nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ ngầm định để thực hiện các khoản thanh toán đó phát sinh từ các sự kiện trong quá khứ và ước tính đáng tin cậy về nghĩa vụ dự kiến ​​có thể được thực hiện. [IAS 19.19]

Các loại quỹ phúc lợi sau khi nghỉ việc

Các quỹ phúc lợi sau khi nghỉ việc là các thỏa thuận chính thức hoặc không chính thức trong đó đơn vị cung cấp các phúc lợi sau khi nghỉ việc cho một hoặc nhiều người lao động, ví dụ: phúc lợi hưu trí (lương hưu hoặc các khoản thanh toán một lần khi nghỉ hưu), bảo hiểm nhân thọ và chăm sóc y tế.

Việc hạch toán kế toán cho quỹ phúc lợi sau khi nghỉ việc phụ thuộc vào bản chất kinh tế của quỹ và quỹ được phân loại là quỹ phúc lợi với mức đóng góp xác định hoặc quỹ phúc lợi với mức phúc lợi xác định:

  • Quỹ phúc lợi với mức đóng góp xác định. Đối với quỹ phúc lợi với mức đóng góp xác định, đơn vị thanh toán các khoản đóng góp cố định vào quỹ nhưng không có nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ ngầm định để thanh toán thêm nếu quỹ không có đủ tài sản để chi trả cho tất cả các phúc lợi sau khi nghỉ việc của người lao động. Do đó, nghĩa vụ của đơn vị được giới hạn thực tế trong phạm vi số tiền mà đơn vị đồng ý đóng góp vào quỹ và rủi ro từ mô hình thống kê và rủi ro đầu tư về bản chất thuộc về người lao động.
  • Quỹ phúc lợi với mức phúc lợi xác định Đây là các quỹ phúc lợi sau khi nghỉ việc không thuộc loại quỹ phúc lợi với mức đóng góp xác định. Các quỹ này tạo ra nghĩa vụ đối với đơn vị trong việc cung cấp các phúc lợi đã thỏa thuận cho người lao động hiện tại và quá khứ, đồng thời rủi ro từ mô hình thống kê và rủi ro đầu tư về bản chất thuộc về đơn vị.

 

Quỹ phúc lợi với mức đóng góp xác định

Đối với các quỹ phúc lợi với mức đóng góp xác định, giá trị ghi nhận trong kỳ là khoản đóng góp phải trả cho những công việc đã thực hiện bởi người lao động trong kỳ. [IAS 19 (2011) .51]

Các khoản đóng góp cho quỹ phúc lợi với mức đóng góp xác định mà dự kiến ​​sẽ không được thanh toán toàn bộ trong vòng 12 tháng sau khi kết thúc kỳ báo cáo năm mà người lao động thực hiện công việc liên quan được chiết khấu về giá trị hiện tại. [IAS 19,52]

Quỹ phúc lợi với mức phúc lợi xác định
Yêu cầu cơ bản

Đơn vị phải ghi nhận nợ phải trả hoặc tài sản phúc lợi thuần xác định trong báo cáo tình hình tài chính. [IAS 19 (2011) .63] Tuy nhiên, đo lường tài sản phúc lợi thuần xác định có giá trị thấp hơn bất kỳ thặng dư nào trong quỹ và 'mức trần tài sản' (tức là giá trị hiện tại của bất kỳ lợi ích kinh tế nào có sẵn dưới dạng hoàn lại từ quỹ hoặc giảm các đóng góp trong tương lai cho quỹ). [IAS 19 (2011) .64]

Đo lường

Đo lường nợ phải trả hoặc tài sản phúc lợi thuần xác định yêu cầu áp dụng phương pháp định giá dựa trên mô hình thống kê, phân bổ phúc lợi cho các giai đoạn phục vụ và sử dụng các giả định thống kê. [IAS 19 (2011) .66] Giá trị hợp lý của bất kỳ tài sản quỹ nào được trừ ra khỏi giá trị hiện tại của nghĩa vụ phúc lợi xác định để xác định thâm hụt hoặc thặng dư ròng. [IAS 19 (2011) .113]

Việc xác định nợ phải trả phúc lợi thuần xác định (hoặc tài sản) được thực hiện với mức độ đủ thường xuyên để giá trị được ghi nhận trong báo cáo tài chính không khác biệt trọng yếu với giá trị được xác định vào cuối kỳ báo cáo. [IAS 19 (2011) .58]

Giá trị hiện tại của các nghĩa vụ phúc lợi xác định của đơn vị và các chi phí phục vụ liên quan được xác định bằng cách sử dụng 'phương pháp đơn vị tín dụng dự kiến', xem mỗi giai đoạn phục vụ làm phát sinh thêm một đơn vị phúc lợi và đo lường từng đơn vị một cách riêng biệt để xây dựng nghĩa vụ cuối cùng. [IAS 19 (2011) .67-68] Điều này yêu cầu đơn vị phân bổ phúc lợi cho kỳ hiện tại (để xác định chi phí phục vụ hiện tại) và các kỳ hiện tại và trước đó (để xác định giá trị hiện tại của các nghĩa vụ phúc lợi xác định).

Phúc lợi được phân bổ cho các kỳ phục vụ theo công thức phúc lợi của quỹ, trừ khi việc phục vụ của người lao động trong những năm sau đó sẽ dẫn đến phúc lợi vật chất cao hơn so với những năm trước đó, trong trường hợp đó, phân bổ đường thẳng được sử dụng [IAS 19 (2011). 70]

Giả định tính toán dựa trên mô hình thống kê được sử dụng trong đo lường

Các giả định tính toán dựa trên mô hình thống kê tổng thể được sử dụng phải không thiên lệch và tương thích lẫn nhau và thể hiện ước tính tốt nhất để đo lường các biến số chi phí phúc lợi sau khi nghỉ việc. [IAS 19 (2011) .75-76]:

  • Các giả định tài chính phải dựa trên kỳ vọng của thị trường vào cuối kỳ báo cáo [IAS 19 (2011) .80]
  • Các giả định về tỷ lệ tử vong được xác định bằng cách tham chiếu ước tính tốt nhất về tỷ lệ tử vong của các thành viên của quỹ trong và sau khi nghỉ việc [IAS 19 (2011) .81]
  • Tỷ lệ chiết khấu sử dụng được xác định bằng cách tham chiếu lợi suất thị trường tại thời điểm cuối kỳ báo cáo đối với trái phiếu doanh nghiệp chất lượng cao, hoặc khi trái phiếu đó không có thị trường hoạt động thì tham chiếu lợi suất thị trường đối với trái phiếu chính phủ. Đơn vị tiền tệ và thời hạn của lợi tức trái phiếu sử dụng phải phù hợp với đơn vị tiền tệ và thời hạn ước tính của nghĩa vụ được chiết khấu [IAS 19 (2011) .83]
  • Các giả định về mức lương và phúc lợi dự kiến ​​phản ánh các điều khoản của quỹ, mức tăng lương trong tương lai, bất kỳ giới hạn về chia sẻ chi phí của người sử dụng lao động, đóng góp từ người lao động hoặc bên thứ ba * và những thay đổi ước tính trong tương lai về quỹ phúc lợi nhà nước mà ảnh hưởng đến phúc lợi phải trả [IAS 19 ( 2011) .87]
  • Các giả định về chi phí y tế phải tính đến những thay đổi trong tương lai do lạm phát và những thay đổi cụ thể về chi phí y tế [IAS 19 (2011) .96]
  • Các giả định tính toán dựa trên mô hình thống kê cập nhật phải được sử dụng để xác định chi phí phục vụ hiện tại và lãi ròng cho phần còn lại của kỳ báo cáo năm sau khi sửa đổi, cắt giảm hoặc điều chỉnh quỹ khi đơn vị tái xác định giá trị của nợ phải trả (tài sản) phúc lợi thuần xác định [IAS 19 (2011) .122A] *

* Được bổ sung bởi Sửa đổi, cắt giảm hoặc điều chỉnh quỹ (Sửa đổi IAS 19) vào tháng 2 năm 2018. Các sửa đổi có hiệu lực cho kỳ báo cáo năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2019.

Chi phí phục vụ quá khứ

Chi phí phục vụ quá khứ là thuật ngữ được sử dụng để mô tả sự thay đổi trong nghĩa vụ phúc lợi xác định đối với công việc của người lao động trong các kỳ trước, phát sinh do những thay đổi của các thỏa thuận quỹ trong kỳ hiện tại (tức là các sửa đổi quỹ được áp dụng hoặc thay đổi các khoản phúc lợi phải trả hoặc cắt giảm đáng kể số lượng người lao động tham gia quỹ).

Chi phí phục vụ quá khứ có thể có giá trị dương (khi phúc lợi được áp dụng hoặc tăng lên) hoặc giá trị âm (khi phúc lợi hiện tại giảm xuống). Chi phí phục vụ quá khứ được ghi nhận là một khoản chi phí vào thời điểm sớm hơn giữa thời điểm thực hiện bổ sung hoặc cắt giảm quỹ xảy ra và thời điểm đơn vị ghi nhận bất kỳ khoản phúc lợi sau khi chấm dứt hợp đồng nào hoặc chi phí tái cơ cấu liên quan theo IAS 37 Dự phòng, Nợ phải trả tiềm tàng và Tài sản tiềm tàng. [IAS 19 (2011) .103]

Lãi hoặc lỗ khi thanh toán một quỹ phúc lợi xác định được ghi nhận khi việc thanh toán xảy ra. [IAS 19 (2011) .110]

Trước khi chi phí phục vụ quá khứ được xác định, hoặc khoản lãi hoặc lỗ khi thanh toán được ghi nhận, thì nợ phải trả hoặc tài sản phúc lợi thuần xác định bắt buộc phải được đo lường lại, tuy nhiên không bắt buộc đơn vị phải phân biệt giữa chi phí phục vụ quá khứ do cắt giảm quỹ và lãi lỗ khi thanh toán khi các giao dịch này xảy ra cùng nhau. [IAS 19 (2011) .99-100]

Ghi nhận chi phí phúc lợi xác định

Các thành phần của chi phí phúc lợi xác định được ghi nhận như sau: [IAS 19 (2011) .120-130]

Thành phần Ghi nhận
Chi phí phục vụ phân bổ cho giai đoạn hiện tại và quá khứ Lãi hoặc lỗ
Lãi ròng trên tài sản hoặc nợ phải trả phúc lợi thuần xác định, được xác định bằng cách sử dụng lãi suất chiết khấu đầu kỳ Lãi hoặc lỗ
Tái xác định giá trị của tài sản hoặc nợ phải trả phúc lợi thuần xác định, bao gồm:

• Chênh lệch từ tính toán dựa trên mô hình thống kê

• lợi nhuận trên tài sản quỹ

• một số thay đổi về ảnh hưởng của mức trần tài sản

Thu nhập toàn diện khác

(Không được phân loại lại thành lãi hoặc lỗ trong kỳ tiếp theo)

 

Hướng dẫn khác

IAS 19 cũng cung cấp các hướng dẫn liên quan đến:

  • khi đơn vị ghi nhận một khoản hoàn trả của chi phí thanh toán cho nghĩa vụ phúc lợi xác định [IAS 19 (2011) .116-119]
  • khi ưu tiên bù trừ tài sản của một quỹ với một khoản nợ liên quan đến một quỹ khác [IAS 19 (2011) .131-132]
  • kế toán cho các quỹ phúc lợi với sự tham gia của nhiều bên sử dụng lao động [IAS 19 (2011) .32-39]
  • Các quỹ phúc lợi xác định chia sẻ rủi ro giữa các đơn vị dưới sự kiểm soát chung [IAS 19.40-42]
  • Các đơn vị tham gia vào các quỹ nhà nước [IAS 19 (2011) .43-45]
  • Phí bảo hiểm chi trả để tài trợ cho các quỹ phúc lợi sau khi nghỉ việc [IAS 19 (2011) .46-49]
Công bố các quỹ phúc lợi với mức phúc lợi xác định

IAS 19 (2011) đặt ra các mục tiêu công bố thông tin liên quan đến các quỹ phúc lợi xác định như sau[IAS 19 (2011) .135]:

  • giải thích về các đặc điểm của các quỹ phúc lợi xác định của đơn vị và các rủi ro liên quan
  • xác định và giải thích các khoản phát sinh trong báo cáo tài chính từ các quỹ phúc lợi xác định
  • mô tả về cách thức các quỹ phúc lợi xác định có thể ảnh hưởng đến giá trị, thời gian và sự không chắc chắn của các dòng tiền trong tương lai của đơn vị.

 

Các công bố cụ thể mở rộng liên quan đến việc đáp ứng từng mục tiêu nêu trên được quy định cụ thể, ví dụ: đối chiếu số dư đầu kỳ với số dư cuối kỳ của tài sản hoặc nợ phải trả phúc lợi xác định, phân loại tài sản quỹ theo giá trị hợp lý thành các loại và phân tích độ nhạy của từng giả định tính toán dựa trên mô hình thống kê trọng yếu. [IAS 19 (2011) .136-147]

Cần công bố bổ sung thông tin liên quan đến các quỹ phúc lợi với sự tham gia của nhiều bên sử dụng lao động và các quỹ phúc lợi xác định chia sẻ rủi ro giữa các đơn vị dưới sự kiểm soát chung. [IAS 19 (2011) .148-150].

Phúc lợi dài hạn khác

IAS 19 (2011) quy định việc áp dụng có điều chỉnh mô hình phúc lợi sau khi nghỉ việc được mô tả ở trên cho các phúc lợi dài hạn khác của người lao động: [IAS 19 (2011) .153-154]

  • Ghi nhận và đo lường thặng dư hoặc thâm hụt trong một quỹ phúc lợi dài hạn khác của người lao động phù hợp với các yêu cầu nêu trên
  • chi phí phục vụ, lãi ròng và tái xác định giá trị đều được ghi nhận vào lãi hoặc lỗ (trừ khi được ghi nhận vào nguyên giá tài sản theo IFRS khác),… khi so sánh với kế toán các quỹ phúc lợi xác định, ảnh hưởng của tái xác định giá trị không được ghi nhận vào thu nhập toàn diện khác .

 

Phúc lợi sau khi chấm dứt hợp đồng

Nợ phải trả phúc lợi sau khi chấm dứt hợp đồng được ghi nhận vào thời điểm sớm hơn giữa: [IAS 19.165-168]

  • khi đơn vị không thể rút lại đề nghị hưởng các phúc lợi đó nữa - hướng dẫn bổ sung cung cấp về thời điểm xảy ra ngày này liên quan đến quyết định của người lao động chấp nhận đề nghị phúc lợi khi thôi việc và do đơn vị quyết định cho người lao động thôi việc.
  • khi đơn vị ghi nhận các chi phí cho việc tái cơ cấu theo IAS 37 Dự phòng, Nợ phải trả tiềm tàng và Tài sản tiềm tàng liên quan đến thanh toán các phúc lợi sau khi chấm dứt hợp đồng.

 

Phúc lợi sau khi chấm dứt hợp đồng được đo lường phù hợp với bản chất của phúc lợi người lao động, như là một khoản nâng cao phúc lợi sau khi nghỉ việc khác hoặc nói cách khác như là phúc lợi người lao động ngắn hạn hoặc phúc lợi người lao động dài hạn khác. [IAS 19 (2011) .169]


TÓM TẮT NỘI DUNG IAS 34
TỔNG QUAN

IAS 34 Báo cáo tài chính giữa niên độ áp dụng khi đơn vị lập báo cáo tài chính giữa niên độ, mà không bắt buộc khi đơn vị lập báo cáo. Cho phép báo cáo ít thông tin hơn so với các báo cáo tài chính hàng năm (trên cơ sở cung cấp thông tin cập nhật cho các báo cáo tài chính đó), chuẩn mực mô tả các yêu cầu về ghi nhận, đo lường và công bố cho báo cáo tài chính giữa niên độ.

IAS 34 được ban hành vào tháng 6 năm 1998 và áp dụng cho kỳ báo cáo bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 1999.

MỤC TIÊU

Mục tiêu của IAS 34 là quy định nội dung tối thiểu của báo cáo tài chính giữa niên độ và quy định các nguyên tắc ghi nhận và đo lường trong báo cáo tài chính giữa niên độ.

ĐỊNH NGHĨA CHÍNH

Kỳ báo cáo giữa niên độ: kỳ báo cáo tài chính ngắn hơn một năm tài chính (điển hình nhất là quý hoặc nửa năm). [IAS 34.4]

Báo cáo tài chính giữa niên độ: một bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh hoặc tóm lược trong kỳ báo cáo giữa niên độ. [IAS 34.4]

CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CƠ QUAN QUẢN LÝ

IAS 34 định rõ nội dung của báo cáo tài chính giữa niên độ phù hợp với các Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Tuy nhiên, IAS 34 không bắt buộc:

  • Những đơn vị nào sẽ công bố các báo cáo tài chính giữa niên độ,
  • Tần suất báo cáo, hoặc
  • Thời gian báo cáo kể từ khi kết thúc kỳ báo cáo giữa niên độ.

 

Những vấn đề trên sẽ được quyết định bởi chính phủ quốc gia, cơ quan quản lý chứng khoán, sàn giao dịch chứng khoán và cơ quan kế toán. [IAS 34.1]

Tuy nhiên, Chuẩn mực khuyến khích các công ty đại chúng cung cấp các báo cáo tài chính giữa niên độ tuân thủ các nguyên tắc ghi nhận, đo lường và công bố được nêu trong IAS 34, ít nhất cũng là kỳ báo cáo tài chính nửa năm, các báo cáo đó được cung cấp sẵn không muộn hơn 60 ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo tài chính giữa niên độ. [IAS 34.1]

NỘI DUNG TỐI THIỂU CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH GIỮA NIÊN ĐỘ

Các thành phần tối thiểu được định rõ cho báo cáo tài chính giữa niên độ: [IAS 34.8]

  • Bảng cân đối kế toán tóm lược (báo cáo tình hình tài chính)
  • Hoặc (a) báo cáo thu nhập toàn diện tóm lược hoặc (b) báo cáo thu nhập toàn diện tóm lược và báo cáo thu nhập tóm lược
  • Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu tóm lược
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tóm lược
  • Các thuyết minh giải thích được chọn

 

Nếu một bộ báo cáo tài chính đầy đủ được công bố trong kỳ báo cáo giữa niên độ, thì các báo cáo tài chính đó phải tuân thủ đầy đủ các IFRS. [IAS 34.9]

Nếu các báo cáo tài chính được tóm lược, chúng nên bao gồm tối thiểu tiêu đề và tổng cộng nhóm có trong báo cáo tài chính hàng năm gần đây nhất và các thuyết minh giải thích theo yêu cầu của IAS 34. Các khoản mục bổ sung hoặc thuyết minh bổ sung được yêu cầu nếu thiếu chúng sẽ làm cho thông tin tài chính giữa niên độ bị sai lệch. [IAS 34.10]

Nếu báo cáo tài chính hàng năm là báo cáo hợp nhất (tập đoàn), thì báo cáo giữa niên độ cũng phải là báo cáo hợp nhất. [IAS 34,14]

Các kỳ báo cáo trong báo cáo tài chính giữa niên độ bao gồm: [IAS 34.20]

  • Bảng cân đối kế toán (báo cáo tình hình tài chính) vào ngày kết thúc kỳ báo cáo giữa niên độ hiện tại và bảng cân đối kế toán so sánh vào ngày kết thúc kỳ báo cáo tài chính năm liền trước đó.
  • Báo cáo thu nhập toàn diện (và báo cáo thu nhập, nếu được trình bày) cho kỳ báo cáo giữa niên độ hiện tại và lũy kế cho năm tài chính hiện tại, với các báo cáo so sánh cho các kỳ báo cáo so sánh giữa niên độ (kỳ hiện tại và lũy kế cùng kỳ năm) của năm tài chính liền trước đó.
  • Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu lũy kế cho năm tài chính hiện tại, với báo cáo so sánh cho kỳ báo cáo so sánh lũy kế của năm tài chính liền trước đó
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ lũy kế cho năm tài chính hiện tại, với báo cáo so sánh cho kỳ báo cáo so sánh lũy kế của năm tài chính liền trước đó.

 

Nếu hoạt động kinh doanh của công ty mang tính thời vụ cao, IAS 34 khuyến khích công bố thông tin tài chính cho 12 tháng gần nhất và thông tin so sánh cho kỳ báo cáo 12 tháng trước đó, bổ sung thêm các báo cáo tài chính giữa niên độ. [IAS 34,21]

CÔNG BỐ THUYẾT MINH

Các thuyết minh giải thích được thiết kế để cung cấp giải thích về các sự kiện và giao dịch có ý nghĩa đối với việc hiểu về những thay đổi về tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của đơn vị kể từ ngày kết thúc báo cáo tài chính năm trước. IAS 34 nêu giả định rằng bất kỳ ai đọc báo cáo giữa niên độ của đơn vị cũng sẽ có quyền tiếp cận vào báo cáo thường niên gần đây nhất. Do đó, IAS 34 tránh lặp lại các công bố hàng năm trong các báo cáo giữa niên độ tóm lược. [IAS 34,15]

Các ví dụ về các yêu cầu công bố cụ thể theo IAS 34
Ví dụ về các sự kiện và giao dịch cần phải công bố nếu chúng quan trọng  [IAS 34.15A-15B]

  • Giảm giá hàng tồn kho
  • Ghi nhận hoặc hoàn nhập các khoản lỗ do duy giảm giá trị
  • Hoàn nhập dự phòng chi phí tái cấu trúc
  • Mua và thanh lý bất động sản, nhà xưởng và thiết bị
  • Cam kết mua bất động sản, nhà xưởng và thiết bị
  • Giải quyết tranh chấp
  • Điều chỉnh sai sót kế toán kỳ trước
  • Thay đổi tình hình kinh doanh hoặc kinh tế ảnh hưởng đến giá trị hợp lý của tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính
  • Các khoản cho vay mặc định và vi phạm các thỏa thuận cho vay
  • Chuyển đổi giữa các cấp của 'hệ thống phân cấp giá trị hợp lý' hoặc thay đổi trong phân loại tài sản tài chính
  • Thay đổi nợ phải trả tiềm tàng và tài sản tiềm tàng

 

Ví dụ về các công bố khác được yêu cầu [IAS 34.16A]

  • Thay đổi chính sách kế toán
  • Giải thích về tính thời vụ hoặc tính chu kỳ của các hoạt động giữa niên độ
  • Các khoản mục bất thường ảnh hưởng đến tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập ròng hoặc dòng tiền
  • Thay đổi trong ước tính kế toán
  • Phát hành, mua lại và hoàn trả nợ và chứng khoán vốn
  • Cổ tức đã chi trả
  • Thông tin bộ phận kinh doanh cụ thể (trong đó IFRS 8 Bộ phận kinh doanh áp dụng cho đơn vị)
  • Sự kiện sau ngày kết thúc kỳ báo cáo
  • Thay đổi thành phần đơn vị, chẳng hạn như hợp nhất kinh doanh, tiếp nhận hoặc mất quyền kiểm soát các công ty con, tái cấu trúc và các hoạt động không tiếp tục
  • Công bố về giá trị hợp lý của các công cụ tài chính

CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN

Các chính sách kế toán tương tự nên được áp dụng cho báo cáo tài chính giữa niên độ như đã được áp dụng cho báo cáo tài chính hàng năm của đơn vị, ngoại trừ thay đổi chính sách kế toán được thực hiện sau ngày kết thúc báo cáo tài chính năm gần nhất, sẽ được phản ánh trong báo cáo tài chính năm tiếp theo. [IAS 34.28]

Một điều khoản quan trọng của IAS 34 là đơn vị nên sử dụng cùng một chính sách kế toán trong suốt năm tài chính. Nếu một quyết định được đưa ra để thay đổi chính sách kế toán vào giữa năm, thì thay đổi đó được thực hiện hồi tố và dữ liệu đã báo cáo trong báo cáo giữa niên độ sẽ được trình bày lại. [IAS 34,43]

ĐO LƯỜNG

Các đo lường cho mục đích báo cáo giữa niên độ nên được thực hiện trên cơ sở lũy kế năm, để tần suất báo cáo của đơn vị không ảnh hưởng đến việc đo lường kết quả hàng năm. [IAS 34.28]

Một số điểm đo lường quan trọng:

  • Doanh thu nhận được mang tính thời vụ, chu kỳ hoặc thời cơ trong năm tài chính sẽ không được ghi nhận trước hoặc hoãn lại vào ngày lập báo cáo giữa niên độ nếu việc ghi nhận trước hoặc hoãn lại đó không phù hợp vào cuối năm tài chính. [IAS 34.37]
  • Chi phí phát sinh đột xuất trong năm tài chính cần được trích trước hoặc phân bổ cho mục đích báo cáo giữa niên độ khi và chỉ khi việc trích trước hoặc phân bổ đó phù hợp với từng loại chi phí vào cuối năm tài chính. [I 34,39]
  • Chi phí thuế thu nhập phải được ghi nhận dựa trên ước tính tốt nhất về thuế suất thuế thu nhập hiệu lực hàng năm bình quân dự kiến ​​cho cả năm tài chính. [IAS 34 Phụ lục B12]

 

Phụ lục của IAS 34 cung cấp hướng dẫn áp dụng các nguyên tắc đo lường và ghi nhận cơ bản vào các ngày báo cáo giữa niên độ cho các loại tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí.

TRỌNG YẾU

Khi quyết định cách thức ghi nhận, đo lường, phân loại hoặc công bố một khoản mục cho mục đích báo cáo tài chính giữa niên độ, thì tính trọng yếu phải được đánh giá liên quan đến dữ liệu tài chính giữa niên độ, không dự báo cho dữ liệu năm. [IAS 34,23]

CÔNG BỐ TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HÀNG NĂM

Nếu giá trị ước tính đã được báo cáo trong khoảng thời gian giữa niên độ đã bị thay đổi một cách đáng kể trong suốt kỳ báo cáo giữa niên độ trong năm tài chính nhưng báo cáo tài chính riêng không được công bố cho kỳ báo cáo đó, thì bản chất và giá trị thay đổi đó phải được công bố trong thuyết minh báo cáo tài chính năm. [IAS 34,26]

TÓM TẮT NỘI DUNG IAS 36
TỔNG QUAN

IAS 36 Suy giảm giá trị tài sản hướng đến sự đảm bảo rằng tài sản của đơn vị không được ghi nhận nhiều hơn giá trị có thể thu hồi được (tức là giá trị cao hơn giữa giá trị hợp lý trừ chi phí thanh lý so với giá trị sử dụng). Ngoại trừ lợi thế thương mại và một số tài sản vô hình nhất định cần phải kiểm tra sự suy giảm giá trị hàng năm, đơn vị được yêu cầu tiến hành đánh giá suy giảm giá trị khi có dấu hiệu suy giảm giá trị tài sản và đánh giá có thể được tiến hành cho 'đơn vị tạo tiền' khi một tài sản không tạo ra dòng tiền vào, gần như độc lập với các dòng tiền vào từ các tài sản khác.

IAS 36 được phát hành lại vào tháng 3 năm 2004 và áp dụng cho lợi thế thương mại và tài sản vô hình nhận được trong hợp nhất kinh doanh có ngày thỏa thuận kể từ ngày 31 tháng 3 năm 2004 và áp dụng phi hồi tố cho tất cả các tài sản khác từ đầu kỳ của kỳ báo cáo đầu tiên bắt đầu kể từ ngày 31 tháng 3 năm 2004

MỤC TIÊU

Để đảm bảo rằng tài sản không được ghi nhận nhiều hơn giá trị có thể thu hồi và định rõ cách xác định giá trị có thể thu hồi.

PHẠM VI

IAS 36 áp dụng cho tất cả các tài sản ngoại trừ:

  • Hàng tồn kho (xem IAS 2)
  • Tài sản phát sinh từ hợp đồng xây dựng (xem IAS 11)
  • Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (xem IAS 12)
  • Tài sản phát sinh từ lợi ích người lao động (xem IAS 19)
  • Tài sản tài chính (xem IAS 39)
  • Bất động sản đầu tư ghi nhận theo giá trị hợp lý (xem IAS 40)
  • Tài sản nông nghiệp ghi nhận theo giá trị hợp lý (xem IAS 41)
  • Tài sản hợp đồng bảo hiểm (xem IFRS 4)
  • Tài sản dài hạn nắm giữ để bán (xem IFRS 5)

 

Do đó, IAS 36 áp dụng cho:

  • Đất
  • Nhà
  • Máy móc thiết bị
  • Bất động sản đầu tư ghi nhận theo giá gốc
  • Tài sản vô hình
  • Lợi thế thương mại
  • Đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết và liên doanh được ghi nhận theo giá gốc
  • Tài sản được đánh giá lại theo IAS 16 và IAS 38

 

ĐỊNH NGHĨA CHÍNH

Lỗ do suy giảm giá trị: giá trị chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản hoặc đơn vị tạo tiền lớn hơn giá trị có thể thu hồi.

Giá trị còn lại: giá trị mà một tài sản được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán sau khi trừ khấu hao lũy kế và lỗ do suy giảm giá trị lũy kế.

Giá trị có thể thu hồi: giá trị cao hơn giữa giá trị hợp lý trừ chi phí thanh lý (* đôi khi gọi là giá bán thuần) so với giá trị sử dụng

* Trước khi được sửa đổi bởi IFRS 13 Đo lường giá trị hợp lý, nó được gọi là "giá trị hợp lý trừ chi phí bán".

Giá trị hợp lý: Giá có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc giá chuyển nhượng một khoản nợ phải trả trong một giao dịch tự nguyện có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị. (xem IFRS 13 Đo lường giá trị hợp lý)

Giá trị sử dụng: Giá trị hiện tại của các dòng tiền dự kiến trong tương lai sẽ thu được từ một tài sản hoặc đơn vị tạo tiền.

 

XÁC ĐỊNH MỘT TÀI SẢN CÓ THỂ BỊ SUY GIẢM GIÁ TRỊ

Vào cuối mỗi kỳ báo cáo, đơn vị được yêu cầu đánh giá liệu có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy một tài sản có thể bị suy giảm giá trị hay không (nghĩa là giá trị còn lại có thể cao hơn giá trị có thể thu hồi). IAS 36 có một danh sách các chỉ số suy giảm giá trị bên ngoài và bên trong. Nếu có một dấu hiệu cho thấy một tài sản có thể bị suy giảm giá trị, thì giá trị có thể thu hồi của tài sản đó phải được tính toán. [IAS 36.9]

Giá trị có thể thu hồi của các loại tài sản vô hình sau đây được đo lường hàng năm bất kể dấu hiệu cho thấy nó có thể bị suy giảm hay không. Trong một số trường hợp, các tính toán chi tiết gần đây nhất về giá trị có thể thu hồi được thực hiện trong kỳ trước có thể được sử dụng trong đánh giá suy giảm giá trị tài sản đó trong kỳ hiện tại: [IAS 36.10]

  • Tài sản vô hình có thời gian sử dụng hữu ích vô thời hạn
  • Tài sản vô hình chưa có sẵn để sử dụng
  • Lợi thế thương mại nhận được trong hợp nhất kinh doanh

 

DẤU HIỆU CỦA SUY GIẢM GIÁ TRỊ

Nguồn bên ngoài:

  • Giá trị thị trường giảm
  • Những thay đổi tiêu cực trong công nghệ, thị trường, nền kinh tế hoặc luật pháp
  • Tăng lãi suất thị trường
  • Tài sản ròng của công ty cao hơn vốn hóa thị trường

 

Nguồn nội bộ:

  • Lỗi thời hoặc hư hỏng vật lý
  • Tài sản không hoạt động, một phần của tái cấu trúc hoặc nắm giữ để thanh lý
  • Hiệu quả kinh tế kém hơn mong đợi
  • Đối với các khoản đầu tư vào các công ty con, công ty liên doanh hoặc công ty liên kết, giá trị còn lại cao hơn giá trị tài sản của bên nhận đầu tư, hoặc cổ tức vượt quá tổng thu nhập toàn diện của bên nhận đầu tư.

 

Những danh sách này không dự định bao gồm tất cả. [IAS 36.13] Hơn nữa, dấu hiệu mà một tài sản có thể bị suy giảm giá trị sẽ cho thấy thời gian sử dụng hữu ích, phương pháp khấu hao hoặc giá trị còn lại của tài sản có thể cần được xem xét và điều chỉnh. [IAS 36,17]

 

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CÓ THỂ THU HỒI
  • Nếu giá trị hợp lý trừ chi phí thanh lý hoặc giá trị sử dụng lớn hơn giá trị còn lại, thì không cần thiết phải tính giá trị khác. Tài sản không bị suy giảm giá trị. [IAS 36,19]
  • Nếu giá trị hợp lý trừ chi phí thanh lý không thể được xác định, thì giá trị có thể thu hồi là giá trị sử dụng. [IAS 36,20]
  • Đối với các tài sản được thanh lý, giá trị có thể thu hồi là giá trị hợp lý trừ chi phí thanh lý. [IAS 36,21]

 

GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRỪ CHI PHÍ THANH LÝ
  • Giá trị hợp lý được xác định theo IFRS 13 Đo lường giá trị hợp lý
  • Chi phí thanh lý chỉ bao gồm các chi phí gia tăng trực tiếp (không phải chi phí hiện có hoặc chi phí chung). [IAS 36.28]

 

GIÁ TRỊ SỬ DỤNG

Việc tính toán giá trị sử dụng phải phản ánh các yếu tố sau: [IAS 36.30]

  • Một ước tính về dòng tiền trong tương lai mà đơn vị dự kiến ​​sẽ nhận được từ tài sản
  • Kỳ vọng về những thay đổi có thể có về giá trị hoặc thời gian của những dòng tiền trong tương lai
  • Giá trị thời gian của tiền, được biểu thị bằng lãi suất phi rủi ro thị trường hiện tại
  • Giá cả cho việc gánh chịu tính không chắc chắn vốn có trong tài sản
  • Các yếu tố khác, chẳng hạn như tính thanh khoản, mà những bên tham gia thị trường sẽ phản ánh trong định giá dòng tiền trong tương lai mà đơn vị dự kiến ​​sẽ thu được từ tài sản

 

Các dự báo dòng tiền nên dựa trên các giả định hợp lý và có tính hỗ trợ, các ngân sách và dự báo gần đây nhất và ngoại suy cho các giai đoạn vượt ra ngoài các dự báo ngân sách. [IAS 36,33] IAS 36 cho rằng ngân sách và dự báo không được vượt quá năm năm; đối với khoảng thời gian sau năm năm, ngoại suy từ ngân sách của các khoảng thời gian trước đó. [IAS 36,35] Ban quản lý nên đánh giá tính hợp lý của các giả định bằng cách đánh giá nguyên nhân tạo ra chênh lệch giữa các dự báo dòng tiền trong quá khứ và dòng tiền thực tế. [IAS 36,34]

Các dự báo dòng tiền nên liên quan đến tài sản trong tình trạng hiện tại – việc tái cơ cấu trong tương lai mà đơn vị không cam kết và các chi phí để cải thiện hoặc nâng cao hiệu suất của tài sản, không nên dự đoán trước. [IAS 36,44]

Ước tính dòng tiền tương lai không nên bao gồm dòng tiền vào hoặc dòng tiền ra từ hoạt động tài chính, hoặc các khoản thu hoặc chi trả cho thuế thu nhập doanh nghiệp. [IAS 36,50]

 

TỶ LỆ CHIẾT KHẤU

Khi đo lường giá trị sử dụng, tỷ lệ chiết khấu được sử dụng phải là tỷ lệ trước thuế phản ánh các đánh giá thị trường hiện tại về giá trị thời gian của tiền và rủi ro cụ thể đối với tài sản. [IAS 36,55]

Tỷ lệ chiết khấu không phản ánh rủi ro mà dòng tiền tương lai đã được điều chỉnh và bằng với tỷ suất sinh lợi mà nhà đầu tư kỳ vọng nếu họ chọn một khoản đầu tư tạo ra dòng tiền tương đương với dòng tiền dự kiến ​​từ tài sản. [IAS 36,56]

Đối với sự suy giảm giá trị của tài sản cụ thể hoặc danh mục tài sản, tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ mà đơn vị sẽ chi trả trong giao dịch thị trường hiện tại để vay tiền để mua tài sản cụ thể hoặc danh mục tài sản đó.

Nếu tỷ lệ chiết khấu của tài sản cụ thể được xác định bởi thị trường không có sẵn, thì sử dụng khoản thay thế để phản ánh giá trị thời gian của tiền trong thời gian sử dụng tài sản cũng như rủi ro quốc gia, rủi ro tiền tệ, rủi ro về giá cả và rủi ro dòng tiền. Thông thường các điều sau đây sẽ được xem xét: [IAS 36.57]

  • Chi phí sử dụng vốn bình quân của đơn vị
  • Lãi suất vay gia tăng của đơn vị
  • Lãi suất vay thị trường khác.

 

GHI NHẬN LỖ DO SUY GIẢM GIÁ TRỊ
  • Lỗ do suy giảm giá trị tài sản được ghi nhận khi giá trị có thể thu hồi nhỏ hơn giá trị còn lại. [IAS 36,59]
  • Lỗ do suy giảm giá trị tài sản được ghi nhận là một khoản chi phí (trừ khi nó liên quan đến tài sản được đánh giá lại khi đó lỗ do suy giảm giá trị được coi là phần giảm của đánh giá lại). [IAS 36,60]
  • Điều chỉnh khấu hao cho các kỳ trong tương lai. [IAS 36.63]

 

ĐƠN VỊ TẠO TIỀN

Giá trị có thể thu hồi nên được xác định cho tài sản cụ thể nếu có thể. [IAS 36,66]

Nếu không thể xác định được giá trị có thể thu hồi (tức là giá trị cao hơn giữa giá trị hợp lý trừ chi phí thanh lý so với giá trị sử dụng) cho tài sản cụ thể, thì xác định giá trị có thể thu hồi đối với đơn vị tạo tiền của tài sản (CGU). [IAS 36.66] CGU là nhóm nhỏ nhất có thể xác định của các tài sản tạo ra dòng tiền vào và gần như độc lập với dòng tiền vào từ các tài sản hoặc nhóm tài sản khác. [IAS 36.6]

SUY GIẢM GIÁ TRỊ LỢI THẾ THƯƠNG MẠI

Lợi thế thương mại nên được đánh giá sự suy giảm giá trị hàng năm. [IAS 36,96]

Để đánh giá sự suy giảm giá trị, lợi thế thương mại phải được phân bổ cho từng đơn vị tạo tiền hoặc nhóm đơn vị tạo tiền của bên mua, dự kiến ​​sẽ được hưởng lợi từ sự kết hợp của hợp nhất kinh doanh, bất kể các tài sản hoặc nợ phải trả khác của bên bị mua gắn với các đơn vị tạo tiền hoặc các nhóm đơn vị tạo tiền. Mỗi đơn vị tạo tiền hoặc nhóm đơn vị tạo tiền mà lợi thế thương mại được phân bổ sẽ: [IAS 36,80]

  • Đại diện cho mức thấp nhất của đơn vị trong đó lợi thế thương mại được giám sát cho các mục đích quản lý nội bộ; và
  • Không lớn hơn bộ phận kinh doanh được xác định theo IFRS 8 Bộ phận kinh doanh.

 

Đơn vị tạo tiền mà lợi thế thương mại được phân bổ sẽ được đánh giá suy giảm giá trị ít nhất hàng năm bằng cách so sánh giá trị còn lại của đơn vị tạo tiền, bao gồm lợi thế thương mại, với giá trị có thể thu hồi của đơn vị tạo tiền: [IAS 36,90]

  • Nếu giá trị có thể thu hồi của đơn vị tạo tiền vượt quá giá trị còn lại của đơn vị tạo tiền, thì đơn vị tạo tiền và lợi thế thương mại được phân bổ cho đơn vị tạo tiền đó không bị suy giảm giá trị.
  • Nếu giá trị còn lại của đơn vị tạo tiền vượt quá giá trị có thể thu hồi của đơn vị tạo tiền, thì đơn vị phải ghi nhận lỗ do suy giảm giá trị.

 

Lỗ do suy giảm giá trị được phân bổ để ghi giảm giá trị còn lại của các tài sản của đơn vị tạo tiền (nhóm đơn vị tạo tiền) theo thứ tự sau: [IAS 36.104]

  • trước tiên, ghi giảm giá trị còn lại của mọi lợi thế thương mại đã được phân bổ cho đơn vị tạo tiền (nhóm đơn vị tạo tiền); và
  • Sau đó, ghi giảm giá trị còn lại của các tài sản khác của đơn vị tạo tiền (nhóm đơn vị tạo tiền) trên cơ sở nhất định.

 

Giá trị còn lại của một tài sản không nên được ghi giảm thấp hơn giá trị cao nhất của: [IAS 36.105]

  • Giá trị hợp lý trừ chi phí thanh lý (nếu có thể đo lường được)
  • Giá trị sử dụng (nếu có thể đo lường được)
  • Bằng 0

 

Nếu quy tắc trước được áp dụng, việc phân bổ thêm lỗ do suy giảm giá trị được thực hiện theo tỷ lệ nhất định cho các tài sản khác của đơn vị tạo tiền (nhóm đơn vị tạo tiền).

HOÀN NHẬP LỖ DO SUY GIẢM GIÁ TRỊ
  • Phương pháp tương tự như đối với việc xác định tài sản bị suy giảm giá trị: đánh giá tại ngày bảng cân đối kế toán để xác định dấu hiệu cho thấy khoản lỗ do suy giảm giá trị tài sản đã giảm. Nếu vậy, cần tính toán giá trị có thể thu hồi [IAS 36.110]
  • Không hoàn nhập đối với tháo gỡ giảm giá. [IAS 36.116]
  • Giá trị còn lại tăng lên do hoàn nhập không được lớn hơn nguyên giá đã khấu hao nếu suy giảm giá trị không được ghi nhận. [IAS 36.117]
  • Hoàn nhập khoản lỗ do suy giảm giá trị được ghi nhận vào báo cáo lãi lỗ trừ khi liên quan đến tài sản đánh giá lại [IAS 36.119]
  • Điều chỉnh khấu hao cho các kỳ tương lai. [IAS 36.121]
  • Hoàn nhập khoản lỗ do suy giảm giá trị của lợi thế thương mại bị nghiêm cấm. [IAS 36.124]

 

CÔNG BỐ

Công bố theo loại tài sản:

  • Lỗ do suy giảm giá trị được ghi nhận trong báo cáo lãi lỗ
  • Lỗ do suy giảm giá trị được hoàn nhập trong báo cáo lãi lỗ
  • Các khoản mục của báo cáo thu nhập toàn diện
  • Lỗ do suy giảm giá trị đối với các tài sản được đánh giá lại được ghi nhận trong báo cáo thu nhập toàn diện khác
  • Lỗ do suy giảm giá trị đối với các tài sản được đánh giá lại được hoàn nhập trong báo cáo thu nhập toàn diện khác

 

Công bố theo báo cáo bộ phận:

  • Lỗ do suy giảm giá trị được ghi nhận
  • Lỗ do suy giảm giá trị được hoàn nhập

 

Công bố khác:

Nếu khoản lỗ do suy giảm giá trị cụ thể (hoàn nhập) là trọng yếu phải công bố: [IAS 36.130]

  • Sự kiện và hoàn cảnh dẫn đến lỗ do suy giảm giá trị
  • Giá trị lỗ do suy giảm trị hoặc hoàn nhập
  • Tài sản cụ thể: bản chất và bộ phận mà nó liên quan
  • Đơn vị tạo tiền: mô tả, giá trị của khoản lỗ do suy giảm giá trị (hoàn nhập) theo loại tài sản và theo bộ phận.
  • Nếu giá trị có thể thu hồi là giá trị hợp lý trừ chi phí thanh lý, thì mức độ của phân cấp giá trị hợp lý (theo IFRS 13 Đo lường giá trị hợp lý) trong đó đo lường giá trị hợp lý được phân loại, các kỹ thuật định giá được sử dụng để đo lường giá trị hợp lý trừ chi phí thanh lý và các giả định chính yếu được sử dụng trong việc đo lường các thước đo giá trị hợp lý được phân loại trong 'Cấp độ 2' và 'Cấp độ 3' của hệ thống phân cấp giá trị hợp lý (*)
  • Nếu giá trị có thể thu hồi được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng, hoặc trên cơ sở giá trị hợp lý trừ chi phí thanh lý bằng cách sử dụng kỹ thuật định giá hiện giá  (*), thì công bố tỷ lệ chiết khấu

(*) Các sửa đổi được giới thiệu trong Công bố giá trị có thể thu hồi đối với Tài sản phi tài chính, có hiệu lực cho các kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2014.

Nếu khoản lỗ do suy giảm giá trị được ghi nhận (hoàn nhập) là trọng yếu trong tổng thể của báo cáo tài chính nói chung, hãy công bố: [IAS 36.131]

  • Loại tài sản chính bị ảnh hưởng
  • Sự kiện và hoàn cảnh chính

 

Công bố thông tin chi tiết về các ước tính được sử dụng để đo lường giá trị có thể thu hồi của các đơn vị tạo tiền có chứa lợi thế thương mại hoặc tài sản vô hình với thời gian sử dụng hữu ích vô thời hạn. [IAS 36.134-35]

TÓM TẮT NỘI DUNG IAS 38
TỔNG QUAN

IAS 38 Tài sản vô hình đưa ra các yêu cầu kế toán đối với tài sản vô hình, là tài sản phi tiền tệ không có hình thái vật chất và có thể xác định được (có thể riêng biệt hoặc phát sinh từ các quyền hợp đồng hoặc các quyền hợp pháp khác).

Tài sản vô hình đáp ứng các điều kiện ghi nhận thích hợp được đo lường ban đầu theo nguyên giá, sau đó được đo lường theo nguyên giá hoặc sử dụng mô hình đánh giá lại và được khấu hao có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích (trừ khi tài sản có thời gian sử dụng hữu ích không xác định, trong trường hợp đó không được khấu hao ).

IAS 38 đã được sửa đổi vào tháng 3 năm 2004 và áp dụng cho các tài sản vô hình có được trong hợp nhất kinh doanh xảy ra vào hoặc sau ngày 31 tháng 3 năm 2004, hoặc nói cách khác áp dụng cho các tài sản vô hình khác trong kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 31 tháng 3 năm 2004

MỤC TIÊU

Mục tiêu của IAS 38 là quy định phương pháp kế toán đối với các tài sản vô hình mà không được hướng dẫn một cách cụ thể trong một IFRS khác.

Chuẩn mực yêu cầu đơn vị ghi nhận tài sản vô hình khi và chỉ khi, một số điều kiện nhất định được đáp ứng. Chuẩn mực cũng quy định phương pháp đo lường giá trị ghi sổ tài sản vô hình và yêu cầu một số công bố nhất định liên quan đến tài sản vô hình. [IAS 38.1]

PHẠM VI

IAS 38 áp dụng cho tất cả các tài sản vô hình, ngoại trừ: [IAS 38.2-3]

  • Tài sản tài chính (xem IAS 32 Công cụ tài chính: Trình bày)
  • Tài sản phát sinh từ hoạt động thăm dò và đánh giá (xem IFRS 6 Thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản)
  • Chi tiêu cho triển khai và khai thác khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và các tài nguyên tương tự
  • Tài sản vô hình phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm được phát hành bởi các công ty bảo hiểm
  • Tài sản vô hình áp dụng bởi một IFRS khác, chẳng hạn như tài sản vô hình nắm giữ để bán (IFRS 5 Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và hoạt động không tiếp tục), tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (IAS 12 Thuế thu nhập doanh nghiệp), tài sản thuê (IAS 17 Thuê tài sản), tài sản phát sinh từ lợi ích người lao động (IAS 19 Lợi ích người lao động (2011)) và lợi thế thương mại (IFRS 3 Hợp nhất kinh doanh).

 

 

ĐỊNH NGHĨA CHÍNH

Tài sản vô hình: tài sản phi tiền tệ có thể xác định được mà không có hình thái vật chất. Tài sản là một nguồn lực được kiểm soát bởi đơn vị từ các sự kiện trong quá khứ (ví dụ: mua hoặc tự tạo) và từ đó mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai (dòng tiền vào hoặc tài sản khác). [IAS 38.8] Do đó, ba thuộc tính quan trọng của tài sản vô hình:

  • Xác định được
  • Kiểm soát (quyền thu được lợi ích từ tài sản)
  • Lợi ích kinh tế trong tương lai (như doanh thu hoặc giảm chi phí trong tương lai)

 

Xác định được: một tài sản là xác định được khi:

  • Riêng biệt (có khả năng tách riêng và bán, chuyển nhượng, cấp phép, thuê hoặc trao đổi, riêng lẻ hoặc cùng trong một hợp đồng liên quan) hoặc
  • Phát sinh từ các quyền hợp đồng hoặc các quyền hợp pháp khác, bất kể các quyền đó được chuyển nhượng hoặc tách biệt ra khỏi đơn vị hoặc các quyền và nghĩa vụ khác.

 

Ví dụ về tài sản vô hình

  • Công nghệ được cấp bằng sáng chế, phần mềm máy tính, cơ sở dữ liệu và bí mật thương mại
  • Nhãn hiệu, trang phục thương mại, tiêu đề báo chí, tên miền internet
  • Tài liệu video và nghe nhìn (ví dụ: hình ảnh chuyển động, chương trình truyền hình)
  • Danh sách khách hàng
  • Quyền cung cấp dịch vụ thế chấp
  • Cấp phép, tiền bản quyền và thỏa thuận tạm hoãn
  • Hạn ngạch nhập khẩu
  • Thỏa thuận nhượng quyền thương mại
  • Mối quan hệ khách hàng và nhà cung cấp (bao gồm cả danh sách khách hàng)
  • Quyền quảng cáo tiếp thị

 

Tài sản vô hình có thể có được:

  • Bằng cách mua riêng
  • Như là một phần của hợp nhất kinh doanh
  • Bởi một khoản trợ cấp của chính phủ
  • Bằng cách trao đổi tài sản
  • Bằng cách tự tạo (tạo ra trong nội bộ)

 

GHI NHẬN
1. Điều kiện ghi nhận

IAS 38 yêu cầu đơn vị ghi nhận tài sản vô hình, bất kể được mua hoặc tự tạo (nguyên giá) khi và chỉ khi: [IAS 38,21]

  • Có khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ tài sản cho đơn vị; và
  • Nguyên giá của tài sản có thể được đo lường đáng tin cậy.

 

Yêu cầu này áp dụng bất kể tài sản vô hình được mua bên ngoài hoặc được tạo ra trong nội bộ. IAS 38 bao gồm các điều kiện ghi nhận bổ sung cho các tài sản vô hình được tạo ra trong nội bộ (xem bên dưới).

Khả năng mang đến lợi ích kinh tế trong tương lai phải dựa trên các giả định hợp lý và có tính hỗ trợ về các điều kiện sẽ hiện hữu trong vòng đời của tài sản. [IAS 38,22] Khả năng xảy ra điều kiện ghi nhận luôn được coi là thỏa mãn đối với các tài sản vô hình được mua riêng hoặc trong hợp nhất kinh doanh. [IAS 38,33]

Nếu điều kiện ghi nhận không đáp ứng. Nếu khoản mục không đáp ứng cả định nghĩa và điều kiện ghi nhận là tài sản vô hình, IAS 38 yêu cầu chi tiêu cho khoản mục này phải được ghi nhận là chi phí khi chúng phát sinh. [IAS 38,68]

Hợp nhất kinh doanh. Có một giả định cho rằng giá trị hợp lý (và đó là nguyên giá) của một tài sản vô hình có được trong hợp nhất kinh doanh có thể được đo lường một cách đáng tin cậy. [IAS 38,35] Một khoản chi (bao gồm trong chi phí mua) cho một khoản mục không đáp ứng cả định nghĩa và điều kiện ghi nhận cho một tài sản vô hình sẽ là một phần của giá trị lợi thế thương mại được ghi nhận tại ngày mua.

Phục hồi. Chuẩn mực cũng cấm đơn vị phục hồi ghi nhận như một tài sản vô hình đối với một khoản chi ban đầu được tính vào chi phí. [IAS 38,71]

2. Ghi nhận ban đầu: chi phí nghiên cứu và phát triển
  • Tất cả các chi phí nghiên cứu được ghi nhận vào chi phí. [IAS 38,54]
  • Chi phí phát triển chỉ được vốn hóa sau khi tính khả thi về thương mại và kỹ thuật của tài sản cho mục đích bán hoặc sử dụng đã được thiết lập. Điều này có nghĩa là đơn vị phải có dự định và có thể hoàn thành tài sản vô hình và sử dụng nó hoặc bán nó và có thể chứng minh cách thức tài sản sẽ tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai. [IAS 38,57]

 

Nếu đơn vị không thể phân biệt giai đoạn nghiên cứu của dự án nội bộ tạo ra tài sản vô hình với giai đoạn phát triển, thì đơn vị xử lý kế toán đối với các chi tiêu cho dự án đó như thể nó chỉ phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu.

3. Ghi nhận ban đầu: chi phí trong quá trình nghiên cứu và phát triển trong hợp nhất kinh doanh

Một dự án nghiên cứu và phát triển nhận được trong hợp nhất kinh doanh được ghi nhận là một tài sản với nguyên giá, ngay cả khi một phần trong đó là nghiên cứu. Chi phí sau đó cho dự án được tính như bất kỳ chi phí nghiên cứu và phát triển khác (được ghi nhận chi phí ngoại trừ chi tiêu đáp ứng các điều kiện trong IAS 38 để ghi nhận chi tiêu đó là tài sản vô hình). [IAS 38,34]

4. Ghi nhận ban đầu: nhãn hiệu được tạo ra trong nội bộ, tiêu đề quảng cáo, tiêu đề xuất bản, danh sách khách hàng

Nhãn hiệu, tiêu đề quảng cáo, tiêu đề xuất bản, danh sách khách hàng và các khoản mục tương tự về bản chất được tạo ra trong nội bộ không nên được ghi nhận là tài sản. [IAS 38,63]

5. Ghi nhận ban đầu: phần mềm máy tính
  • Đã mua: vốn hóa
  • Hệ điều hành cho phần cứng: bao gồm chi phí phần cứng
  • Phát triển nội bộ (bất kể sử dụng hay bán): ghi nhận vào chi phí cho đến khi khả thi về công nghệ, lợi ích có thể xảy ra trong tương lai, dự định và khả năng sử dụng hoặc bán phần mềm, nguồn lực để hoàn thành phần mềm và khả năng đo lường chi phí.
  • Khấu hao: trong thời gian sử dụng hữu ích, dựa trên mô hình lợi ích (phương pháp đường thẳng là mặc định).

 

6. Ghi nhận ban đầu: một số loại chi phí xác định khác

Các khoản mục sau đây phải được ghi nhận vào chi phí khi phát sinh:

  • Lợi thế thương mại được tạo ra trong nội bộ [IAS 38.48]
  • Chi phí khởi động, trước khi mở cửa và vận hành [IAS 38,69]
  • Chi phí đào tạo [IAS 38,69]
  • Chi phí quảng cáo và khuyến mại, bao gồm các catalog đặt hàng qua thư điện tử [IAS 38,69]
  • Chi phí thay đổi địa điểm [IAS 38,69]

 

Với mục đích này, 'khi phát sinh' có nghĩa là đơn vị nhận được hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan. Nếu đơn vị đã thanh toán trước cho các khoản mục trên, khoản trả trước đó được ghi nhận là tài sản cho đến khi đơn vị nhận được hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan. [IAS 38,70]

ĐO LƯỜNG BAN ĐẦU

Tài sản vô hình ban đầu được đo lường theo nguyên giá. [IAS 38.24]

ĐO LƯỜNG SAU KHI MUA: MÔ HÌNH CHI PHÍ VÀ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ LẠI

Đơn vị phải chọn mô hình chi phí hoặc mô hình đánh giá lại cho từng loại tài sản vô hình. [IAS 38,72]

1. Mô hình chi phí

Sau khi ghi nhận ban đầu, tài sản vô hình nên được ghi nhận theo nguyên giá trừ khấu hao lũy kế và lỗ do suy giảm giá trị. [IAS 38,74]

2. Mô hình đánh giá lại

Tài sản vô hình có thể được ghi nhận tại giá trị đánh giá lại (dựa trên giá trị hợp lý) trừ đi các khoản khấu hao và lỗ do suy giảm giá trị sau đó, nếu giá trị hợp lý có thể được xác định bằng cách tham chiếu đến thị trường hoạt động. [IAS 38,75] Các thị trường hoạt động như vậy dự kiến ​​sẽ không phổ biến đối với các tài sản vô hình. [IAS 38.78] Ví dụ:

  • Hạn ngạch sản xuất
  • Giấy phép câu cá
  • Giấy phép taxi

 

Theo mô hình đánh giá lại, tăng giá trị do đánh giá lại được ghi nhận trong thu nhập toàn diện khác và được tính lũy kế trong "thặng dư đánh giá lại" trong vốn chủ sở hữu, trừ khi chúng hoàn nhập mức giảm giá trị của đánh giá lại trước đó được ghi nhận trong báo cáo lãi lỗ. Nếu tài sản vô hình được đánh giá lại có thời gian sử dụng hữu hạn và do đó, được khấu hao (xem bên dưới), thì giá trị đánh giá lại được khấu hao. [IAS 38,85]

 

PHÂN LOẠI TÀI SẢN VÔ HÌNH DỰA TRÊN THỜI GIAN SỬ DỤNG HỮU ÍCH

Tài sản vô hình được phân loại : [IAS 38,88]

  • Thời gian sử dụng không xác định: không có khả năng thấy được giới hạn về khoảng thời gian mà tài sản dự kiến ​​sẽ tạo ra dòng tiền ròng cho đơn vị.
  • Thời gian sử dụng xác định: một khoảng thời gian hữu hạn mà lợi ích mang lại cho đơn vị.

 

1. Đo lường sau khi mua: tài sản vô hình với thời gian sử dụng hữu ích xác định

Nguyên giá trừ giá trị có thể thu hồi của một tài sản vô hình có thời gian sử dụng xác định nên được khấu hao trên cơ sở có hệ thống trong suốt thời gian xác định đó: [IAS 38.97]

  • Phương pháp khấu hao phải phản ánh mô hình lợi ích.
  • Nếu mô hình lợi ích không thể được xác định một cách đáng tin cậy, thì khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
  • Chi phí khấu hao được ghi nhận vào báo cáo lãi lỗ trừ khi IFRS khác bắt buộc tính vào chi phí của một tài sản khác.
  • Thời gian khấu hao phải được xem xét ít nhất hàng năm. [IAS 38.104]

 

Giảm giá bán dự kiến trong tương lai có thể là dấu hiệu cho thấy tỷ lệ tiêu thụ cao hơn của lợi ích kinh tế trong tương lai từ tài sản. [IAS 18,92]

Chuẩn mực chứa một giả định có thể bác bỏ phương pháp khấu hao dựa trên doanh thu đối với tài sản vô hình khi không phù hợp. Tuy nhiên, có những trường hợp giới hạn khi giả định có thể được đáp ứng:

  • Tài sản vô hình được thể hiện dưới dạng thước đo doanh thu; và
  • Có thể chứng minh rằng doanh thu và tiêu thụ lợi ích kinh tế của tài sản vô hình có mối tương quan cao. [IAS 38,98A]

 

Lưu ý: Hướng dẫn về giảm giá bán dự kiến ​​trong tương lai và làm rõ về phương pháp khấu hao dựa trên doanh thu được giới thiệu trong Sự làm rõ các phương pháp khấu hao và phân bổ có thể được chấp nhận, áp dụng cho kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2016.

 

Ví dụ về khấu hao dựa trên doanh thu có thể phù hợp

IAS 38 lưu ý rằng trong trường hợp yếu tố giới hạn chiếm ưu thế vốn có trong tài sản vô hình là kết quả của ngưỡng doanh thu, thì doanh thu được tạo ra có thể là cơ sở thích hợp để khấu hao tài sản. Chuẩn mực cung cấp các ví dụ sau trong đó doanh thu được tạo có thể là cơ sở thích hợp để khấu hao: [IAS 38,98C]

  • Một nhượng bộ để khám phá và khai thác vàng từ một mỏ vàng chỉ giới hạn ở một lượng doanh thu cố định được tạo ra từ việc khai thác vàng
  • Quyền vận hành đường bộ có thu phí dựa trên một lượng doanh thu cố định tạo ra từ phí cầu đường lũy kế.

Tài sản cần được đánh giá mức độ suy giảm giá trị theo IAS 36. [IAS 38.111]

2. Đo lường sau khi mua: tài sản vô hình với thời gian sử dụng hữu ích không xác định

Một tài sản vô hình với thời gian sử dụng hữu ích không xác định không nên được khấu hao. [IAS 38.107]

Thời gian sử dụng hữu ích của tài sản nên được xem xét mỗi kỳ báo cáo để xác định xem có hay không các sự kiện và hoàn cảnh vẫn tiếp tục hỗ trợ đánh giá về thời gian sử dụng hữu ích không xác định cho tài sản đó. Nếu không làm như vậy, sự thay đổi trong đánh giá về thời gian sử dụng hữu ích từ không xác định đến xác dịnh nên được xem là một thay đổi trong ước tính kế toán. [IAS 38.109]

Tài sản cũng cần được đánh giá mức độ suy giảm giá trị theo IAS 36. [IAS 38.111]

KHOẢN CHI SAU GHI NHẬN BAN ĐẦU

Do bản chất của tài sản vô hình, nên chi tiêu sau đó sẽ hiếm khi đáp ứng các điều kiện để được ghi nhận trong giá trị ghi sổ của tài sản. [IAS 38.20] Chi tiêu sau đó cho các nhãn hiệu, tiêu đề quảng cáo, tiêu đề xuất bản, danh sách khách hàng và các khoản mục tương tự luôn được ghi nhận vào báo cáo lãi lỗ khi phát sinh. [IAS 38,63]

CÔNG BỐ

Đối với mỗi loại tài sản vô hình, thì công bố bao gồm: [IAS 38.118 và 38.122]

  • Thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao
  • Phương pháp khấu hao
  • Nguyên giá
  • Khấu hao lũy kế và lỗ do suy giảm giá trị
  • Các khoản mục trong báo cáo thu nhập được khấu hao
  • Đối chiếu giá trị sổ sách vào đầu và cuối kỳ, bao gồm:
    • bổ sung (các hợp nhất kinh doanh riêng)
    • tài sản nắm giữ để bán
    • dừng ghi nhận và thanh lý khác
    • đánh giá lại
    • suy giảm giá trị
    • hoàn nhập suy giảm giá trị
    • khấu hao
    • chênh lệch tỷ giá hối đoái
    • thay đổi khác

 

  • Cơ sở để xác định tài sản vô hình có thời gian sử dụng không xác định
  • Mô tả và giá trị sổ sách riêng cho các tài sản vô hình trọng yếu
  • Một số công bố đặc biệt về tài sản vô hình có được từ các khoản trợ cấp của chính phủ
  • Thông tin về tài sản vô hình bị hạn chế
  • Cam kết hợp đồng để có được tài sản vô hình

 

Công bố bổ sung là cần thiết bao gồm:

  • Tài sản vô hình được ghi nhận theo đánh giá lại [IAS 38.124]
  • Giá trị chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển được ghi nhận là chi phí trong kỳ hiện tại [IAS 38.126]

 

TÓM TẮT NỘI DUNG IAS 39
TỔNG QUAN

IAS 39 Công cụ tài chính: Ghi nhận và Đo lường đưa ra các yêu cầu đối với việc ghi nhận và đo lường tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính và một số hợp đồng mua hoặc bán các khoản mục phi tài chính. Công cụ tài chính được ghi nhận ban đầu khi đơn vị trở thành một bên trong các điều khoản hợp đồng về công cụ tài chính và được phân loại thành nhiều danh mục khác nhau tùy thuộc vào loại công cụ tài chính, sau đó xác định phương pháp đo lường công cụ tài chính (điển hình là giá trị được phân bổ hoặc giá trị hợp lý). Các quy tắc đặc biệt áp dụng cho các công cụ phái sinh gắn kèm và công cụ phòng ngừa rủi ro.

IAS 39 được phát hành lại vào tháng 12 năm 2003, áp dụng cho kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2005 và sẽ được thay thế phần lớn bởi IFRS 9 Công cụ tài chính cho kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2018.


PHẠM VI

IAS 39 Công cụ tài chính: Ghi nhận và Đo lường đưa ra các yêu cầu đối với việc ghi nhận và đo lường tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính và một số hợp đồng mua hoặc bán các khoản mục phi tài chính. Công cụ tài chính được ghi nhận ban đầu khi đơn vị trở thành một bên trong các điều khoản hợp đồng về công cụ tài chính và được phân loại thành nhiều danh mục khác nhau tùy thuộc vào loại công cụ tài chính, sau đó xác định phương pháp đo lường công cụ tài chính (điển hình là giá trị được phân bổ hoặc giá trị hợp lý). Các quy tắc đặc biệt áp dụng cho các công cụ phái sinh gắn kèm và công cụ phòng ngừa rủi ro.

IAS 39 được phát hành lại vào tháng 12 năm 2003, áp dụng cho kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2005 và sẽ được thay thế phần lớn bởi IFRS 9 Công cụ tài chính cho kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2018.

Phạm vi loại trừ

IAS 39 áp dụng cho tất cả các loại công cụ tài chính ngoại trừ các loại công cụ tài chính sau đây, nằm ngoài phạm vi của IAS 39: [IAS 39.2]

  • Lợi ích trong các công ty con, công ty liên kết và liên doanh được hạch toán theo IAS 27 Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất, IAS 28 Đầu tư vào công ty liên kết hoặc IAS 31 Lợi ích trong công ty liên doanh (hoặc, đối với kỳ báo cáo bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2013, IFRS 10 Báo cáo tài chính hợp nhất, IAS 27 Báo cáo tài chính riêng hoặc IAS 28 Đầu tư vào công ty liên kết và công ty liên doanh); tuy nhiên IAS 39 áp dụng trong các trường hợp mà theo các chuẩn mực đó các lợi ích đó phải được hạch toán theo IAS 39. Chuẩn mực này cũng áp dụng cho hầu hết các công cụ phái sinh trên các lợi ích trong công ty con, công ty liên kết hoặc liên doanh
  • Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo quỹ phúc lợi người lao động khi áp dụng IAS 19 Lợi ích người lao động
  • Hợp đồng kỳ hạn giữa bên mua và bên bán nắm giữ cổ phần để mua hoặc bán bên được mua mà tạo ra một hợp nhất kinh doanh vào ngày mua trong tương lai
  • Quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm, ngoại trừ trường hợp IAS 39 sẽ áp dụng cho các công cụ tài chính có hình thức hợp đồng bảo hiểm (hoặc tái bảo hiểm) nhưng bản chất lại liên quan đến việc chuyển rủi ro tài chính và các công cụ phái sinh gắn kèm trong hợp đồng bảo hiểm
  • Công cụ tài chính đáp ứng định nghĩa về vốn chủ sở hữu theo IAS 32 Công cụ tài chính: Trình bày
  • Công cụ tài chính, hợp đồng và nghĩa vụ trong giao dịch thanh toán trên cơ sở cổ phiếu khi áp dụng IFRS 2 Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu
  • Quyền đối với các khoản thanh toán hoàn trả khi áp dụng IAS 37 Dự phòng, nợ phải trả tiềm tàng và tài sản tiềm tàng.

 

Bảo lãnh tài chính

IAS 39 áp dụng cho các hợp đồng bảo lãnh tài chính đã phát hành. Tuy nhiên, nếu tổ chức phát hành hợp đồng bảo lãnh tài chính trước đây đã khẳng định rõ ràng rằng họ xem các hợp đồng đó như hợp đồng bảo hiểm và đã sử dụng kế toán áp dụng cho hợp đồng bảo hiểm, thì tổ chức phát hành có thể chọn áp dụng IAS 39 hoặc IFRS 4 Hợp đồng bảo hiểm cho các hợp đồng bảo lãnh tài chính đó. Tổ chức phát hành có thể thực hiện lựa chọn theo từng hợp đồng, nhưng việc lựa chọn theo từng hợp đồng là không thể hủy ngang.

Kế toán đối với bên nắm giữ được loại trừ khỏi phạm vi của IAS 39 và IFRS 4 (trừ khi hợp đồng là hợp đồng tái bảo hiểm). Do đó, áp dụng các đoạn 10-12 của IAS 8 Chính sách kế toán, thay đổi trong uớc tính và sai sót kế toán. Các đoạn này quy định các tiêu chí sử dụng để xây dựng chính sách kế toán nếu không có IFRS nào áp dụng cụ thể cho khoản mục.

Thuê tài sản

IAS 39 áp dụng cho các khoản phải thu và phải trả thuê tài sản chỉ trong các khía cạnh hạn chế: [IAS 39.2 (b)]

  • IAS 39 áp dụng cho các khoản phải thu thuê tài sản liên quan đến điều khoản về dừng ghi nhận và suy giảm giá trị
  • IAS 39 áp dụng cho các khoản phải trả thuê tài sản liên quan đến điều khoản về dừng ghi nhận

 

IAS 39 áp dụng cho các công cụ phái sinh gắn kèm trong thuê tài sản.

Cam kết cho vay

Cam kết cho vay nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của IAS 39 nếu chúng không được thanh toán ròng bằng tiền hoặc công cụ tài chính khác, chúng không được chỉ định là nợ phải trả tài chính theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ và đơn vị không thực hiện việc bán các khoản vay trước đây mà kết quả tạo ra từ sự cam kết ngay sau khi bắt đầu. Bên phát hành cam kết cung cấp khoản cho vay với tỷ lệ lãi suất thấp hơn thị trường được yêu cầu ghi nhận ban đầu cam kết đó theo giá trị hợp lý; sau đó, Bên phát hành sẽ đo lường lại ở mức cao hơn giữa (a) giá trị được ghi nhận theo IAS 37 và (b) giá trị được ghi nhận ban đầu trừ đi, nếu thích hợp, giá trị phân bổ lũy kế được ghi nhận theo IAS 18. Bên phát hành cam kết cho vay phải áp dụng IAS 37 đối với các cam kết cho vay khác không thuộc phạm vi của IAS 39 (nghĩa là các cam kết được thực hiện tại thị trường hoặc ở trên). Cam kết cho vay phải tuân theo các điều khoản về dừng ghi nhận của IAS 39. [IAS 39.4]

Hợp đồng mua hoặc bán các khoản mục tài chính

Các hợp đồng mua hoặc bán các khoản mục tài chính luôn nằm trong phạm vi của IAS 39 (trừ khi áp dụng một trong các trường hợp ngoại lệ khác).

Hợp đồng mua hoặc bán các khoản mục phi tài chính

Các hợp đồng mua hoặc bán các khoản mục phi tài chính nằm trong phạm vi của IAS 39 nếu chúng được thanh toán ròng bằng tiền hoặc một tài sản tài chính khác và không được ký kết và nắm giữ cho mục đích nhận hoặc chuyển giao một khoản mục phi tài chính phù hợp với yêu cầu mua, bán hoặc sử dụng dự kiến ​​của đơn vị. Hợp đồng mua hoặc bán các khoản mục phi tài chính nằm trong phạm vi chuẩn mực nếu thanh toán ròng xảy ra. Các trường hợp sau đây chứa thanh toán ròng: [IAS 39.5-6]

  • điều khoản của hợp đồng cho phép một trong hai bên đối tác thanh toán ròng
  • thực tế trong quá khứ các hợp đồng tương tự thanh toán ròng
  • thực tế trong quá khứ các hợp đồng tương tự, việc chuyển giao khoản mục phi tài chính cơ sở và bán nó trong một khoảng thời gian ngắn sau khi chuyển giao để tạo ra lợi nhuận từ những biến động ngắn hạn trong giá bán, hoặc từ lợi nhuận của đại lý, hoặc
  • khoản mục phi tài chính có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền.

 

Công cụ phái sinh thời tiết

Mặc dù các hợp đồng yêu cầu thanh toán dựa trên biến số khí hậu, địa chất hoặc vật lý khác nhìn chung bị loại trừ khỏi phiên bản gốc của IAS 39, nhưng chúng đã được thêm vào phạm vi của IAS 39 sửa đổi vào tháng 12 năm 2003 nếu chúng không thuộc phạm vi của IFRS 4. [IAS 39.AG1]


ĐỊNH NGHĨA

IAS 39 kết hợp các định nghĩa của các khoản mục sau từ IAS 32 Công cụ tài chính: Trình bày: [IAS 39.8]

  • công cụ tài chính
  • tài sản tài chính
  • nợ phải trả tài chính
  • công cụ vốn chủ sở hữu.

 

Lưu ý: Trường hợp đơn vị áp dụng IFRS 9 Công cụ tài chính trước ngày bắt buộc áp dụng (ngày 1 tháng 1 năm 2015), các định nghĩa của các khoản mục sau đây cũng được kết hợp với IFRS 9: dừng ghi nhận, phái sinh, giá trị hợp lý, hợp đồng bảo lãnh tài chính. Định nghĩa của các khoản mục nêu dưới đây (nếu có liên quan) là định nghĩa của IAS 39.

 

Ví dụ phổ biến về các công cụ tài chính trong phạm vi của IAS 39
  • tiền mặt
  • tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn
  • thương phiếu
  • Khoản phải thu, khoản phải trả, thương phiếu phải thu, thương phiếu phải trả, khoản cho vay phải thu và khoản cho vay phải trả.
  • chứng khoán nợ và chứng khoán vốn. Đây là những công cụ tài chính theo quan điểm của cả bên nắm giữ và bên phát hành Danh mục này bao gồm các khoản đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết và công ty liên doanh
  • chứng khoán bảo đảm bằng tài sản như nghĩa vụ thế chấp có bảo đảm, hợp đồng mua lại, và các khoản phải thu được chứng khoán hóa
  • công cụ phái sinh, bao gồm quyền chọn, đặc quyền mua, chứng quyền, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi.

 

Công cụ phái sinh là một công cụ tài chính:

  • Giá trị biến động tương ứng với các thay đổi của biến số cơ sở như lãi suất, giá hàng hóa hoặc chứng khoán, hoặc chỉ số;
  • Không yêu cầu giá trị đầu tư ban đầu, hoặc yêu cầu một khoản đầu tư nhỏ hơn mức được yêu cầu đối với một hợp đồng mà có phản ứng tương tự với những thay đổi của các yếu tố thị trường; và
  • được thanh toán vào một thời điểm trong tương lai. [IAS 39,9]

 

Ví dụ công cụ phái sinh
Hợp đồng kỳ hạn: Hợp đồng mua hoặc bán số lượng cụ thể công cụ tài chính, hàng hóa hoặc ngoại tệ với một mức giá cụ thể được xác định ngay từ đầu, với việc giao hàng hoặc thanh toán được thực hiện vào một ngày cụ thể trong tương lai. Thanh toán khi đáo hạn bằng việc giao hàng hóa thực tế cụ thể theo hợp đồng, hoặc thanh toán bằng tiền mặt ròng.

Hợp đồng hoán đổi lãi suất và hợp đồng lãi suất kỳ hạn: Hợp đồng trao đổi dòng tiền vào một ngày cụ thể hoặc định kỳ dựa trên giá trị danh nghĩa và lãi suất cố định và lãi suất biến đổi.

Hợp đồng tương lai: Hợp đồng này tương tự như hợp đồng kỳ hạn nhưng có những điểm khác biệt sau: hợp đồng tương lai được trao đổi mua bán chung, trong khi hợp đồng kỳ hạn được thiết kế riêng. Hợp đồng tương lai thường được thanh toán thông qua giao dịch bù trừ (đảo ngược), trong khi hợp đồng kỳ hạn thường được thanh toán bằng cách chuyển giao hàng hóa cơ sở hoặc thanh toán tiền mặt.

Quyền chọn: Hợp đồng cung cấp cho bên mua quyền, nhưng không có nghĩa vụ, để mua (quyền chọn mua) hoặc bán (quyền chọn bán) một số lượng cụ thể công cụ tài chính, hàng hóa hoặc ngoại tệ với một mức giá xác định (giá thực tế), trong suốt hoặc tại một khoảng thời gian xác định. Chúng có thể được tạo riêng hoặc trao đổi mua bán. Người mua quyền chọn trả cho người bán (người bán quyền chọn) quyền chọn một khoản phí (phí quyền chọn) để bù đắp cho người bán về rủi ro thanh toán theo quyền chọn.

Hợp đồng mua quyền chọn mua lãi suất và hợp đồng mua quyền chọn bán lãi suất: Đây là những hợp đồng đôi khi được gọi là quyền chọn lãi suất. Lãi suất trong hợp đồng mua quyền chọn mua lãi suất sẽ bù đắp cho người mua nếu lãi suất tăng lên trên lãi suất xác định trước (lãi suất thực tế) trong khi đó, lãi suất trong hợp đồng mua quyền chọn bán lãi suất sẽ bù đắp cho người mua nếu lãi suất giảm xuống dưới mức lãi suất xác định trước.

 

Công cụ phái sinh gắn kèm

Một số hợp đồng không phải là công cụ tài chính, tuy nhiên có thể có các công cụ tài chính gắn kèm với chúng. Ví dụ, một hợp đồng mua hàng hóa với giá cố định để giao hàng vào một ngày trong tương lai đã kèm vào đó một công cụ phái sinh được lập chỉ số theo giá của hàng hóa đó.

Công cụ phái sinh gắn kèm là một đặc tính của hợp đồng, các dòng tiền liên quan đến đặc tính đó hoạt động tương tự như một công cụ phái sinh độc lập. Tương tự các công cụ phái sinh phải được hạch toán theo giá trị hợp lý trên bảng cân đối kế toán với các thay đổi được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, do đó một số công cụ phái sinh gắn kèm cũng thực hiện như vậy. IAS 39 yêu cầu công cụ phái sinh gắn kèm phải được tách riêng khỏi hợp đồng cơ sở của nó và được được hạch toán như một công cụ phái sinh khi: [IAS 39.11]

  • các rủi ro kinh tế và các đặc điểm của công cụ phái sinh gắn kèm không liên quan chặt chẽ đến các rủi ro và đặc điểm của hợp đồng cơ sở.
  • một công cụ riêng biệt với các điều khoản tương tự như công cụ phái sinh gắn kèm đáp ứng định nghĩa về một công cụ phái sinh, và
  • toàn bộ công cụ không được đo lường theo giá trị hợp lý với những thay đổi trong giá trị hợp lý được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

 

Nếu một công cụ phái sinh gắn kèm được tách riêng, thì hợp đồng cơ sở được hạch toán theo chuẩn mực thích hợp (ví dụ: theo IAS 39 nếu hợp đồng cơ sở là một công cụ tài chính). Phụ lục A của IAS 39 cung cấp các ví dụ về các công cụ phái sinh gắn kèm có liên quan chặt chẽ với hợp đồng cơ sở của chúng và không có liên quan chặt chẽ với các hợp đồng cơ sở của chúng.

Ví dụ về các công cụ phái sinh gắn kèm không liên quan chặt chẽ đến hợp đồng cơ sở của chúng (và do đó phải được tính riêng) bao gồm:

  • Quyền chọn chuyển đổi vốn cổ phần từ nợ sang cổ phần thường (chỉ từ quan điểm của người nắm giữ) [IAS 39.AG30 (f)]
  • các khoản thanh toán lãi hoặc gốc được lập chỉ số theo hàng hóa trong các hợp đồng nợ cơ sở [IAS 39.AG30 (e)]
  • Quyền chọn lãi suất trong các hợp đồng nợ cơ sở tính bằng tiền khi công cụ được phát hành [IAS 39.AG33 (b)]
  • Các điều chỉnh lạm phát có đòn bẩy để thanh toán tiền thuê [IAS 39.AG33 (f)]
  • Công cụ phái sinh tiền tệ trong các hợp đồng mua hoặc bán các khoản mục phi tài chính mà ngoại tệ không phải là đơn vị tiền tệ của một trong hai đối tác của hợp đồng, không phải là đơn vị tiền tệ mà hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan thường được sử dụng trong các giao dịch thương mại trên thế giới, và không phải là đơn vị tiền tệ thường được sử dụng trong các hợp đồng như vậy trong môi trường kinh tế mà giao dịch diễn ra. [IAS 39.AG33 (d)]

 

Nếu IAS 39 yêu cầu công cụ phái sinh gắn kèm tách riêng khỏi hợp đồng cơ sở của nó, nhưng đơn vị không thể đo lường công cụ phái sinh gắn kèm riêng, thì toàn bộ hợp đồng kết hợp phải được chỉ định là tài sản tài chính theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ). [IAS 39.12]


PHÂN LOẠI NỢ PHẢI TRẢ HOẶC VỐN CHỦ SỞ HỮU

Vì IAS 39 không đề cập đến xử lý kế toán các công cụ vốn chủ sở hữu được phát hành bởi đơn vị báo cáo nhưng nó đề cập đến xử lý kế toán nợ phải trả tài chính, nên việc phân loại một công cụ là nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu là rất quan trọng. IAS 32 Công cụ tài chính: Trình bày đã giải quyết câu hỏi về phân loại này.


PHÂN LOẠI TÀI SẢN TÀI CHÍNH

IAS 39 yêu cầu tài sản tài chính phải được phân loại theo một trong các danh mục sau: [IAS 39,45]

  • Các tài sản tài chính theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ
  • Các tài sản tài chính sẵn sàng để bán
  • Các khoản cho vay và phải thu
  • Các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn

 

Các danh mục này được sử dụng để xác định cách thức ghi nhận và đo lường một tài sản tài chính cụ thể trong báo cáo tài chính.

Tài sản tài chính theo giá trị hợp lý thông qua lãi hoặc lỗ. Danh mục này có hai danh mục phụ:

  • Được chỉ định. Loại thứ nhất bao gồm bất kỳ tài sản tài chính nào được chỉ định khi ghi nhận ban đầu là tài sản được đo lường theo giá trị hợp lý với thay đổi giá trị hợp lý được ghi nhận trong báo cáo lãi lỗ.
  • Nắm giữ cho mục đích kinh doanh. Loại thứ hai bao gồm các tài sản tài chính được nắm giữ cho mục đích kinh doanh. Tất cả các công cụ phái sinh (ngoại trừ các công cụ phòng ngừa rủi ro được chỉ định) và tài sản tài chính mua hoặc nắm giữ với mục đích bán trong ngắn hạn hoặc có mẫu hình chốt lời ngắn hạn gần đây đều là nắm giữ cho mục đích kinh doanh. [IAS 39,9]

 

Tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) là bất kỳ tài sản tài chính phi phái sinh nào được chỉ định khi ghi nhận ban đầu là sẵn sàng để bán hoặc bất kỳ công cụ nào khác không được phân loại là (a) các khoản cho vay và phải thu, (b) các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn hoặc (c) tài sản tài chính theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ. [IAS 39.9] Tài sản AFS được đo lường theo giá trị hợp lý trong bảng cân đối kế toán. Các thay đổi giá trị hợp lý của tài sản AFS được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu, thông qua báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, ngoại trừ lãi trên tài sản AFS (được ghi nhận vào thu nhập trên cơ sở tỷ suất thực), tổn thất do suy giảm giá trị và (đối với các công cụ nợ AFS gánh chịu rủi ro lãi suất ) lãi hoặc lỗ do chênh lệch tỷ giá. Lãi hoặc lỗ lũy kế mà được ghi nhận trong vốn chủ sở hữu, sẽ được ghi nhận vào báo cáo lãi lỗ khi tài sản tài chính sẵn sàng để bán bị dừng ghi nhận. [IAS 39,55 (b)]

Khoản cho vay và nợ phải thu là các tài sản tài chính phi phái sinh với các khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định được mà không được niêm yết trên thị trường sôi động, không phải nắm giữ cho mục đích kinh doanh hoặc được chỉ định khi ghi nhận ban đầu là tài sản theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ hoặc sẵn sàng để bán. Khoản cho vay và nợ phải thu mà bên nắm giữ có thể không thu hồi được đáng kể toàn bộ khoản đầu tư ban đầu, ngoại trừ do suy giảm chất lượng tín dụng, nên được phân loại là sẵn sàng để bán. [IAS 39.9] Khoản cho vay và nợ phải thu được đo lường theo giá trị được phân bổ. [IAS 39,46 (a)]

Khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là các tài sản tài chính phi phái sinh với các khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định được mà đơn vị dự định và có khả năng giữ đến ngày đáo hạn và không đáp ứng định nghĩa về khoản cho vay và nợ phải thu và không được chỉ định khi ghi nhận ban đầu là tài sản theo giá hợp lý giá trị thông qua báo cáo lãi lỗ hoặc sẵn sàng để bán. Khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn được đo lường theo giá trị được phân bổ. Nếu đơn vị bán một khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn với số lượng đáng kể hoặc do hậu quả của một sự kiện không lặp lại, biệt lập nằm ngoài tầm kiểm soát của đơn vị mà không thể dự đoán trước một cách hợp lý, thì tất cả các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác của đơn vị đó phải được được tái phân loại là sẵn sàng để bán cho năm báo cáo tài chính hiện tại và hai năm tiếp theo. [IAS 39.9] Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn được đo lường theo giá trị được phân bổ. [IAS 39,46 (b)]


PHÂN LOẠI NỢ PHẢI TRẢ TÀI CHÍNH

IAS 39 ghi nhận hai loại nợ phải trả tài chính: [IAS 39,47]

  • Nợ phải trả tài chính theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ
  • Nợ phải trả tài chính khác được đo lường theo giá trị được phân bổ bằng phương pháp lãi suất thực.

 

Danh mục nợ phải trả tài chính theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ có hai danh mục phụ:

  • Được chỉ định. nợ phải trả tài chính được đơn vị chỉ định là nợ phải trả theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ khi ghi nhận ban đầu
  • Nắm giữ cho mục đích kinh doanh. nợ phải trả tài chính được phân loại là nắm giữ cho mục đích kinh doanh, như nghĩa vụ đối với chứng khoán vay để bán khống, phải hoàn trả lại trong tương lai

GHI NHẬN BAN ĐẦU

IAS 39 yêu cầu ghi nhận một tài sản tài chính hoặc một khoản nợ phải trả tài chính khi và chỉ khi đơn vị trở thành một bên của các điều khoản hợp đồng về công cụ, tuân theo các quy định sau đây đối với các giao dịch mua thông thường. [IAS 39.14]

Giao dịch mua hoặc bán tài sản tài chính thông thường. Giao dịch mua hoặc bán tài sản tài chính theo cách thông thường được ghi nhận và dừng ghi nhận bằng cách sử dụng phương pháp kế toán cho ngày giao dịch hoặc ngày thanh toán. [IAS 39.38] Phương pháp sử dụng được áp dụng nhất quán cho tất cả các giao dịch mua và bán tài sản tài chính thuộc cùng một danh mục tài sản tài chính như được định nghĩa trong IAS 39 (lưu ý rằng đối với mục đích này, tài sản nắm giữ cho mục đích kinh doanh có danh mục khác với tài sản được chỉ định theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ). Việc lựa chọn phương pháp là một chính sách kế toán. [IAS 39,38]

IAS 39 yêu cầu tất cả các tài sản tài chính và tất cả các khoản nợ phải trả tài chính phải được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán. Điều đó bao gồm tất cả các công cụ phái sinh. Trong lịch sử, ở nhiều nơi trên thế giới, các công cụ phái sinh không được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán của công ty. Lập luận được đưa ra là tại thời điểm hợp đồng phái sinh được ký kết, không có khoản tiền mặt hoặc tài sản khác được thanh toán. Không ghi nhận chi phí bằng 0 chính đáng, mặc dù theo thời gian và giá trị của biến số cơ sở (lãi suất, giá hoặc chỉ số) thay đổi, công cụ phái sinh có giá trị dương (tài sản) hoặc giá trị âm (nợ phải trả).


ĐO LƯỜNG BAN ĐẦU

Ban đầu, tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính phải được đo lường theo giá trị hợp lý (bao gồm cả chi phí giao dịch, đối với tài sản và nợ phải trả không được đo lường theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ). [IAS 39,43]


ĐO LƯỜNG SAU KHI GHI NHẬN BAN ĐẦU

Sau đó, tài sản và nợ phải trả tài chính (bao gồm công cụ tài chính phái sinh) phải được đo lường theo giá trị hợp lý, với các ngoại lệ sau: [IAS 39.46-47]

  • Khoản cho vay và nợ phải thu, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và nợ phải trả tài chính phi phái sinh được đo lường theo giá trị được phân bổ bằng phương pháp lãi suất thực.
  • Khoản đầu tư vào công cụ vốn chủ sở hữu mà đo lường theo giá trị hợp lý không đáng tin cậy (và công cụ phái sinh được lập chỉ số cho các công cụ vốn chủ sở hữu đó) nên được đo lường theo giá trị được phân bổ.
  • Tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính được chỉ định là một khoản mục được phòng ngừa rủi ro hoặc một công cụ phòng ngừa rủi ro phải được đo lường theo các yêu cầu kế toán phòng ngừa rủi ro theo IAS 39.
  • Nợ phải trả tài chính phát sinh khi việc chuyển nhượng tài sản tài chính không đủ điều kiện để dừng ghi nhận, hoặc được hạch toán theo phương pháp tham gia - tiếp tục, phải tuân theo các yêu cầu đo lường cụ thể.

 

Giá trị hợp lý là giá trị mà một tài sản có thể được trao đổi, hoặc một khoản nợ phải trả được thanh toán, giữa các bên có hiểu biết, sẵn sàng trong một giao dịch độc lập. [IAS 39.9] IAS 39 đưa ra hệ thống phân cấp sử dụng để xác định giá trị hợp lý của một công cụ tài chính: [IAS 39 Phụ lục A, đoạn AG69-82]

  • Giá thị trường niêm yết trên một thị trường sôi động là bằng chứng tốt nhất về giá trị hợp lý và nên được sử dụng để đo lường công cụ tài chính ở nơi mà chúng tồn tại.
  • Nếu thị trường của công cụ tài chính không hoạt động, thì đơn vị sẽ thiết lập giá trị hợp lý bằng cách sử dụng kỹ thuật định giá tận dụng tối đa các yếu tố đầu vào của thị trường và bao gồm các giao dịch thị trường độc lập gần đây, tham chiếu đến giá trị hợp lý hiện tại của công cụ khác về bản chất là tương tự, phân tích dòng tiền chiết khấu và các mô hình định giá quyền chọn. Một kỹ thuật định giá có thể được chấp nhận kết hợp tất cả các yếu tố mà các bên tham gia thị trường sẽ xem xét khi định giá và phù hợp với các phương pháp luận kinh tế được chấp nhận để định giá các công cụ tài chính.
  • Nếu không có thị trường hoạt động cho công cụ vốn chủ sở hữu và phạm vi hợp lý của giá trị hợp lý là đáng kể và các ước tính này không thể thực hiện một cách đáng tin cậy, thì đơn vị phải đo lường công cụ vốn chủ sở hữu theo giá gốc trừ đi suy giảm giá trị.

 

Giá trị được phân bổ được tính theo phương pháp lãi suất thực. Tỷ lệ lãi suất thực là tỷ lệ để chiết khấu chính xác các khoản tiền thanh toán hoặc nhận về ước tính trong tương lai trong suốt thời hạn dự kiến ​​của công cụ tài chính về giá trị ghi sổ ròng của tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính. Tài sản tài chính mà không được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ thì được kiểm tra suy giảm giá trị. Nếu thời hạn dự kiến ​​không thể được xác định một cách đáng tin cậy, thì thời hạn hợp đồng được sử dụng.


QUYỀN CHỌN GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG IAS 39

IAS 39 cho phép đơn vị chỉ định bất kỳ tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính nào được đo lường theo giá trị hợp lý tại thời điểm mua hoặc phát hành, với những thay đổi giá trị được ghi nhận trong báo cáo lãi lỗ. Quyền chọn này có sẵn ngay cả khi về bản chất, tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính thường được đo lường theo giá trị được phân bố - nhưng chỉ khi giá trị hợp lý có thể được đo lường một cách đáng tin cậy.

Vào tháng 6 năm 2005, IASB đã ban hành sửa đổi IAS 39 để hạn chế việc sử dụng quyền chọn để chỉ định bất kỳ tài sản tài chính hoặc bất kỳ khoản nợ phải trả tài chính được đo lường theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ (quyền chọn giá trị hợp lý). Các sửa đổi giới hạn việc sử dụng quyền chọn đối với những công cụ tài chính đáp ứng các điều kiện nhất định: [IAS 39.9]

  • quyền chọn chỉ định theo giá trị hợp lý loại bỏ hoặc làm giảm đáng kể sự không nhất quán về kế toán, hoặc
  • một nhóm các tài sản tài chính, các khoản nợ phải trả tài chính hoặc cả hai được quản lý và hiệu quả hoạt động của nó được đánh giá trên cơ sở giá trị hợp lý bởi Ban quản lý của đơn vị.

 

Khi một công cụ được đưa vào danh mục giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ, thì nó không thể được tái phân loại với một số trường hợp ngoại lệ. [IAS 39.50] Vào tháng 10 năm 2008, IASB đã ban hành các sửa đổi đối với IAS 39. Các sửa đổi cho phép tái phân loại một số công cụ tài chính ra khỏi danh mục giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ (FVTPL) và một số công cụ tài chính ra khỏi danh mục sẵn sàng đế bán - để biết thêm chi tiết, xem IAS 39,50 (c). Trong trường hợp tái phân loại, cần phải công bố bỏ sung thông tin theo IFRS 7 Công cụ tài chính: Công bố. Vào tháng 3 năm 2009 IASB đã làm rõ tái phân loại các tài sản tài chính theo các sửa đổi tháng 10 năm 2008 (xem ở trên): về tái phân loại một tài sản tài chính ra khỏi danh mục 'giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ', tất cả các công cụ phái sinh gắn kèm vào phải được đánh giá (đánh giá lại) nếu cần thiết, và được hạch toán riêng trong báo cáo tài chính.


QUYỀN CHỌN SẴN SÀNG ĐỂ BÁN ĐỐI VỚI KHOẢN CHO VAY VÀ NỢ PHẢI THU TRONG IAS 39

IAS 39 cho phép đơn vị chỉ định bất kỳ khoản cho vay hoặc khoản nợ phải thu là sẵn sàng để bán tại thời điểm mua, trong trường hợp đó, khoản cho vay hoặc khoản nợ phải thu này được đo lường theo giá trị hợp lý với những thay đổi giá trị hợp lý được ghi nhận trong vốn chủ sở hữu.


SUY GIẢM GIÁ TRỊ

Một tài sản tài chính hoặc một nhóm tài sản tài chính bị suy giảm giá trị và các khoản lỗ do suy giảm giá trị được ghi nhận, chỉ khi có bằng chứng khách quan là kết quả của một hoặc nhiều sự kiện xảy ra sau khi ghi nhận ban đầu tài sản đó. Đơn vị phải đánh giá vào mỗi kỳ lập bảng cân đối kế toán xem có bằng chứng khách quan về sự suy giảm giá trị hay không. Nếu có bất kỳ bằng chứng nào tồn tại, đơn vị phải thực hiện tính toán suy giảm giá trị chi tiết để xác định lỗ do suy giảm giá trị nên được ghi nhận. [IAS 39.58] Khoản lỗ được đo lường bằng chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản và hiện giá của các dòng tiền ước tính được chiết khấu theo lãi suất thực ban đầu của tài sản tài chính. [IAS 39,63]

Các tài sản được đánh giá riêng và suy giảm giá trị không tồn tại, sẽ được nhóm với các tài sản tài chính có thống kê rủi ro tín dụng tương tự và được đánh giá chung về suy giảm giá trị. [IAS 39,64]

Nếu trong kỳ tiếp theo, Giá trị của khoản lỗ do suy giảm giá trị liên quan đến tài sản tài chính được ghi nhận theo giá trị được phân bổ hoặc công cụ nợ được ghi nhận là sẵn sàng để bán giảm do một sự kiện xảy ra sau khi suy giảm giá trị được ghi nhận ban đầu, thì khoản lỗ do suy giảm giá trị đã được ghi nhận trước đó sẽ được hoàn nhập thông qua báo cáo lãi lỗ. Suy giảm giá trị liên quan đến các khoản đầu tư vào các công cụ vốn sẵn sàng để bán không được hoàn nhập thông qua báo cáo lãi lỗ. [IAS 39,65]


BẢO LÃNH TÀI CHÍNH

Hợp đồng bảo lãnh tài chính là một hợp đồng yêu cầu bên phát hành phải thanh toán một khoản xác định cho bên thụ hưởng khi phát sinh tổn thất do bên đi vay cụ thể không thanh toán được khoản nợ đến hạn. [IAS 39,9]

Theo IAS 39 sửa đổi, các hợp đồng bảo lãnh tài chính được ghi nhận:

  • ban đầu theo giá trị hợp lý. Nếu hợp đồng bảo lãnh tài chính được phát hành trong một giao dịch độc lập cho một bên không liên quan, thì giá trị hợp lý của nó tại thời điểm ban đầu bằng với khoản thanh toán nhận được, trừ khi có bằng chứng khác.
  • sau đó ghi nhận ở mức cao hơn giữa (i) giá trị được xác định theo IAS 37 Dự phòng phải trả, Nợ phải trả tiềm tàng và Tài sản tiềm tàng và (ii) giá trị được ghi nhận ban đầu trừ đi, khi thích hợp, giá trị phân bổ lũy kế được ghi nhận theo IAS 18 Doanh thu. (Nếu đáp ứng các tiêu chí cụ thể, bên phát hành có thể sử dụng quyền chọn giá trị hợp lý trong IAS 39. Hơn nữa, các yêu cầu khác tiếp tục được áp dụng trong hoàn cảnh đặc biệt của giao dịch dừng ghi nhận 'không thành công'.)

 

Một số bảo lãnh liên quan đến tín dụng, như một điều kiện tiên quyết để thanh toán, không yêu cầu bên nắm giữ phải gánh chịu và đã chịu tổn thất do bên đi vay không thanh toán trên tài sản được bảo lãnh khi đến hạn. Một ví dụ về bão lãnh như vậy là một công cụ phái sinh tín dụng yêu cầu các khoản thanh toán tương ứng với những thay đổi trong xếp hạng tín dụng cụ thể hoặc chỉ số tín dụng cụ thể. Đây là các công cụ phái sinh và chúng được đo lường theo giá trị hợp lý theo IAS 39.


DỪNG GHI NHẬN TÀI SẢN TÀI CHÍNH

Tiền đề cơ bản cho mô hình dừng ghi nhận trong IAS 39 là xác định có hay không tài sản được xem xét dừng ghi nhận: [IAS 39.16]

  • Toàn bộ tài sản hoặc
  • Dòng tiền được xác định cụ thể từ một tài sản hoặc
  • Một tỷ lệ tương xứng của dòng tiền từ một tài sản hoặc
  • Một tỷ lệ tương xứng của các dòng tiền được xác định cụ thể từ một tài sản tài chính

 

Khi tài sản được xem xét dừng ghi nhận đã được xác định, thì đánh giá tài sản đã được chuyển nhượng hay chưa, và nếu vậy, việc chuyển nhượng tài sản đó có đủ điều kiện để dừng ghi nhận hay không.

Một tài sản được chuyển nhượng nếu đơn vị đã chuyển giao các quyền hợp đồng để nhận các dòng tiền hoặc đơn vị giữ lại các quyền hợp đồng để nhận các dòng tiền từ tài sản, nhưng đã có nghĩa vụ hợp đồng để chuyển các dòng tiền đó theo thỏa thuận đáp ứng ba điều kiện sau: [IAS 39.17-19]

  • Đơn vị không có nghĩa vụ thanh toán số tiền cho bên nhận cuối cùng trừ khi nó thu số tiền tương đương tài sản ban đầu
  • Đơn vị bị cấm bán hoặc cầm cố tài sản ban đầu (ngoại trừ việc bảo đảm cho người nhận cuối cùng),
  • Đơn vị có nghĩa vụ chuyển các dòng tiền đó mà không có sự chậm trễ đáng kể

 

Khi đơn vị xác định rằng tài sản đã được chuyển nhượng, thì nó sẽ xác định xem đã chuyển giao đáng kể tất cả các rủi ro và lợi ích của quyền sở hữu tài sản đó hay chưa. Nếu đáng kể tất cả các rủi ro và lợi ích đã được chuyển giao, thì tài sản sẽ được dừng ghi nhận. Nếu đáng kể tất cả các rủi ro và lợi ích vẫn được giữ lại, thì việc dừng ghi nhận tài sản sẽ bị loại trừ. [IAS 39,20]

Nếu đơn vị không giữ lại hoặc không chuyển giao đáng kể tất cả các rủi ro và lợi ích của tài sản, thì đơn vị đó phải đánh giá xem nó có từ bỏ quyền kiểm soát tài sản hay không. Nếu đơn vị không kiểm soát tài sản thì việc dừng ghi nhận là phù hợp; tuy nhiên nếu đơn vị vẫn giữ quyền kiểm soát tài sản, thì đơn vị đó tiếp tục ghi nhận tài sản cho tới khi còn tiếp tục tham gia kiểm soát tài sản. [IAS 39,30]

Các bước dừng ghi nhận khác nhau này được tóm tắt trong cây quyết định trong AG36.


DỪNG GHI NHẬN NỢ PHẢI TRẢ TÀI CHÍNH

Nợ phải trả tài chính nên được loại bỏ khỏi bảng cân đối kế toán khi và chỉ khi nó được xóa bỏ, nghĩa là khi nghĩa vụ quy định trong hợp đồng được hoàn tất hoặc hủy bỏ hoặc hết hạn. [IAS 39.39] Trong trường hợp có sự chuyển đổi giữa bên vay hiện tại và bên cho vay các công cụ nợ với các điều khoản khác nhau đáng kể hoặc đã có sự điều chỉnh đáng kể các điều khoản của khoản nợ phải trả tài chính hiện tại, thì giao dịch này được hạch toán như xóa bỏ nợ phải trả tài chính ban đầu và ghi nhận nợ phải trả tài chính mới. Khoản lãi hoặc lỗ từ việc xóa bỏ nợ phải trả tài chính ban đầu được ghi nhận vào báo cáo lãi lỗ. [IAS 39.40-41]


KẾ TOÁN PHÒNG NGỪA RỦI RO

IAS 39 cho phép kế toán phòng ngừa rủi ro trong một số trường hợp nhất định với điều kiện quan hệ phòng ngừa rủi ro: [IAS 39,88]

  • có sự chỉ định và tài liệu chính thức, bao gồm mục tiêu và chiến lược quản lý rủi ro của đơn vị để thực hiện việc phòng ngừa rủi ro, xác định công cụ phòng ngừa rủi ro, khoản mục được phòng ngừa rủi ro, bản chất của rủi ro được phòng ngừa và cách thức đơn vị đánh giá sự hiệu quả của công cụ phòng ngừa rủi ro và
  • dự kiến có hiệu quả cao trong việc bù đắp những thay đổi giá trị hợp lý hoặc dòng tiền có liên quan đến rủi ro được phòng ngừa như chỉ định và tài liệu, và sự hiệu quả có thể đo lường một cách đáng tin cậy
  • được đánh giá trên cơ sở hoạt động liên tục và được xác định là có hiệu quả cao
Công cụ phòng ngừa rủi ro

Công cụ phòng ngừa rủi ro là một công cụ có giá trị hợp lý hoặc các dòng tiền được dự kiến ​​sẽ bù đắp những thay đổi trong giá trị hợp lý hoặc các dòng tiền của một khoản mục được phòng ngừa rủi ro được chỉ định. [IAS 39,9]

Tất cả các hợp đồng phái sinh với một đối tác bên ngoài có thể được chỉ định là công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại trừ một số quyền chọn mua. Một tài sản tài chính phi phái sinh hoặc một khoản nợ phải trả tài chính phi phái sinh không thể được chỉ định là một công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại trừ phòng ngừa rủi ro ngoại tệ. [IAS 39,72]

Đối với mục đích kế toán phòng ngừa rủi ro, chỉ các công cụ liên quan đến đối tác bên ngoài đơn vị báo cáo mới có thể được chỉ định là công cụ phòng ngừa rủi ro. Điều này cũng áp dụng cho các giao dịch trong nội bộ tập đoàn (ngoại trừ phòng ngừa rủi ro ngoại tệ nhất định của các giao dịch dự kiến nội bộ tập đoàn - xem bên dưới). Tuy nhiên, chúng có thể đủ điều kiện để kế toán phòng ngừa rủi ro trong các báo cáo tài chính riêng. [IAS 39,73]

Khoản mục được phòng ngừa rủi ro

Khoản mục được phòng ngừa rủi ro là một khoản mục mà đơn vị gánh chịu rủi ro với những thay đổi trong giá trị hợp lý hoặc các dòng tiền trong tương lai và được chỉ định là được phòng ngừa rủi ro. [IAS 39,9]

Khoản mục được phòng ngừa rủi ro: [IAS 39,78-82]

  • một tài sản hoặc khoản nợ phải trả được ghi nhận riêng lẻ, cam kết chắc chắn, giao dịch có khả năng cao xảy ra hoặc khoản đầu tư ròng vào hoạt động nước ngoài
  • một nhóm các tài sản, các khoản nợ phải trả, các cam kết chắc chắn, các giao dịch dự kiến có khả năng cao xảy ra hoặc các khoản đầu tư ròng vào hoạt động nước ngoài có đặc điểm rủi ro tương tự
  • khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn đối với ngoại tệ hoặc rủi ro tín dụng (nhưng không phải rủi ro lãi suất hoặc rủi ro trả trước)
  • một phần của dòng tiền hoặc giá trị hợp lý của tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính hoặc
  • một khoản mục phi tài chính chỉ đối với rủi ro ngoại tệ cho tất cả các rủi ro của toàn bộ khoản mục
  • chỉ trong danh mục đầu tư phòng ngừa rủi ro lãi suất (phòng ngừa rủi ro vĩ mô), một phần của danh mục các tài sản tài chính hoặc các khoản nợ phải trả tài chính có chung rủi ro được phòng ngừa

 

Vào tháng 4 năm 2005, IASB đã sửa đổi IAS 39 cho phép rủi ro ngoại tệ của một giao dịch dự kiến có khả năng cao xảy ra trong nội bộ tập đoàn đủ điều kiện là khoản mục được phòng ngừa rủi ro trong phương thức phòng ngừa rủi ro dòng tiền trong báo cáo tài chính hợp nhất - với điều kiện là giao dịch được thực hiện bằng đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ chức năng của đơn vị tham gia giao dịch đó và rủi ro ngoại tệ sẽ ảnh hưởng đến báo cáo tài chính hợp nhất. [IAS 39,80]

Vào ngày 30 tháng 7 năm 2008, IASB đã sửa đổi IAS 39 để làm rõ hai vấn đề về kế toán phòng ngừa rủi ro:

  • lạm phát trong khoản mục tài chính được phòng ngừa rủi ro
  • rủi ro một bên đối với khoản mục được phòng ngừa rủi ro
Hiệu quả phòng ngừa rủi ro

IAS 39 yêu cầu hiệu quả phòng ngừa rủi ro phải được đánh giá theo cả phi hồi tố và hồi tố. Để đủ điều kiện cho kế toán phòng ngừa rủi ro khi bắt đầu phòng ngừa rủi ro và, tối thiểu, tại ngày báo cáo, những thay đổi trong giá trị hợp lý hoặc dòng tiền của khoản mục được phòng ngừa rủi ro có liên quan đến rủi ro được phòng ngừa phải được kỳ vọng là có hiệu quả cao trong việc bù đắp những thay đổi trong giá trị hợp lý hoặc dòng tiền của công cụ phòng ngừa rủi ro trên cơ sở phi hồi tố và trên cơ sở hồi tố khi kết quả thực tế nằm trong phạm vi từ 80% đến 125%.

Tất cả sự không hiệu quả của phòng ngừa rủi ro đều được ghi nhận ngay lập tức vào báo cáo lãi lỗ (bao gồm cả sự không hiệu quả trong khoảng từ 80% đến 125%).

Danh mục phòng ngừa rủi ro

Phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý là phòng ngừa rủi ro gánh chịu đối với những thay đổi trong giá trị hợp lý của một tài sản hoặc khoản nợ phải trả được ghi nhận hoặc một cam kết chắc chắn chưa ghi nhận trước đây hoặc một phần xác định của tài sản, nợ phải trả hoặc cam kết chắc chắn, được quy về một rủi ro cụ thể và có thể ảnh hưởng đến báo cáo lãi lỗ. [IAS 39.86 (a)] Lãi hoặc lỗ do thay đổi giá trị hợp lý của công cụ phòng ngừa rủi ro được ghi nhận ngay vào báo cáo lãi lỗ. Đồng thời, giá trị ghi sổ của khoản mục được phòng ngừa rủi ro được điều chỉnh tương ứng với lãi hoặc lỗ đối với rủi ro được phòng ngừa, cũng được ghi nhận ngay vào lãi hoặc lỗ ròng. [IAS 39,89]

Phòng ngừa rủi ro dòng tiền là phòng ngừa mức rủi ro gánh chịu do sự biến động trong các dòng tiền (i) quy về một rủi ro cụ thể liên quan đến một tài sản hoặc nợ phải trả được ghi nhận (chẳng hạn như tất cả hoặc một số khoản thanh toán lãi trong tương lai đối với khoản nợ có lãi suất biến đổi) hoặc một giao dịch dự kiến có khả năng cao xay ra và (ii) có thể ảnh hưởng đến lãi lỗ. [IAS 39.86 (b)] Phần lãi hoặc lỗ trên công cụ phòng ngừa rủi ro được xác định là một khoản phòng ngừa rủi ro hiệu quả được ghi nhận vào thu nhập toàn diện khác. [IAS 39,95]

Nếu phòng ngừa rủi ro của một giao dịch dự kiến sau đó dẫn đến việc ghi nhận một tài sản tài chính hoặc một khoản nợ phải trả tài chính, thì bất kỳ khoản lãi hoặc lỗ nào trên công cụ phòng ngừa rủi ro trước đây đã được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu sẽ được 'tái phân loại' thành lãi hoặc lỗ trong cùng kỳ (nhiều kỳ) khi đó tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính ảnh hưởng đến lãi lỗ. [IAS 39,97]

Nếu phòng ngừa rủi ro của một giao dịch dự kiến sau đó dẫn đến việc ghi nhận tài sản phi tài chính hoặc nợ phải trả phi tài chính, thì đơn vị có một quyền chọn chính sách kế toán áp dụng cho tất cả phòng ngừa rủi các giao dịch dự kiến: [IAS 39,98]

  • Kế toán tương tự như đối với ghi nhận tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính - bất kỳ khoản lãi hoặc lỗ nào trên công cụ phòng ngừa rủi ro đã được ghi nhận trước đó vào thu nhập toàn diện khác được 'tái phân loại' thành lãi hoặc lỗ trong cùng kỳ (nhiều kỳ) khi đó tài sản phi tài chính hoặc nợ phải trả phi tài chính ảnh hưởng đến lãi lỗ.

 

'Điều chỉnh cơ sở' đối với tài sản phi tài chính hoặc nợ phải trả phi tài chính đã mua - lãi hoặc lỗ trên công cụ phòng ngừa rủi ro đã được ghi nhận trước đó vào thu nhập toàn diện khác được loại bỏ khỏi vốn chủ sở hữu và được tính vào giá trị ban đầu hoặc giá trị ghi sổ khác của tài sản phi tài chính hoặc nợ phải trả phi tài chính đã mua.

Phòng ngừa rủi ro đầu tư ròng vào hoạt động nước ngoài như được định nghĩa trong IAS 21 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái được hạch toán tương tự như phòng ngừa rủi ro dòng tiền. [IAS 39.102]

Phòng ngừa rủi ro ngoại tệ của một cam kết chắc chắn có thể được hạch toán như phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý hoặc phòng ngừa rủi ro dòng tiền.


NGỪNG KẾ TOÁN PHÒNG NGỪA RỦI RO

Kế toán phòng ngừa rủi ro phải được ngừng ghi nhận phi hồi tố nếu: [IAS 39,91 và 39,101]

  • công cụ phòng ngừa rủi ro hết hạn hoặc được bán, chấm dứt hoặc đã thực hiện
  • Phòng ngừa rủi ro không còn đáp ứng các tiêu chí kế toán phòng ngừa rủi ro - ví dụ như không còn hiệu quả
  • Phòng ngừa rủi ro dòng tiền đối với giao dịch dự kiến không còn kỳ vọng sẽ xảy ra, hoặc
  • Đơn vị hủy bỏ chỉ định phòng ngừa rủi ro

 

Vào tháng 6 năm 2013, IASB đã sửa đổi IAS 39 để làm rõ không cần phải ngừng kế toán phòng ngừa rủi ro nếu một công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro được nâng cấp, miễn là đáp ứng các tiêu chí nhất định. [IAS 39,91 và IAS 39,101]

Với mục đích đo lường giá trị ghi sổ của khoản mục được phòng ngừa rủi ro khi kế toán phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý chấm dứt, thì lãi suất thực sửa đổi sẽ được tính. [IAS 39.BC35A]

Nếu kế toán phòng ngừa rủi ro chấm dứt đối với quan hệ phòng ngừa rủi ro dòng tiền bởi vì giao dịch dự kiến không còn được kỳ vọng sẽ xảy ra, thì lãi và lỗ hoãn lại trong thu nhập toàn diện khác phải được chuyển thành lãi hoặc lỗ trong báo cáo lãi lỗ ngay lập tức. Nếu giao dịch vẫn được dự kiến ​​sẽ xảy ra và quan hệ phòng ngừa rủi ro chấm dứt, thì giá trị lũy kế trong vốn chủ sở hữu sẽ được giữ lại trong vốn chủ sở hữu cho đến khi khoản mục được phòng ngừa rủi ro ảnh hưởng đến lãi lỗ. [IAS 39.101 (c)]

Nếu một công cụ tài chính được phòng ngừa rủi ro được đo lường theo giá trị được phân bổ đã được điều chỉnh cho lãi hoặc lỗ do rủi ro được phòng ngừa trong phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý, thì điều chỉnh này được phân bổ vào lãi hoặc lỗ dựa trên lãi suất thực được tính toán lại vào ngày này sao cho khoản điều chỉnh được phân bổ hoàn toàn theo thời gian đáo hạn của công cụ. Việc phân bổ có thể bắt đầu ngay khi có sự điều chỉnh và phải bắt đầu không trễ hơn khi khoản mục được phòng ngừa rủi ro chấm dứt điều chỉnh đối với những thay đổi trong giá trị hợp lý đối với rủi ro được phòng ngừa.


CÔNG BỐ

Năm 2003, tất cả công bố về các công cụ tài chính được chuyển sang IAS 32, do đó IAS 32 được đổi tên thành Công cụ Tài chính: Công bố và Trình bày. Năm 2005, IASB ban hành IFRS 7 Công cụ tài chính: Công bố để thay thế các phần công bố của IAS 32 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2007. IFRS 7 cũng thay thế IAS 30 Công bố trong Báo cáo tài chính của ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự.


TÓM TẮT NỘI DUNG IAS 41
TỔNG QUAN

IAS 41 Nông nghiệp đưa ra phương pháp kế toán cho hoạt động nông nghiệp – biến đổi tài sản sinh học (cây trồng và vật nuôi sống) thành sản phẩm nông nghiệp (sản phẩm thu hoạch từ tài sản sinh học). Nhìn chung, chuẩn mực  yêu cầu tài sản sinh học được đo lường theo giá trị hợp lý trừ chi phí bán.

IAS 41 ban đầu được ban hành vào tháng 12 năm 2000 và lần đầu tiên được áp dụng cho kỳ báo hàng năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2003.

MỤC TIÊU

Mục tiêu của IAS 41 là thiết lập các tiêu chuẩn kế toán cho hoạt động nông nghiệp - quản lý biến đổi sinh học của tài sản sinh học (cây trồng và vật nuôi sống) thành sản phẩm nông nghiệp (sản phẩm thu hoạch từ tài sản sinh học của đơn vị).

PHẠM VI

IAS 41 áp dụng cho các tài sản sinh học ngoại trừ:

  • cây lâu năm cho sản phẩm ,
  • sản phẩm nông nghiệp tại thời điểm thu hoạch và,
  • các khoản trợ cấp của chính phủ liên quan đến các tài sản sinh học này.

 

Chuẩn mực này không áp dụng cho:

  • đất liên quan đến hoạt động nông nghiệp,
  • tài sản vô hình liên quan đến hoạt động nông nghiệp,
  • các khoản trợ cấp của chính phủ liên quan đến cây lâu năm cho sản phẩm, và
  • cây lâu năm cho sản phẩm.

 

Tuy nhiên, chuẩn mực này áp dụng cho sản phẩm thu từ cây lâu năm cho sản phẩm .

Lưu ý: Cây lâu năm cho sản phẩm đã được loại trừ khỏi phạm vi  IAS 41 bởi Nông nghiệp: Cây lâu năm cho sản phẩm (Sửa đổi IAS 16 và IAS 41), áp dụng cho các kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2016.

 

ĐỊNH NGHĨA CHÍNH

Tài sản sinh học Cây trồng hoặc vật nuôi sống
Cây lâu năm cho sản phẩm * Là cây trồng sống:

a.       Được sử dụng trong sản xuất hoặc cung cấp nông sản

b.      Dự kiến cho sản phẩm nhiều hơn một chu kỳ, và

c.       Có ít khả năng được bán dưới dạng nông sản, trừ trường hợp thanh lý đột ngột.

Sản phẩm nông nghiệp Sản phẩm được thu hoạch từ tài sản sinh học
Chi phí bán Chi phí tăng thêm liên quan trực tiếp đến việc thanh lý tài sản, không bao gồm chi phí tài chính và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

* Định nghĩa bao gồm trong Nông nghiệp: Cây lâu năm cho sản phẩm (Sửa đổi IAS 16 và IAS 41), áp dụng cho kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2016.

GHI NHẬN BAN ĐẦU

Đơn vị ghi nhận tài sản sinh học hoặc sản phẩm nông nghiệp chỉ khi đơn vị kiểm soát tài sản từ các sự kiện trong quá khứ, có khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và giá trị hợp lý hoặc nguyên giá tài sản có thể được đo lường một cách đáng tin cậy. [IAS 41.10]

ĐO LƯỜNG

Tài sản sinh học trong phạm vi của IAS 41 được đo lường khi ghi nhận ban đầu và tiếp tục đo lường tại ngày báo cáo tài chính với giá trị hợp lý trừ chi phí bán, ngoại trừ giá trị hợp lý không thể đo lường được một cách đáng tin cậy. [IAS 41.12]

Sản phẩm nông nghiệp được đo lường theo giá trị hợp lý trừ chi phí bán ước tính tại thời điểm thu hoạch. [IAS 41.13] Bởi vì sản phẩm được thu hoạch là hàng hóa thị trường, nên không có ngoại lệ về 'đo lường đáng tin cậy' đối với sản phẩm nông nghiệp.

Thu nhập từ ghi nhận ban đầu tài sản sinh học tại giá trị hợp lý trừ chi phí bán và những thay đổi trong giá trị hợp lý trừ chi phí bán của tài sản sinh học trong kỳ, được ghi nhận trong báo cáo lãi lỗ. [IAS 41,26]

Thu nhập từ ghi nhận ban đầu (ví dụ như là kết quả của việc thu hoạch) sản phẩm nông nghiệp tại giá trị hợp lý trừ chi phí bán được ghi nhận trong báo cáo lãi lỗ trong kỳ mà nó phát sinh. [IAS 41.28]

Tất cả các chi phí liên quan đến tài sản sinh học được đo lường theo giá trị hợp lý được ghi nhận là chi phí khi phát sinh, không tính các chi phí để mua tài sản sinh học.

IAS 41 giả định rằng giá trị hợp lý có thể được đo lường một cách đáng tin cậy cho hầu hết các tài sản sinh học. Tuy nhiên, giả định đó có thể bị bác bỏ đối với tài sản sinh học mà tại thời điểm ghi nhận ban đầu, không có giá thị trường niêm yết trong một thị trường hoạt động và trong đó các thước đo giá trị hợp lý thay thế được xác định là không đáng tin cậy.

Trong trường hợp như vậy, tài sản được đo lường theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế và lỗ do suy giảm giá trị. Nhưng đơn vị vẫn phải đo lường tất cả các tài sản sinh học khác với giá trị hợp lý trừ chi phí bán. Nếu hoàn cảnh thay đổi và giá trị hợp lý trở nên đáng tin cậy, thì việc chuyển sang giá trị hợp lý trừ chi phí bán là bắt buộc. [IAS 41.30]

Hướng dẫn cách xác định giá trị hợp lý có sẵn trong IFRS 13 Đo lường giá trị hợp lý. IFRS 13 cũng yêu cầu công bố về các thước đo giá trị hợp lý.

CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

Sự thay đổi trong giá trị hợp lý của tài sản sinh học là một phần thay đổi về vật lý (tăng trưởng, ...) và một phần thay đổi về đơn giá. Công bố riêng cho hai thành phần được khuyến khích, nhưng không bắt buộc. [IAS 41,51]

Sản phẩm nông nghiệp được đo lường theo giá trị hợp lý trừ chi phí bán khi thu hoạch và đo lường này được coi là giá gốc sản phẩm tại thời điểm đó (cho mục đích của IAS 2 Hàng tồn kho hoặc bất kỳ chuẩn mực khác áp dụng). [IAS 41.13]

Đất nông nghiệp được hạch toán theo IAS 16 Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị. Tuy nhiên, tài sản sinh học (trừ các cây lâu năm cho sản phẩm) gắn liền với đất về mặt vật lý được đo lường như tài sản sinh học tách biệt với đất. Trong một số trường hợp, việc xác định giá trị hợp lý trừ chi phí bán của tài sản sinh học có thể dựa trên giá trị hợp lý của tài sản kết hợp (đất đai, cải tạo đất và tài sản sinh học). [IAS 41,25]

Tài sản vô hình liên quan đến hoạt động nông nghiệp (ví dụ: hạn ngạch sữa) được hạch toán theo IAS 38 Tài sản vô hình.

TRỢ CẤP CHÍNH PHỦ

Các khoản trợ cấp vô điều kiện nhận được từ Chính Phủ đối với các tài sản sinh học được đo lường theo giá trị hợp lý trừ chi phí bán được ghi nhận vào báo cáo lãi lỗ khi khoản trợ cấp trở thành khoản phải thu. [IAS 41.34]

Nếu khoản trợ cấp như vậy có điều kiện (bao gồm cả trường hợp khoản trợ cấp bắt buộc đơn vị không tham gia vào hoạt động nông nghiệp nhất định), thì đơn vị ghi nhận khoản trợ cấp vào báo cáo lãi lỗ chỉ khi các điều kiện đã được đáp ứng. [IAS 41,35]

CÔNG BỐ

Các yêu cầu công bố trong IAS 41 bao gồm:

  • Tổng lãi hoặc lỗ từ việc ghi nhận ban đầu tài sản sinh học và sản phẩm nông nghiệp và thay đổi trong giá trị hợp lý trừ chi phí bán trong suốt kỳ báo cáo * [IAS 41,40]
  • Mô tả tài sản sinh học của đơn vị, theo nhóm mở rộng [IAS 41.41]
  • Mô tả bản chất của các hoạt động của đơn vị với từng nhóm tài sản sinh học và các biện pháp phi tài chính hoặc ước tính sản lượng đầu ra trong kỳ và các tài sản đang có vào cuối kỳ báo cáo [IAS 41.46]
  • Thông tin về tài sản sinh học bị hạn chế hoặc được cam kết là tài sản đảm bảo [IAS 41,49]
  • Các cam kết phát triển hoặc mua lại tài sản sinh học [IAS 41,49]
  • Chiến lược quản lý rủi ro tài chính [IAS 41,49]
  • Đối chiếu các thay đổi trong giá trị còn lại của các tài sản sinh học, cho thấy các thay đổi riêng về giá trị, mua, bán, thu hoạch, hợp nhất kinh doanh và chênh lệch tỷ giá hối đoái * [IAS 41.50]

 

* Cần phải công bố riêng và/ hoặc bổ sung khi tài sản sinh học được đo lường tại nguyên giá trừ khấu hao lũy kế [IAS 41.55]

Công bố mô tả định lượng về từng nhóm tài sản sinh học, phân biệt giữa tài sản tiêu thụ và tài sản cho sản phẩm hoặc giữa tài sản trưởng thành và chưa trưởng thành, được khuyến khích nhưng không bắt buộc. [IAS 41,43]

Nếu giá trị hợp lý không thể đo lường được một cách đáng tin cậy, các công bố bổ sung được yêu cầu bao gồm: [IAS 41.54]

  • Mô tả tài sản
  • Giải thích tại sao giá trị hợp lý không thể đo lường được một cách đáng tin cậy
  • Nếu có thể, nêu phạm vi trong đó giá trị hợp lý khả năng cao sẽ dẫn đến việc phản ánh sai.
  • Phương pháp khấu hao
  • Thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao
  • Nguyên giá và khấu hao lũy kế, đầu kỳ và cuối kỳ báo cáo.

 

Nếu giá trị hợp lý của các tài sản sinh học được đo lường trước đó theo nguyên giá có sẵn, thì cần phải công bố bổ sung. [IAS 41,56]

Công bố liên quan đến các khoản trợ cấp của chính phủ bao gồm bản chất và mức độ của các khoản trợ cấp, các điều kiện chưa hoàn thành và giảm kỳ vọng một cách đáng kể ​​về mức trợ cấp. [IAS 41,57]