[KTQT-Phần 2: Chi phí] Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

Kế toán quản trị_Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động


Theo cách phân loại này thì toàn bộ chi phí của doanh nghiệp được chia thành ba loại: chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý.

1. Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí liên quan đến việc sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Hoạt động của doanh nghiệp sản xuất gắn liền với sự chuyển biến nguyên liệu thành thành phẩm thông qua sự lao động của công nhân và sử dụng máy móc, thiết bị sản xuất, do đó chi phí sản xuất của một sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất được tạo thành từ ba yếu tố cơ bản sau:

Chi phí thành phần

Nội dung

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Biểu hiện bằng tiền của những nguyên vật liệu chính chủ yếu tạo thành sản phẩm và những loại nguyên vật liệu phụ có chức năng kết hợp với nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm hoặc làm tăng chất lượng của sản phẩm, hoặc tạo ra màu sắc, mùi vị của sản phẩm, hoặc rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tính trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí

Chi phí nhân công trực tiếp

Những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, lao động của họ gắn liền với việc sản xuất sản phẩm, sức lao động của họ gắn trực tiếp cho sản phẩm mà họ sản xuất ra. Khả năng và kỹ năng của lao động trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của sản phẩm.

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản trích theo lương và các khoản phải trả khác cho lao động trực tiếp sản xuất.

Chi phí nhân công trực tiếp được tính trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí

Chi phí sản xuất chung

Những khoản chi phí liên quan đến việc quản lý sản xuất và phục vụ sản xuất tại phân xưởng.

Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh ở phân xưởng sản xuất để sản xuất ra sản phẩm nhưng không bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, bao gồm:

-       Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng;

-       Chi phí nguyên vật liệu gián tiếp;

-       Chi phí công cụ dụng cụ dùng trong phân xưởng;

-       Chi phí khấu hao tài sản cố định tại phân xưởng;

-       Chi phí bảo trì, sửa chữa máy móc, thiết bị;

-       Chi phí quản lý tại phân xưởng;

-       Chi phí sản xuất khác

2. Chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh trong khâu bán hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm đến khách hàng, loại chi phí này có ở tất cả các loại hình doanh nghiệp (sản xuất, thương mại và dịch vụ), bao gồm:

  • Chi phí vận chuyển, bốc vác hàng hóa
  • Chi phí bao bì bán hàng
  • Chi phí lương nhân viên bán hàng
  • Chi phí hoa hồng bán hàng (hoa hồng cho đại lý, nhà phân phối, cửa hàng…)
  • Chi phí quảng cáo, khuyến mãi bán hàng
  • Chi phí công cụ dụng cụ bán hàng (tủ lạnh, kệ trưng này,…)
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định bán hàng (như phương tiện vận tải,…)
  • Chi phí bán hàng khác

 

3. Chi phí quản lý

Chi phí quản lý là những chi phí phát sinh cho việc tổ chức và quản lý chung của doanh nghiệp, bao gồm:

  • Chi phí nhân sự quản lý và hỗ trợ chung
  • Chi phí công cụ, dụng cụ phục vụ quản lý (máy tính, máy in, máy fax,..)
  • Chi phí tài sản cố định quản lý (xe phục vụ đưa đón nhân viên,…)
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, viễn thông,…)
  • Chi phí đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
  • Chi phí đi công tác cho nhân sự quản lý
  • Chi phí văn phòng phẩm, hội họp, hộp nghị
  • Chi phí quản lý khác

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

You cannot copy content of this page

Bạn không thể sao chép nội dung này

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x