[KTQT-Phần 3] phân tích điểm hòa vốn – chi phí – khối lượng – lợi nhuận

Ke toan quan tri_phan 3_Chi phi-khoi luong-loi nhuan_phan tich diem hoa von


Phân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận. Nó giúp nhà quản trị xác định được số lượng sản phẩm tiêu thụ và doanh thu hòa vốn, từ đó xác định được vùng lãi và vùng lỗ của doanh nghiệp.

1. Xác định điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí hoặc tổng số dư đảm phí bằng tổng định phí.

Minh họa: điểm hòa vốn

Chúng ta có báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo hình thức số dư đảm phí như sau:

Chỉ tiêu

Tổng số

Đơn vị

Doanh thu

gx g

(-) Biến phí

ax

a

Số dư đảm phí

(g - a) x

g - a

(-) Định phí

b

Lợi nhuận P

 

Trong đó,

x là số lượng sản phẩm tiêu thụ

g là đơn giá bán

a là biến phí đơn vị

b là định phí

P là lợi nhuận

 

Chúng ta có:

Tổng doanh thu: gx

Biến phí: ax

Định phí: b

Tổng chi phí = Biến phí + Định phí = ax + b

 

Tại điểm hòa vốn:

Gọi x_h là số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn:

Tổng doanh thu = Tổng chi phí

<=> gx_h = ax_h + b

<=> x_h = \frac{b}{g-a}

<=> Số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn = Định phí / Số dư đảm phí đơn vị

 

Từ công thức: x_h = \frac{b}{g-a} => gx_h = \frac{b}{\frac{g-a}{g}}

=> Doanh thu hòa vốn = Định phí / tỷ lệ số dư đảm phí

2. Đồ thị mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận
a. Đồ thị điểm hòa vốn

Để vẽ đồ thị điểm hòa vốn ta vẽ đường biểu diễn của hai phương trình:

Phương trình doanh thu: y = gx    (1)

Phương trình chi phí: y = ax+b   (2)

Tại điểm mà hai đường biểu diễn trên gặp nhau chính là điểm hòa vốn, phía bên trái của điểm hòa vốn là vùng lỗ, phía bên phải của điểm hòa vốn là vùng lãi.

Minh họa: Đồ thị C-V-P

Đồ thị C-V-P

Ngoài đồ thị trên, chúng ta có thể vẽ đồ thị điểm hòa vốn chi tiết hơn bằng cách tách đường tổng chi phí y = ax+b thành hai đường:

Đường biến phí: y = ax

Đường định phí: y = b

Chúng ta có đồ thị cho tiết:

Đồ thị C-V-P hoàn chỉnh

b. Đồ thị lợi nhuận

Một loại đồ thị khác về mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là đồ thị lợi nhuận. Đồ thị này dễ vẽ và phản ánh được mối quan hệ giữa số lượng sản phẩm tiêu thụ với lợi nhuận.

Minh họa: Đồ thị lợi nhuận

Đồ thị lợi nhuận

c. Ví dụ điểm hòa vốn

Ví dụ: Giả sử công ty A có số liệu như sau (đơn vị tính: 1.000 đồng):

  • Biến phí đơn vị: 60
  • Định phí: 30.000
  • Đơn giá: 100

 

Số lượng sản phẩm hòa vốn = Định phí / số dư đảm phí đơn vị = 30.000 / (100 - 60) = 750 sản phẩm

Tỷ lệ số dư đảm phí = (100 - 60)/100 x 100% = 40%

Doanh thu hòa vốn = Định phí / tỷ lệ số dư đảm phí = 30.000 / 40% = 75.000

Đồ thị C-V-P và đồ thị lợi nhuận

Đồ thị C-V-P_Ví dụ

Đồ thị lợi nhuận_ví dụ

3. Phân tích lợi nhuận mong muốn

Phân tích lợi nhuận mong muốn là một trong những công cụ chính trong phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận. Trong phân tích lợi nhuận mong muốn, mục tiêu là xác định được sản lượng tiêu thụ hoặc doanh thu để đạt được mức lợi nhuận mong muốn.

Nếu gọi P là lợi nhuận mong muốn, tại điểm lợi nhuận P > 0 thì:

Số dư đảm phí = định phí + lợi nhuận

Hoặc

Doanh thu = biến phí + định phí + lợi nhuận

Gọi x_p là số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm lợi nhuận P

=> (g-a)x_p = b + P

=> x_p = \frac{b+P}{g-a}       (1)

Vậy:

Số lượng sản phẩm tiêu thụ để đạt được lợi nhuận mong muốn = (Định phí + Lợi nhuận) / Số dự đảm phí đơn vị

Từ công thức (1) => x_p = \frac{b+P}{g-a} => gx_p = \frac{b+P}{\frac{g-a}{g}}       (2)

Vậy:

Doanh thu để đạt được lợi nhuận mong muốn = (Định phí + Lợi nhuận) / Tỷ lệ số dư đảm phí

Trong thực tế, doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng, vì vậy phương trình doanh thu để đạt được lợi nhuận mong muốn được sử dụng rấ hiệu quả. Nó giúp nhà quản trị xác định nhanh doanh thu của toàn doanh nghiệp để đạt mục tiêu lợi nhuận mong muốn trong kỳ.

4. Số dư an toàn

Số dư an toàn là chênh lệch giữa doanh thu thực hiện (hoặc dự kiến) so với doanh thu hòa vốn

Số dư an toàn = Doanh thu thực hiện - Doanh thu hòa vốn

Số dư an toàn thể hiện độ an toàn trong kinh doanh, doanh nghiệp nào có số dư an toàn lớn thì độ an toàn tronh kinh doanh cao và ngược lại.

Số dư an toàn của các doanh nghiệp khác nhau là do kết cấu chi phí của các doanh nghiệp khác nhau. Thông thường doanh nghiệp nào có định phí chiếm tỷ trọng lớn, thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, do vậy nếu doanh thu giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn và những doanh nghiệp đó độ an toàn thấp trong kinh doanh.

Để đánh giá mức độ an toàn ngoài việc sử dụng số dư an toàn, cần kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ số dư an toàn:

Tỷ lệ số dư an toàn = Số dư an toàn / Doanh thu x 100%

 

Ví dụ: số dư an toàn

Giả sử báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp X và Y năm 2023 như sau:

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Công ty X Công ty Y
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Doanh thu 200.000 100% 200.000 100%
(-) Biến phí 150.000 75% 100.000 50%
Số dư đảm phí 50.000 25% 100.000 50%
(-) Định phí 40.000   90.000  
Lợi nhuận 10.000   10.000  

 

Doanh thu hòa vốn của Công ty X = Định phí / tỷ lệ số dư đảm phí = 40.000 / 25% = 160.000

Doanh thu hòa vốn của Công ty Y = Định phí / tỷ lệ số dư đảm phí = 90.000 / 50% = 180.000

Số dư an toàn của Công ty X = Doanh thu thực hiện – doanh thu hòa vốn = 200.000 – 160.000 = 40.000

Số dư an toàn của Công ty Y = Doanh thu thực hiện – doanh thu hòa vốn = 200.000 – 180.000 = 20.000

Tỷ lệ số dư an toàn của Công ty X = Số dư an toàn / Doanh thu x 100% = 40.000 / 200.000 x 100% = 20%

Tỷ lệ số dư an toàn của Công ty Y = Số dư an toàn / Doanh thu x 100% = 20.000 / 200.000 x 100% = 10%

Như vậy Công ty Y có định phí và tỷ lệ số dư đảm phí lớn hơn công ty X, nên số dư an toàn thấp hơn (độ an toàn trong kinh doanh kém hơn)

 

 

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

You cannot copy content of this page

Bạn không thể sao chép nội dung này

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x