[KTQT-Phần 1: Vấn đề chung] So sánh giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính

Ke toan quan tri_so sanh KTQT va KTTC_minh hoa


1.Điểm giống nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính
Kế toán quản trị Kế toán tài chính
Kế toán quản trị có đối tượng nghiên cứu là các sự kiện kinh tế diễn ra trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Kế toán tài chính cũng có đối tượng nghiên cứu là các sự kiện kinh tế diễn ra trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
Kế toán quản trị dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán: xử lý nhằm tạo thông tin thích hợp cho các nhà quản trị Kế toán tài chính cũng dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán: xử lý và thực hiện các báo cáo tài chính cho các đối tượng cần thông tin kế toán ở bên ngoài của doanh nghiệp
Kế toán quản trị thể hiện trách nhiệm của nhà quản trị trong toàn doanh nghiệp Kế toán tài chính thể hiện trách nhiệm của nhà quản trị trong toàn doanh nghiệp.

 

2.Điểm khác nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính
Tiêu chí Kế toán quản trị Kế toán tài chính
Đối tượng sử dụng thông tin Chủ yếu là các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh. Chủ yếu là những người bên ngoài doanh nghiệp quan tâm tến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đặc điểm thông tin và yêu cầu thông tin Thông tin kế toán quản trị chủ yếu hướng đến tương lai.

Nhiệm vụ của nhà quản trị là lựa chọn các phương án kinh doanh và đưa ra các quyết định một cách kịp thời để nắm bắt cơ hội kinh doanh. Do đó thông tin kế toán quản trị cung cấp thường mang tính linh hoạt, kịp thời và thích hợp với từng loại quyết định, không tuân thủ những nguyên tắc kế toán và không đòi hỏi có độ chính xác tuyệt đối.

Thông tin kế toán tài chính hướng về quá khứ, phản ánh những sự kiện đã xảy ra và tuân thủ theo những nguyên tắc kế toán.

Thông tin kế toán tài chính đòi hỏi phải phản ánh một cách trung thực các sự kiện kinh tế đã diễn ra trong quá trình kinh doanh, do đó các thông tin kế toán tài chính mang tính khách quan và có độ chính xác cao.

 

Phạm vi cung cấp thông tin và các loại báo cáo Kế toán quản trị gắn liền với các bộ phận của doanh nghiệp, do đó kế toán quản trị cung cấp các loại báo cáo tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng của nhà quản trị cho từng bộ phận trong doanh nghiệp, mà không phụ thuộc vào các quy định của chế độ kế toán của Nhà nước. Kế toán tài chính gắn liền với toàn doanh nghiệp và cung cấp cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, do đó báo cáo do kế toán tài chính cung cấp phải tuân theo quy định kế toán của Nhà nước, bao gồm: Bảng cân đối kế toán (tên gọi mới “báo cáo tình hình tài chính”); Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (tên gọi mới “báo cáo kết quả hoạt động”); Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính
Kỳ lập báo cáo Được lập một cách thường xuyên và tùy thuộc vào yêu cầu quản lý Được lập định kỳ theo quy định của chế độ báo cáo kế toán
Quan hệ với ngành học khác Kế toán quản trị mở rộng hơn so với hệ thống kế toán truyền thống và có quan hệ với nhiều ngành học khác như quản trị học, tài chính, thống kê… Kế toán tài chính sắp xếp, ghi nhận, phân tích, trình bày những sự kiện kinh tế đã diễn ra trong quá trinh kinh doanh bằng những phương pháp kế toán của mình, do đó kế toán tài chính ít quan hệ với các ngành học khác.
Tính bắt buộc Tính chất của hoạt động kinh doanh thu, phương thức tổ chức và trình độ quản lý kinh doanh của từng bộ phận trong doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú, do đó báo cáo kế toán quản trị được lập theo yêu cầu quản lý của từng nhà quản trị trong từng doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định. Vì vậy, kế toán quản trị không có tính bắt buộc. Báo cáo kế toán tài chính phải được lập theo quy định của chế độ kế toán thống nhất, do đó kế toán tài chính có tính chất bắt buộc.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

You cannot copy content of this page

Bạn không thể sao chép nội dung này

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x