Ngày 16 tháng 03 năm 2020, Bộ tài chính đã ban hành quyết định số 345/QĐ-BTC về việc phê duyệt: ĐỀ ÁN ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
Theo đó, lộ trình áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam chia thành 03 giao đoạn như sau:
- Giai đoạn chuẩn bị (2020 – 2021)
- Giai đoạn 01, áp dụng tự nguyện (2022 – 2025)
- Giai đoạn 02, áp dụng bắt buộc (sau năm 2025)
Xem thêm: Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam
Khi áp dụng IFRS không chỉ riêng kế toán thay đổi mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động khác của doanh nghiệp. Các ảnh hưởng này đối với doanh nghiệp có thể chia thành 04 nhóm:
- Kế toán, thuế và báo cáo
- Hoạt động kinh doanh
- Hệ thống và quy trình
- Nhân sự và đào tạo
Do đó, để giảm thiểu ảnh hưởng và chuẩn bị tốt cho việc áp dụng IFRS, doanh nghiệp cần lưu ý và thực hiện các nhóm công việc sau:
1. Kế toán, thuế và báo cáo
- Xác định các ảnh hưởng lên các báo cáo tài chính khi áp dụng IFRS
- Xác định các thay đổi đối với yêu cầu thuyết minh báo cáo tài chính
- Xác định các yêu cầu mới đối với các nguồn dữ liệu đầu vào
- Đánh giá lại hệ thống danh mục tài khoản kế toán hiện có và thay đổi nếu cần thiết
- Đánh giá các tác động và lập kế hoạch cho các ảnh hưởng đối với các báo cáo thuế
2. Hoạt động kinh doanh
- Xây dựng kế hoạch thông tin và giảm thiểu bất ngờ cho các bộ phận liên quan trong doanh nghiệp
- Đánh giá lại các báo cáo nội bộ và các chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: chỉ số ROA, ROE…
- Đánh giá tác động đến các vấn đề kinh doanh chung như:
- Điều khoản các hợp đồng
- Chính sách giá
- Quyết định thuê hoặc mua tài sản
- Sửa đổi các Hợp đồng với các bên thứ ba để phù hợp với các hệ thống báo cáo mới
3. Hệ thống và quy trình
- Xác định các thông tin cần thiết để thực hiện lập báo cáo tài chính theo IFRS
- Thiết kế và thực hiện các thay đổi về quy trình, điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận liên quan khác của doanh nghiệp
- Đánh giá những thay đổi cần thiết đối với hệ thống kiểm soát nội bộ đối với báo cáo tài chính
- Trao đổi với đội ngũ công nghệ thông tin về các yêu cầu mới đối với hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp: ERP, SAP…
- Thu thập dữ liệu và chạy thử để kiểm tra tính chính xác của thông tin, số liệu và hệ thống
- Xây dựng kế hoạch chuyển đổi để truyền dữ liệu và chạy thử các hệ thống: bao gồm cả việc chạy song song hai hệ thống.
4. Nhân sự và đào tạo
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch đào tạo nhân viên ở các bộ phận liên quan
- Sửa đổi các mục tiêu và biện pháp đánh giá hiệu quả công việc và thông báo cho các nhân viên bị ảnh hưởng
- Nâng cao kỹ năng chuyên môn để xử lý các nghiệp vụ phức tạp khi lập các báo cáo tài chính
- Đánh giá sự hiểu biết của nhân viên với các kiến thức mới
- Xây dựng các nhóm quản lý dự án với kế hoạch làm việc cụ thể
Ketoanstartup.com