[Dự thảo sửa đổi TT200] Điều 50: Nguyên tắc kế toán các khoản nợ phải trả


Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 200/2014/TT-BTC

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp

Khoản 22. Sửa đổi Điều 50 như sau:

  • Điểm a. Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 50 như sau:
  • Điểm b. Bổ sung khoản 6 Điều 50 như sau:

 

Du thao sua doi TT200_điều 50

 

THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC SAU KHI ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG BỞI DỰ THẢO THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
Điều 50: Nguyên tắc kế toán các khoản nợ phải trả Điều 50: Nguyên tắc kế toán các khoản nợ phải trả
1. Các khoản nợ phải trả được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải trả, đối tượng phải trả, loại nguyên tệ phải trả và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.

2. Việc phân loại các khoản phải trả là phải trả người bán, phải trả nội bộ, phải trả khác được thực hiện theo nguyên tắc:

a) Phải trả người bán gồm các khoản phải trả mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản và người bán (là đơn vị độc lập với người mua, gồm cả các khoản phải trả giữa công ty mẹ và công ty con, công ty liên doanh, liên kết). Khoản phải trả này gồm cả các khoản phải trả khi nhập khẩu thông qua người nhận ủy thác (trong giao dịch nhập khẩu ủy thác);

b) Phải trả nội bộ gồm các khoản phải trả giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc;

c) Phải trả khác gồm các khoản phải trả không có tính thương mại, không liên quan đến giao dịch mua, bán, cung cấp hàng hóa dịch vụ:

- Các khoản phải trả liên quan đến chi phí tài chính, như: khoản phải trả về lãi vay, cổ tức và lợi nhuận phải trả, chi phí hoạt động đầu tư tài chính phải trả;

- Các khoản phải trả do bên thứ ba chi hộ; Các khoản tiền bên nhận ủy thác nhận của các bên liên quan để thanh toán theo chỉ định trong giao dịch ủy thác xuất nhập khẩu;

- Các khoản phải trả không mang tính thương mại như phải trả do mượn tài sản, phải trả về tiền phạt, bồi thường, tài sản thừa chờ xử lý, phải trả về các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ…

3. Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản phải trả để phân loại là dài hạn hoặc ngắn hạn.

4. Khi có các bằng chứng cho thấy một khoản tổn thất có khả năng chắc chắn xảy ra, kế toán phải ghi nhận ngay một khoản phải trả theo nguyên tắc thận trọng.

5. Kế toán phải xác định các khoản phải trả thỏa mãn định nghĩa của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (được hướng dẫn chi tiết ở Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái) để đánh giá lại cuối kỳ khi lập Báo cáo tài chính.

1. Các khoản nợ phải trả được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải trả, đối tượng phải trả, loại nguyên tệ phải trả và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.

2. Việc phân loại các khoản phải trả là phải trả người bán, phải trả nội bộ, phải trả khác được thực hiện theo nguyên tắc:

a) Phải trả người bán gồm các khoản phải trả mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản và người bán (là đơn vị độc lập với người mua, gồm cả các khoản phải trả giữa công ty mẹ và công ty con, công ty liên doanh, liên kết). Khoản phải trả này gồm cả các khoản phải trả khi nhập khẩu thông qua người nhận ủy thác (trong giao dịch nhập khẩu ủy thác);

b) Phải trả nội bộ gồm các khoản phải trả giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc;

c) Phải trả khác gồm các khoản phải trả không có tính thương mại, không liên quan đến giao dịch mua, bán, cung cấp hàng hóa dịch vụ:

- Các khoản phải trả liên quan đến chi phí tài chính, như: khoản phải trả về lãi vay, cổ tức và lợi nhuận phải trả, chi phí hoạt động đầu tư tài chính phải trả;

- Các khoản phải trả do bên thứ ba chi hộ; Các khoản tiền bên nhận ủy thác nhận của các bên liên quan để thanh toán theo chỉ định trong giao dịch ủy thác xuất nhập khẩu;

 - Các khoản phải trả do mượn tài sản phi tiền tệ, phải trả về tiền phạt, bồi thường, tài sản thừa chờ xử lý, phải trả về các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ… Nội dung sửa đổi, bổ sungThông tư 200/2014/TT-BTC

3. Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản phải trả để phân loại là dài hạn hoặc ngắn hạn.

4. Khi có các bằng chứng cho thấy một khoản tổn thất có khả năng chắc chắn xảy ra, kế toán phải ghi nhận ngay một khoản phải trả theo nguyên tắc thận trọng.

5. Kế toán phải xác định các khoản phải trả thỏa mãn định nghĩa của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (được hướng dẫn chi tiết ở Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái) để đánh giá lại cuối kỳ khi lập Báo cáo tài chính.

 6. PA1: Trường hợp trong thỏa thuận, hợp đồng nhận vốn góp giữa doanh nghiệp khởi nghiệp, sáng tạo và nhà đầu tư có điều khoản quy định doanh nghiệp khởi nghiệp, sáng tạo phải hoàn lại vốn cho nhà đầu tư nếu không đạt được các điều kiện theo cam kết thì doanh nghiệp khởi nghiệp phải căn cứ vào các điều khoản đã cam kết và các bằng chứng đánh giá về khả năng đáp ứng được các điều kiện đó để hạch toán khoản vốn đã nhận là nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu cho phù hợp Nội dung bổ sungThông tư 200/2014/TT-BTC
 6. PA2: Trường hợp trong thỏa thuận, hợp đồng nhận vốn góp giữa doanh nghiệp khởi nghiệp, sáng tạo và nhà đầu tư có điều khoản quy định doanh nghiệp khởi nghiệp, sáng tạo phải hoàn lại vốn cho nhà đầu tư nếu không đạt được các điều kiện theo cam kết, doanh nghiệp khởi nghiệp, sáng tạo phải ghi nhận khoản vốn đã góp của nhà đầu tư là khoản nợ phải trả. Khi doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện theo cam kết với nhà đầu tư thì khoản nợ phải trả đó được ghi nhận là vốn chủ sở hữu. Nội dung bổ sungThông tư 200/2014/TT-BTC

 


0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

You cannot copy content of this page

Bạn không thể sao chép nội dung này

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x