Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 200/2014/TT-BTC
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp
Khoản 39. Bổ sung Điều 92a như sau:
THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC | THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC SAU KHI ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG BỞI DỰ THẢO THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG |
Chưa có điều này | Điều 92a. Kế toán khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần |
1. Nguyên tắc kế toán
- Khi nhận được quyết định thực hiện cổ phần hóa của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp cỏ trách nhiệm tổ chức, kiểm kê, phân loại tài sản, các nguồn vốn và quỹ doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng, đối chiếu và xác nhận công nợ tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa. - Việc điều chỉnh số liệu trong sổ sách kế toán, báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo kết quả xác định giá trị doanh nghiệp đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và công bố được thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa. 2. Phương pháp kế toán các giao dịch chủ yếu 2.1. Căn cứ vào kết quả kiểm kê, phân loại tài sản: Đối với tài sản thừa, thiếu doanh nghiệp phải phân tích rõ nguyên nhân và căn cứ vào Quyết định xử lý tài sản thừa, thiếu của cơ quan có thẩm quyền để hạch toán như sau: a) Đối với tài sản thiếu phải xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xử lý bồi thường vật chất theo quy định hiện hành: giá trị tài sản thiếu sau khi trừ khoản bồi thường của tổ chức, cá nhân (nếu có) được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, ghi: Nợ các TK 111, 112, 1388, ... (phần bồi thường của các tổ chức, cá nhân) Nợ các TK 632, 811, ... (giá trị tài sản thiếu sau khi trừ khoản bồi thường của các tổ chức, cá nhân theo quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền) Có các TK liên quan. b) Đối với tài sản thừa phải xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xử lý theo quy định hiện hành; giá trị tài sản thừa, không phải trả (nếu có) được hạch toán vào thu nhập khác tại thời điềm xác định giá trị doanh nghiệp, ghi: Nợ các TK liên quan Có TK 711- Thu nhập khác. c) Kế toán tài sản thừa hoặc thiếu so với giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và công bố tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chính thức trở thành công ty cổ phần. - Đối với doanh nghiệp còn vốn nhà nước sau khi cổ phần hóa: + Đối với tài sản thừa: (ỉ) Trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện quyết toán tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì xử lý tăng vốn nhà nước tại công ty cổ phần (nếu công ty cổ phần có nhu cầu sử dụng và có Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua), ghi: Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 155, 156, 211, 241... Có TK 411- Vốn đầu tư của chủ sở hữu. (ii) Trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện quyết toán tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần (nếu công ty cổ phần không có nhu cầu sử dụng) hoặc trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện quyết toán tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì bàn giao tài sản cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam, ghi: Nợ TK liên quan Có các TK 111, 112, 152, 153, 155, 156, 211, 241... + Đối với tài sản thiếu sau khi trừ khoản bồi thường của tổ chức, cá nhân (nếu có): (i) Trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện quyết toán tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định, ghi: Nợ các TK 111, 112, 334... (phần bồi thường của các tổ chức, cá nhân) Nợ các TK 632, 811... (phần tính vào chi phí sản xuất kinh doanh) Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ Có các TK 152, 153, 155, 156, 211... (iỉ) Trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện quyết toán tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì hạch toán giảm vốn nhà nước tại công ty cổ phần hoặc hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần theo quy định, ghi: Nợ các TK 111, 112, 334... (phần bồi thường của các tổ chức, cá nhân) Nợ TK 411- Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Nếu có Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua) Nợ các TK 632, 811,... (Nếu Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông không thông qua) Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ Có các TK 152, 153, 155, 156, 211,... - Đối với doanh nghiệp không còn vốn nhà nước sau khi cổ phần hỏa + Đối với tài sản thừa thì thực hiện bàn giao cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam theo quy định, ghi: Nợ TK liên quan Có các TK111, 112, 152, 153, 155, 156, 211, 241... + Đối với tài sản thiếu sau khi trừ khoản bồi thường của tổ chức, cá nhân (nếu có) được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần theo quy định, ghi: Nợ các TK 111, 112, 334, 338... (phần bồi thường của các tổ chức, cá nhân) Nợ các TK 632, 811,... (phần hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty cô phần) Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ Có các TK 152, 153, 155, 156, 211... 2.2. Kế toán thanh lý, nhượng bán tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý a) Đối với nhũng tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý mà pháp luật quy định doanh nghiệp cổ phần hóa được thanh lý, nhượng bán thì việc hạch toán được thực hiện theo quy định của pháp luật kế toán về thanh lý, nhượng bán tài sản. b) Đối với những tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý nhưng đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, các tài sản này vẫn chưa được doanh nghiệp cổ phần hóa xử lý mà thực hiện chuyển giao cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam theo quy định của pháp luật, khi chuyển giao tài sản, ghi: Nợ các TK 632, 811... Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ) Có các TK 152, 153, 155, 156, 211,... (Giá trị ghi sổ) c) Đối với tài sản thuộc diện phải hủy bỏ theo quy định của pháp luật, khi hủy bỏ tài sản, ghi: Nợ các TK 111, 112, 138,... (Phần bồi thường của các tổ chức, cá nhân) Nợ các TK 632, 811,... (Phần tổn thất được xử lý vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định) Có các TK 152, 153, 155, 156,... (Giá trị ghi số) d) Đối với các tài sản là chi phí xây dựng cơ bản dở dang của các dự án, công trình bị đình hoãn theo quyết định của cấp có thẩm quyền mà chi phí của các dự án đó không được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chưa hình thành hiện vật, không có giá trị thu hồi như: chi phí lập phương án tiền khả thi, chi phí khảo sát, thiết kế công trình mà phần tổn thất sau khi trừ đi khoản bồi thường của các tổ chức, cá nhân được hạch toán vào kết quả kinh doanh theo quy định, ghi: Nợ các TK 111, 112, 334,... (phần bồi thường của các tổ chức, cá nhân) Nợ TK 811- Chi phí khác (phần tổn thất được ghi vào kết quả kinh doanh) Có TK liên quan g) Kế toán đối với tài sản là công trình phúc lợi - Trường hợp chuyển giao nhà ở cán bộ, công nhân viên bằng nguồn Quỹ phúc lợi của doanh nghiệp, kể cả nhà ở được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan quản lý nhà đất của địa phương để quản lý, ghi: Nợ TK 3533 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại) Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn) Có TK 211- TSCĐ hữu hình (nguyên giá). - Trường hợp thanh lý, nhượng bán tài sản là công trình phúc lợi được đâu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, phúc lợi mà doanh nghiệp cổ phần hóa được thanh lý, nhượng bán và xử lý số thu thanh lý, nhượng bán theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa thì việc hạch toán được thực hiện quy định của pháp luật kế toán. 2.2. Kế toán xử lý các khoản nợ phải thu a) Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận toàn bộ các khoản nợ phải thu đồng thời thực hiện thu hồi các khoản nợ đến hạn trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định. b) Đối với các khoản nợ phải thu không có đủ hồ sơ pháp lý chứng minh khách nợ còn nợ hoặc không còn khả năng thu hồi theo quy định thì không được loại trừ ra ngoài giá trị doanh nghiệp, căn cứ vào quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền đối với các khoản nợ phải thu này, ghi: Nợ các TK 111, 112, 1388, 334, ... (phần bồi thường của các tổ chức, cá nhân) Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (phần đã trích lập dự phòng) Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần được tính vào chi phí) Có các TK131, 138,... Đồng thời tiếp tục theo dõi để xử lý thu hồi đối với nhũng khoản nợ không chứng minh được là không có khả năng thu hồi theo quy định. c) Đối với các khoản nợ phải thu có đầy đủ hồ sơ - Trường hợp các khoản nợ phải thu chưa được đối chiếu, xác nhận thì xử lý theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa. - Tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu, khi lập báo cáo tài chính để bàn giao sang công ty cổ phần thì các khoản nợ đã làm thủ tục đối chiếu nhưng vẫn chưa đối chiếu được, được xử lý theo quy định như sau: + Trường hợp theo quy định, khoản nợ phải thu được xác định là không có khả năng thu hồi thì phần giá trị còn lại (sau khi trừ đi khoản bồi thường cùa các tổ chức, cá nhân, dự phòng các khoản phải thu khó đòi — nếu có) hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp cổ phần hóa và thực hiện chuyển giao hồ sơ cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam để xử lý theo quy định, khi bàn giao cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam các khoản nợ phải thu này, ghi: Nợ các TK 111, 112, 334... (phần bồi thường của các tổ chức, cá nhân) Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (số đã trích lập dự phòng) Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (sổ được ghi vào chi phí của doanh nghiệp cổ phần hóa) Có các TK 131, 138,... Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa thu được tiền từ khoản nợ và xử lý tài sản loại trừ trước khi bàn giao cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam thì doanh nghiệp có trách nhiệm nộp về Công ty Mua bán nợ Việt Nam theo quy định. + Trường hợp các khoản phải thu còn lại thì thực hiện bàn giao sang công ty cổ phần để tiếp tục theo dõi, thu hồi theo quy định. đ) Đối với khoản nợ không có khả năng thu hồi, không được tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa (bao gồm các khoản nợ khó đòi đã được xử lý bằng nguồn dự phòng trong vòng 05 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp) phải bàn giao cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam để xử lý theo quy định của pháp luật, khi bàn giao cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam các khoản nợ phải thu này, ghi: Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (phần đã trích lập dự phòng) Nợ TK liên quan (phần chưa trích lập dự phòng được xử lý theo quy định của pháp luật cổ phần hóa) Có các TK 131, 138,... Đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi đã được xóa nợ và theo dõi ngoài bảng, bàn giao đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam để xử lý theo quy định của pháp luật. e) Đối với khoản lãi dự thu phát sinh từ khoản nợ gốc đã đưa vào giá trị doanh nghiệp mà doanh nghiệp sau cổ phần hóa kế thừa: - Doanh nghiệp cổ phần hóa tiếp tục theo dõi ngoại bảng đối với khoản lãi dự thu để chuyển sang cho công ty cổ phần kế thừa theo quy định. - Khi công ty cổ phần thu được khoản lãi dự thu, ghi: Nợ TK 111, 112,... Có TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa - Khi công ty cổ phần phát sinh các khoản chi phí liên quan đến việc thu nộp các khoản lãi dự thu (nếu có), ghi: Nợ TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa Có TK111, 112,... - Khi công ty cổ phần nộp phần chênh lệch giữa khoản lãi dự thu trừ đi các chi phí liên quan đến việc thu nộp (nếu có) vào ngân sách nhà nước và ghi: Nợ TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa Có TK 111, 112,... 2.3. Kế toán xử lý các khoản nợ phải trả a) Tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu, khi lập báo cáo tài chính để bàn giao sang công ty cổ phần, nếu các khoản công nợ phải trả đã làm đủ thủ tục đề nghị chủ nợ đối chiếu nợ nhưng chủ nợ không xác nhận thì được hạch toán tăng vốn nhà nước theo quy định. Khi có quyết định chuyển khoản nợ phải trả thành vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi: Nợ các TK 331, 338, 341, 344,... Có TK 411- Vốn đầu tư của chủ sở hữu. b) Đối với các khoản công nợ đã làm thủ tục đề nghị chủ nợ đối chiếu nợ nhưng chủ nợ không xác nhận và đã được hạch toán tăng vốn nhà nước, đã bàn giao cho công ty cổ phần lưu trữ hồ sơ, tiếp tục kế thừa, theo dõi, khi công ty cổ phần phải chi trả khoản nợ theo yêu cầu của chủ nợ thì hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp trong kỳ, ghi: Nợ các TK 632, 642, 811,... Có các TK111, 112,... 2.4. Kế toán xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ a) Đối với khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được kết chuyển vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa để xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa (không thực hiện điều chỉnh số liệu trong sổ sách kế toán, báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp). b) Đối với các doanh nghiệp đã xác định giá trị doanh nghiệp và được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa theo Nghị định số 126/2017/NĐ-CP nhưng chưa chính thức chuyển sang công ty cổ phần thì khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (nếu có) được hạch toán vào kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ hoạt động theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa. - Nếu lãi, ghi: Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính - Nếu lỗ, ghi: Nợ TK 635 — Chi phí tài chính Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái. c) Đối với khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giả lại các khoán mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm chỉnh thức chuyển sang công ty cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hóa đánh giá lại trên cơ sở so sánh với tỷ giá tại thời điểm khóa sổ lập Báo cáo tài chính năm hoặc bán niên gần nhất, số dư khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái tại thời điểm này không kết chuyển vào kết quả sản xuất kinh doanh (theo dõi trên TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái) mà chuyển giao cho công ty cổ phần theo dõi và xử lý theo quy định. 2.5. Kế toán đối với các khoản dự phòng a) Số dư các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi (nếu có) tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được sử dụng để bù đắp các tổn thất theo quy định hiện hành, số còn lại hoàn nhập vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa để xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa (không thực hiện điều chỉnh số liệu trong sổ sách kế toán, báo cáo tài chính tại thời điếm xác định giá trị doanh nghiệp). b) Tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu, số dư các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi (nếu có) được sử dụng để bù đắp các tổn thất theo quy định hiện hành, số còn lại hoàn nhập vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa, ghi: Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản c) Kế toán xử lý khoản dự phòng tổn thất tài sản tại thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần: Khi phát sinh tổn thất các khoản đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp đủ điều kiện (nếu có), doanh nghiệp cổ phần hóa sử dụng nguồn trích lập dự phòng để xử lý như sau: - Trường hợp số tổn thất lớn hơn số dư khoản dự phòng tổn thất đầu tư tài chính, ghi: Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản Nợ TK 635 - Chi phí tài chính Có các TK 221, 222, 228,... - Trường hợp số tổn thất nhỏ hơn số dư khoản dự phòng tổn thất đầu tư tài chính, thực hiện hoàn nhập khoản chênh lệch, ghi: Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản Có các TK 221, 222, 228,... Có TK 635 - Chi phí tài chính (phần hoàn nhập) d) Sau khi chính thức đi vào hoạt động, công ty cổ phần thực hiện trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi (nếu có) theo quy định. 2.6. Đối với các khoản cổ tức, lợi nhuận được chia từ hoạt động đầu tư tài chính. a) Trường hợp các khoản cô tức, lợi nhuận được chia bằng tiền từ hoạt động đầu tư tài chính (đã có Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên tại tổ chức góp vốn) phát sinh từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần nhưng chưa thu được tiền, doanh nghiệp cổ phần hóa ghi: Nợ TK 138 - Phải thu khác Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính. b) Trường hợp khoản cổ tức được chia bằng cổ phiếu phát sinh sau thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần (mà nguồn chia cổ tức chưa được xác định vào giá trị doanh nghiệp và chưa tính vào phương án xác định giá khởi điểm), căn cứ Nghị quyết chia cổ tức và thông báo về quyền nhận cổ tức, doanh nghiệp cổ phần hóa xác định giá trị cổ phiếu nhận được để xác định giá trị vốn nhà nước tăng thêm tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa. c) Trường hợp tại thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần vẫn chưa có Nghị quyết chia cổ tức thì công ty cổ phần phải thuyết minh rõ. Sau này khi đơn vị nhận vốn góp có Nghị quyết chia cổ tức thì số cổ tức được chia bằng cổ phiếu này thuộc Nhà nước 100%. Khi công ty cổ phần thực hiện chuyển nhượng các cô phiếu này, công ty cổ phần thực hiện nộp vào ngân sách nhà nước 100% giá trị thu được sau khi trừ nghĩa vụ thuế (nếu có) và các chi phí để thực hiện chuyển nhượng cổ phiếu theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa. 2.7. Kế toán các khoản lỗ hoặc lãi phát sinh từ giai đoạn xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu a) Phần lợi nhuận sau thuế phát sinh từ giai đoạn xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu, sau khi bù đắp phần vốn nhà nước đã điều chỉnh do lỗ trong sản xuất kinh doanh tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (nếu có) được phân phối theo quy định, ghi: Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Có các TK 414, 353,... b) Phản ánh khoản lợi nhuận đã trích lập vào quỹ đầu tư phát triển theo quy định phải nộp vào ngân sách nhà nước, ghi: Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển Có TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa. c) Khoản chênh lệch vốn Nhà nước tăng từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến khi chính thức chuyển thành công ty cổ phần sau khi trừ các khoản chi theo quy định, doanh nghiệp cổ phần hóa phải nộp vào NSNN, ghi: Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Có TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa. d) Trường hợp phát sinh chênh lệch giảm giá trị phần vốn nhà nước thì doanh nghiệp cổ phần hóa xử lý theo quy định như sau: - Nếu do nguyên nhân khách quan, doanh nghiệp cổ phần hóa sử dụng tiền thu từ bán cổ phần để bù đắp tổn thất sau khi trừ đi bồi thường của bảo hiểm (nếu có) theo quy định, ghi: Nợ các TK 111, 112, 138,... (Số bồi thường của bảo hiểm) Nợ TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa (Phần tổn thất được bù đắp bằng tiền thu từ bán cổ phần) Nợ TK 411- Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Phần điều chỉnh giảm vốn nhà nước do tiền thu từ bán cổ phần không đủ bù đắp) Có TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối - Nếu do nguyên nhân chủ quan được xử lý như sau: + Trường hợp lỗ do việc không xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính theo quy định hiện hành của Nhà nước hoặc lỗ do điều hành sản xuất, kinh doanh; quản lý gây thất thoát vốn và tài sản, căn cứ vào số bồi thường vật chất của các tổ chức, cá nhân liên quan, ghi: Nợ các TK 111, 112, 138,... (số bồi thường của các tổ chức, cá nhân) Có TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối + Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm bồi thường không có khả năng thực hiện việc bồi thường theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì phần tổn thất còn lại được xử lý như sau: Nợ các TK 111, 112, 138,... (số bồi thường của các tổ chức, cá nhân) Nợ TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa (Phần tổn thất được bù đắp bằng tiền thu từ bán cổ phần) Nợ TK 411- Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Phần điều chỉnh giảm vốn nhà nước do tiền thu từ bán cổ phần không đu bù đắp) Có TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 2.8. Kế toán các khoản thu và chi phí thực hiện cổ phần hóa a) Khi phát sinh các chi phí thực hiện cổ phần hóa theo quy định (Chi phí cho việc tập huấn nghiệp vụ về cổ phần hóa doanh nghiệp; Chi phí kiểm kê, xác định giá trị tài sản; Chi phí lập phương án cổ phần hóa, xây dựng Điều lệ; Chi phí Hội nghị người lao động để triển khai cổ phần hóa; ...), căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 1385 - Phải thu về cổ phần hóa Có các TK 111, 112, 152, 331... b) Kế toán số tiền thu từ cổ phần hóa: - Khi doanh nghiệp cổ phần hóa thu được tiền từ bán cổ phần lần đầu thuộc vốn nhà nước tại doanh nghiệp + Đối với số thu về bán phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phải nộp toàn bộ về NSNN, ghi: Nợ các TK 111, 112 Có TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa. + Đối với số thu về bán cổ phần phát hành thêm của doanh nghiệp cổ phần hóa ghi: Nợ các TK 111, 112 Có TK 4111 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (mệnh giá cổ phần phát hành thêm được để lại cho doanh nghiệp cổ phần hóa) Có TK 3385 — Phải trả về cổ phần hóa (Phần chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá cổ phần) - Khi doanh nghiệp cổ phần hóa phát sinh các khoản chi hỗ trợ xử lý lao động dôi dư, tinh giản biên chế, ưu đãi cho người lao động theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa hiện hành, ghi: Nợ TK 1385 - Phải thu về cổ phần hóa Có các TK 111, 112, 334,... c) Sử dụng số tiền thu từ cổ phần hóa để thanh toán các khoản chi liên quan đến cổ phần hóa theo quy định (chi phí xử lý lao động dôi dư, tỉnh giản biên chế, chi phí cổ phần hóa,...), căn cứ vào quyết toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước với cơ quan thuế, quyết toán số tiền thu từ cổ phần hóa: quyết toán chi phí cổ phần hóa; quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư (nếu có); quyết định công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chính thức chuyển thành công ty cổ phần của cơ quan đại diện chủ sở hữu và báo cáo tài chính được lập lại tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần sau khi có quyết định phê duyệt của cơ quan đại diện chủ sở hữu, ghi: Nợ TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa Có TK 1385- Phải thu về cổ phần hóa. d) Khi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ nộp tiền thu từ cổ phần hóa theo quy định của pháp luật hiện hành, ghi: Nợ TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa Có các TK 111, 112. - Căn cứ các khoản thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp cấp 2 sau khi trừ các khoản chi liên quan đến cổ phần hóa theo quy định của pháp luật cổ phần hóa, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hạch toán như sau: Nợ TK 1385 — Phải thu về cổ phần hóa (số thu từ cổ phần hóa sau khi trừ chi phí liên quan đến cổ phần hóa đã chi tại doanh nghiệp cấp II không bao gồm giá vốn khoản đầu tư tại doanh nghiệp cấp II) Nợ TK 635 — Chi phí tài chỉnh (nếu lỗ) Có TK 221 - Đầu tư vào công ty con (giả vốn khoản đầu tư) Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chỉnh (nếu lãi) - Khi thu được tiền về cổ phần hóa của doanh nghiệp cấp II, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ghi: Nợ các TK 111, 112 Có TK 1385 - Phải thu về cổ phần hóa 2.9. Kế toán xử lý số dư Ouỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại doanh nghiệp cổ phần hóa (nếu có) - Trường hợp doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ cổ phần hóa vẫn còn số dư Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp thì kết chuyển số dư trên Tài khoản 417 - Ouỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp sang Tài khoản 3385 - Phải trả về cổ phần hóa, ghi: Nợ TK 417- Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp Có TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa. - Khi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ nộp số tiền trên vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, ghi: Nợ TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa Có các TK 111, 112. 2.10. Trường hợp pháp luật cổ phần hóa quy định doanh nghiệp thuộc đối tượng xác định lại giá trị quyền sử dụng đất để tính giá trị doanh nghiệp và khoản chênh lệch tăng giữa giá trị quyền sử dụng đất, ghi tăng như sau: Phản ánh khoản chênh lệch tăng giữa giá trị quyền sử dụng đất (được giao theo phương án sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt) được xác định lại so với giá trị đang hạch toán trên sổ sách kế toán (nếu có) phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định, ghi: Nợ các TK liên quan Có TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa 2. 11. Đối với số dư Quỹ dự phòng rủi ro, bồi thường thiệt hại về môi trường đã trích lập nhưng chưa sử dụng hết được theo quy định của pháp luật được hạch toán vào thu nhập khác của năm tài chỉnh hiện hành. Kế toán thực hiện như sau: Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả Có TK 711 – Thu nhập khác
|