Tiếp theo Phần 03 – Sự khác biệt cơ bản giữa IFRS và VAS
Một số nội dung khác biệt cơ bản giữa VAS và IFRS
1. Chuẩn mực về ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
Chuẩn mực | Nội dung | Sự khác biệt | |
IFRS: IAS 21 | VAS: VAS 10 | ||
Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái | Chênh lệch tỷ giá hối đoái | Có sự khác nhau ở trường hợp sau: Lỗ tỷ giá của khoản vay cho mục đích đầu tư xây dựng theo quy định của IAS 21 có thể được vốn hóa đối với phần chênh lệch giữa lãi suất đi vay bằng ngoại tệ thấp hơn lãi suất đi vay bằng nội tệ. |
Sau khi ban hành Thông tư 200 thì các quy định về kế toán chênh lệch tỷ giá của Việt Nam và quốc tế không có sự khác biệt đáng kể |
2. Chuẩn mực về hợp nhất kinh doanh
Việt Nam hiện đã ban hành chuẩn mực kế toán hợp nhất kinh doanh VAS 11 dựa trên phiên bản cũ của IFRS 03 (là IAS 22 nay đã bỏ). Một số sự khác biệt chính giữa Việt Nam và quốc tế như sau:
Chuẩn mực | Nội dung | Sự khác biệt | |
IFRS: IFRS 03 | VAS: VAS 11 | ||
Hợp nhất kinh doanh | Giá phí giao dịch hợp nhất kinh doanh qua nhiều giai đoạn | Giá phí trong giao dịch hợp nhất kinh doanh qua nhiều giai đoạn được đánh giá lại theo giá trị hợp lý tại ngày kiểm soát. | Giá phí trong giao dịch hợp nhất kinh doanh qua nhiều giai đoạn được xác định là tổng giá phí của từng lần trao đổi mà chưa được đánh giá lại theo giá trị hợp lý tại ngày kiểm soát. Việc này làm cho doanh nghiệp phản ánh giá phí hợp nhất kinh doanh không sát thực tế vì giá phí những lần mua trước đây có thể khác biệt lớn so với giá phí tại ngày kiểm soát, dẫn đến khoản chênh lệch này chưa được ghi nhận kịp thời vào báo cáo kết quả kinh doanh. |
Xác định giá trị của lợi thế thương mại (Goodwill) | IFRS 03 cho phép lựa chọn phương pháp ghi nhận lợi thế thương mại cho cả cổ đông không kiểm soát (Full goodwill) hoặc Part goodwill. | Theo VAS11, lợi thế thương mại chỉ gắn với phần sở hữu của công ty mẹ (Part goodwill) | |
Ghi nhận tổn thất của lợi thế thương mại (Goodwill) | IFRS 03 không cho phép phân bổ lợi thế thương mại mà thay vào đó là phải đánh giá tổn thất lợi thế thương mại hàng năm. | VAS11 quy định phân bổ lợi thế thương mại tối đa không quá 10 năm và về kỹ thuật là dễ thực hiện nhưng về bản chất thì chưa phù hợp vì lợi thế của bên mua, như trình độ quản lý, uy tín, thương hiệu của bên bị mua có thể không bị mất đi |
3. Chuẩn mực về doanh thu từ hợp đồng với khách hàng
- IFRS 15 là một chuẩn mực mới, có hiệu lực từ 1/1/2018, được IASB phát triển để thay thế cho IAS 11 – Hợp đồng xây dựng và IAS 18 – Doanh thu.
- Có thể nói IFRS 15 là một trong những Chuẩn mực quan trọng nhất trong hệ thống IFRS, với nhiều sự thay đổi nhất, nội dung khá phức tạp, cần phải được nghiên cứu và xem xét một cách kỹ lưỡng.
- Do VAS14 và VAS11 chưa đề cập đến việc ghi nhận doanh thu theo nghĩa vụ thực hiện nên đối với các hợp đồng phức tạp bao gồm nhiều giao dịch, nhiều loại hàng hóa và dịch vụ được chuyển giao và làm phát sinh nhiều loại nghĩa vụ giữa các bên… việc ghi nhận doanh thu là tương đối khó khăn và thường chưa phản ánh được đúng bản chất giao dịch.
- Mặt khác do IASB đã ban hành IFRS15 hoàn toàn mới để thay thế IAS11 và IAS18 nên hầu như VAS14 và VAS15 hiện không còn phù hợp với thông lệ quốc tế. Vì vậy, cần phải ban hành và cơ cấu lại VAS14 và VAS15 cho phù hợp với IFRS15.
Chuẩn mực | Nội dung | Sự khác biệt | |
IFRS: IFRS 15 | VAS: VAS 14 – VAS 15 | ||
Doanh thu từ các hợp đồng với khách hàng | Phạm vi áp dụng | Chuẩn mực này đối với tất cả các hợp đồng với khách hàng, ngoại trừ các trường hợp sau:
|
Chưa được quy định |
Xác định các nghĩa vụ thực hiện và ghi nhận doanh thu tương ứng với nghĩa vụ thực hiện | Một hợp đồng có thể bao gồm thỏa thuận cung cấp nhiều loại hàng hóa hoặc dịch vụ khác nhau với thời gian cung cấp, thực hiện khác nhau. IFRS 15 quy định doanh thu sẽ được ghi nhận tương ứng với giá trị của nghĩa vụ đã thực hiện (nghĩa vụ thực hiện đến đâu doanh thu ghi nhận đến đó chứ không căn cứ vào số tiền thanh toán hàng kỳ hay số ghi trên hóa đơn bán hàng). |
Thông tư 200 đã cập nhật một số quy định của IFRS 15 nên sự khác biệt chủ yếu liên quan đến việc xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của chính sách thuế so với quy định của Chuẩn mực kế toán. |
4. Chuẩn mực về chi phí đi vay
Chuẩn mực này không có sự khác biệt lớn giữa Việt Nam và quốc tế nhưng có sự khác biệt so với quy định của chính sách thuế khi xác định số liệu về lãi vay phải trả được ghi nhận theo kế toán và lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Chuẩn mực | Nội dung | Sự khác biệt | |
IFRS: IAS 23 | VAS: VAS 16 | ||
Chi phí đi vay | Xác định chi phí lãi vay | IAS 23 yêu cầu các khoản chi phí lãi vay đều được tính theo phương pháp lãi suất hiệu lực phù hợp với quy định của Chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính. Như vậy lãi vay được ghi nhận định kỳ theo phương pháp dòng tiền chiết khấu chứ không phải là số phải trả thực tế theo hợp đồng (chính sách thuế quy định là số thực trả theo hợp đồng). | VAS 16 (dựa trên IAS 23 phiên bản cũ), lãi vay được xác định trên cơ sở tuyến tính (phân bổ đường thẳng), chưa áp dụng theo phương pháp dòng tiền chiết khấu nên gần với quy định của chính sách thuế hơn so với IAS 23. |
Về vốn hóa lỗ tỷ giá phát sinh khi vay bằng ngoại tệ trong trường hợp lãi suất vay bằng ngoại tệ thấp hơn lãi suất vay bằng nội tệ | IAS 23 quy định trường hợp lãi suất vay bằng ngoại tệ (ví dụ là 7%) thấp hơn lãi suất vay bằng nội tệ (ví dụ 10%) thì nếu phát sinh lỗ tỷ giá do đánh giá lại khoản vay tương ứng với chênh lệch lãi suất 3% có thể được vốn hóa vào giá trị công trình nếu khoản vay liên quan trực tiếp tới việc xây dựng tài sản dở dang. | VAS 16 không phân biệt vay bằng ngoại tệ hay bằng nội tệ và do đó không có quy định về vốn hóa khoản lỗ tỷ giá nêu trên. |
5. Chuẩn mực về thuế thu nhập doanh nghiệp
Chuẩn mực | Nội dung | Sự khác biệt | |
IFRS: IAS 12 | VAS: VAS 17 | ||
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) | Thuế TNDN phát sinh từ giao dịch hợp nhất kinh doanh | Được đề cập trong IAS 12 | Toàn bộ các quy định về thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ giao dịch hợp nhất kinh doanh bị loại bỏ khỏi VAS 17 do tại thời điểm ban hành Chuẩn mực, các giao dịch hợp nhất kinh doanh chưa phổ biến và Việt Nam chưa có kinh nghiệm về vấn đề này. Việc thiếu quy định đã khiến báo cáo tài chính phản ánh thiếu trung thực, đặc biệt là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đã phản ánh lợi nhuận sau thuế sai lệch do nhiều khoản mục tài sản và nợ phải trả phát sinh từ giao dịch hợp nhất kinh doanh có giá trị ghi sổ khác biệt so với cơ sở tính thuế, tạo ra chênh lệch tạm thời nhưng chưa được ghi nhận thuế TNDN hoãn lại, cụ thể:
|
Tài sản được ghi nhận với giá trị hợp lý | Được đề cập trong IAS 12 | Ngoài giao dịch hợp nhất kinh doanh, một số tài sản và nợ phải trả khác có thể được đánh giá lại theo giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo, đặc biệt là các công cụ tài chính, bất động sản đầu tư, tài sản sinh học…. trong khi cơ sở tính thuế không thay đổi do căn cứ hóa đơn ban đầu. Tương tự lý giải ở mục trên, các trường hợp này đều tạo ra chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế và nếu không được xử lý thì sẽ làm giảm độ trung thực, minh bạch của báo cáo tài chính. |
6. Chuẩn mực về các khoản dự phòng, tài sản và nợ phải trả tiềm tàng
Chuẩn mực | Nội dung | Sự khác biệt | |
IFRS: IAS 37 | VAS: VAS 18 | ||
Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng | Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng | Về cơ bản, IAS 37 không có sự khác biệt đáng kể so với VAS 18. | Về cơ bản, VAS 18 không có sự khác biệt đáng kể so với IAS 37. Trong những năm qua, cùng với sự hướng dẫn của Chế độ ban hành theo Thông tư 200, các vấn đề liên quan đến việc ghi nhận khoản dự phòng, trình bày và thuyết minh thông tin đối với tài sản và nợ tiềm tàng tỏ ra phù hợp với thực tiễn. |
7. Chuẩn mực về trình bày báo cáo tài chính
Chuẩn mực | Nội dung | Sự khác biệt | |
IFRS: IAS 01 | VAS: VAS 21 | ||
Trình bày báo cáo tài chính | Trình bày báo cáo tài chính | Chuẩn mực kế toán quốc tế định nghĩa thu nhập là khoản làm tăng vốn chủ sở hữu ngoại trừ khoản góp vốn của các cổ đông. Xuất phát từ định nghĩa này, IAS 01 quy định có 2 loại thu nhập:
IAS 01 yêu cầu trình bày các loại thu nhập loại 2 nêu trên thành một báo cáo mới với tên gọi “Báo cáo thu nhập toàn diện khác” để cung cấp thêm thông tin cho người sử dụng báo cáo tài chính những thay đổi trong vốn chủ sở hữu không liên quan đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. IAS 01 cho phép doanh nghiệp lựa chọn 2 hình thức trình bày báo cáo thu nhập toàn diện là:
|
Việt Nam đã ban hành VAS 21 – Trình bày báo cáo tài chính dựa trên phiên bản cũ của IAS 01. Tuy nhiên, Ủy ban chuẩn mực quốc tế đã ban hành lại IAS 01, theo đó VAS21 có sự khác biệt chính so với IAS01 ở nội dung về báo cáo thu nhập toàn diện. Tất cả những vấn đề biểu mẫu báo cáo thu nhập toàn diện chưa được đề cập trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 21. |
8. Chuẩn mực về Báo cáo tài chính hợp nhất và các khoản đầu tư vào công ty con
Việt Nam đã ban hành Chuẩn mực kế toán về hợp nhất báo cáo tài chính (VAS 25) dựa trên Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS 27) nhưng sau đó Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế đã ban hành IFRS 10 thay thế cho IAS 27. Một số sự khác biệt chủ yếu giữa VAS 25 và IFRS 10 như sau:
Chuẩn mực | Nội dung | Sự khác biệt | |
IFRS: IFRS 10 | VAS: VAS 25 | ||
Báo cáo tài chính hợp nhất và các khoản đầu tư vào công ty con | Xác định quyền kiểm soát | IFRS 10 đã bổ sung một số tiêu chí để xác định rõ quyền kiểm soát mà VAS 25 chưa đề cập, gồm:
|
Chưa đề cập |
Lợi ích cổ đông không kiểm soát | IFRS 10 quy định lợi ích cổ đông không kiểm soát được trình bày thành một chỉ tiêu riêng nằm trong phần vốn chủ sở hữu. Về bản chất, cổ đông không kiểm soát vẫn là cổ đông của công ty con và cổ đông của tập đoàn nên toàn bộ phần sở hữu của cổ đông cần phải được trình bày là một khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu, theo đó quy định của VAS 25 là chưa phù hợp với bản chất và thông lệ quốc tế hiện hành. | VAS 25 dựa trên phiên bản cũ của chuẩn mực quốc tế, yêu cầu trình bày nằm ngoài phần vốn chủ sở hữu. Theo VAS 25, khoản lỗ vượt quá phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát trong giá trị tài sản thuần của công ty con được tính cho cổ đông mẹ, có nghĩa là lợi ích cổ đông không kiểm soát trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất luôn không âm trừ khi cổ đông này chấp nhận gánh chịu cho cổ đông mẹ do trước đây phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát nằm ngoài vốn chủ sở hữu.Tuy nhiên như phân tích ở trên, nay cổ đông không kiểm soát là một khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu và do đó theo luật thì tất cả cổ đông đều được hưởng lợi ích cũng như phải gánh chịu phần lỗ tương ứng với phần sở hữu của mình mà không phân biệt cổ đông kiểm soát hay không kiểm soát nên quy định như VAS 25 là không phù hợp. |
Xem tiếp Phần 05 – Sự khác biệt cơ bản giữa IFRS và VAS
Ketoanstartup.com
Xem thêm
Phần 01 – Sự khác biệt cơ bản giữa IFRS và VAS