TỔNG QUAN IAS 39
IAS 39 Công cụ tài chính: Ghi nhận và Đo lường đưa ra các yêu cầu đối với việc ghi nhận và đo lường tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính và một số hợp đồng mua hoặc bán các khoản mục phi tài chính. Công cụ tài chính được ghi nhận ban đầu khi đơn vị trở thành một bên trong các điều khoản hợp đồng về công cụ tài chính và được phân loại thành nhiều danh mục khác nhau tùy thuộc vào loại công cụ tài chính, sau đó xác định phương pháp đo lường công cụ tài chính (điển hình là giá trị được phân bổ hoặc giá trị hợp lý). Các quy tắc đặc biệt áp dụng cho các công cụ phái sinh gắn kèm và công cụ phòng ngừa rủi ro.
IAS 39 được phát hành lại vào tháng 12 năm 2003, áp dụng cho kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2005 và sẽ được thay thế phần lớn bởi IFRS 9 Công cụ tài chính cho kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2018.
PHẠM VI
IAS 39 Công cụ tài chính: Ghi nhận và Đo lường đưa ra các yêu cầu đối với việc ghi nhận và đo lường tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính và một số hợp đồng mua hoặc bán các khoản mục phi tài chính. Công cụ tài chính được ghi nhận ban đầu khi đơn vị trở thành một bên trong các điều khoản hợp đồng về công cụ tài chính và được phân loại thành nhiều danh mục khác nhau tùy thuộc vào loại công cụ tài chính, sau đó xác định phương pháp đo lường công cụ tài chính (điển hình là giá trị được phân bổ hoặc giá trị hợp lý). Các quy tắc đặc biệt áp dụng cho các công cụ phái sinh gắn kèm và công cụ phòng ngừa rủi ro.
IAS 39 được phát hành lại vào tháng 12 năm 2003, áp dụng cho kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2005 và sẽ được thay thế phần lớn bởi IFRS 9 Công cụ tài chính cho kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2018.
Phạm vi loại trừ
IAS 39 áp dụng cho tất cả các loại công cụ tài chính ngoại trừ các loại công cụ tài chính sau đây, nằm ngoài phạm vi của IAS 39: [IAS 39.2]
- Lợi ích trong các công ty con, công ty liên kết và liên doanh được hạch toán theo IAS 27 Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất, IAS 28 Đầu tư vào công ty liên kết hoặc IAS 31 Lợi ích trong công ty liên doanh (hoặc, đối với kỳ báo cáo bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2013, IFRS 10 Báo cáo tài chính hợp nhất, IAS 27 Báo cáo tài chính riêng hoặc IAS 28 Đầu tư vào công ty liên kết và công ty liên doanh); tuy nhiên IAS 39 áp dụng trong các trường hợp mà theo các chuẩn mực đó các lợi ích đó phải được hạch toán theo IAS 39. Chuẩn mực này cũng áp dụng cho hầu hết các công cụ phái sinh trên các lợi ích trong công ty con, công ty liên kết hoặc liên doanh
- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo quỹ phúc lợi người lao động khi áp dụng IAS 19 Lợi ích người lao động
- Hợp đồng kỳ hạn giữa bên mua và bên bán nắm giữ cổ phần để mua hoặc bán bên được mua mà tạo ra một hợp nhất kinh doanh vào ngày mua trong tương lai
- Quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm, ngoại trừ trường hợp IAS 39 sẽ áp dụng cho các công cụ tài chính có hình thức hợp đồng bảo hiểm (hoặc tái bảo hiểm) nhưng bản chất lại liên quan đến việc chuyển rủi ro tài chính và các công cụ phái sinh gắn kèm trong hợp đồng bảo hiểm
- Công cụ tài chính đáp ứng định nghĩa về vốn chủ sở hữu theo IAS 32 Công cụ tài chính: Trình bày
- Công cụ tài chính, hợp đồng và nghĩa vụ trong giao dịch thanh toán trên cơ sở cổ phiếu khi áp dụng IFRS 2 Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu
- Quyền đối với các khoản thanh toán hoàn trả khi áp dụng IAS 37 Dự phòng, nợ phải trả tiềm tàng và tài sản tiềm tàng.
Bảo lãnh tài chính
IAS 39 áp dụng cho các hợp đồng bảo lãnh tài chính đã phát hành. Tuy nhiên, nếu tổ chức phát hành hợp đồng bảo lãnh tài chính trước đây đã khẳng định rõ ràng rằng họ xem các hợp đồng đó như hợp đồng bảo hiểm và đã sử dụng kế toán áp dụng cho hợp đồng bảo hiểm, thì tổ chức phát hành có thể chọn áp dụng IAS 39 hoặc IFRS 4 Hợp đồng bảo hiểm cho các hợp đồng bảo lãnh tài chính đó. Tổ chức phát hành có thể thực hiện lựa chọn theo từng hợp đồng, nhưng việc lựa chọn theo từng hợp đồng là không thể hủy ngang.
Kế toán đối với bên nắm giữ được loại trừ khỏi phạm vi của IAS 39 và IFRS 4 (trừ khi hợp đồng là hợp đồng tái bảo hiểm). Do đó, áp dụng các đoạn 10-12 của IAS 8 Chính sách kế toán, thay đổi trong uớc tính và sai sót kế toán. Các đoạn này quy định các tiêu chí sử dụng để xây dựng chính sách kế toán nếu không có IFRS nào áp dụng cụ thể cho khoản mục.
Thuê tài sản
IAS 39 áp dụng cho các khoản phải thu và phải trả thuê tài sản chỉ trong các khía cạnh hạn chế: [IAS 39.2 (b)]
- IAS 39 áp dụng cho các khoản phải thu thuê tài sản liên quan đến điều khoản về dừng ghi nhận và suy giảm giá trị
- IAS 39 áp dụng cho các khoản phải trả thuê tài sản liên quan đến điều khoản về dừng ghi nhận
IAS 39 áp dụng cho các công cụ phái sinh gắn kèm trong thuê tài sản.
Cam kết cho vay
Cam kết cho vay nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của IAS 39 nếu chúng không được thanh toán ròng bằng tiền hoặc công cụ tài chính khác, chúng không được chỉ định là nợ phải trả tài chính theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ và đơn vị không thực hiện việc bán các khoản vay trước đây mà kết quả tạo ra từ sự cam kết ngay sau khi bắt đầu. Bên phát hành cam kết cung cấp khoản cho vay với tỷ lệ lãi suất thấp hơn thị trường được yêu cầu ghi nhận ban đầu cam kết đó theo giá trị hợp lý; sau đó, Bên phát hành sẽ đo lường lại ở mức cao hơn giữa (a) giá trị được ghi nhận theo IAS 37 và (b) giá trị được ghi nhận ban đầu trừ đi, nếu thích hợp, giá trị phân bổ lũy kế được ghi nhận theo IAS 18. Bên phát hành cam kết cho vay phải áp dụng IAS 37 đối với các cam kết cho vay khác không thuộc phạm vi của IAS 39 (nghĩa là các cam kết được thực hiện tại thị trường hoặc ở trên). Cam kết cho vay phải tuân theo các điều khoản về dừng ghi nhận của IAS 39. [IAS 39.4]
Hợp đồng mua hoặc bán các khoản mục tài chính
Các hợp đồng mua hoặc bán các khoản mục tài chính luôn nằm trong phạm vi của IAS 39 (trừ khi áp dụng một trong các trường hợp ngoại lệ khác).
Hợp đồng mua hoặc bán các khoản mục phi tài chính
Các hợp đồng mua hoặc bán các khoản mục phi tài chính nằm trong phạm vi của IAS 39 nếu chúng được thanh toán ròng bằng tiền hoặc một tài sản tài chính khác và không được ký kết và nắm giữ cho mục đích nhận hoặc chuyển giao một khoản mục phi tài chính phù hợp với yêu cầu mua, bán hoặc sử dụng dự kiến của đơn vị. Hợp đồng mua hoặc bán các khoản mục phi tài chính nằm trong phạm vi chuẩn mực nếu thanh toán ròng xảy ra. Các trường hợp sau đây chứa thanh toán ròng: [IAS 39.5-6]
- điều khoản của hợp đồng cho phép một trong hai bên đối tác thanh toán ròng
- thực tế trong quá khứ các hợp đồng tương tự thanh toán ròng
- thực tế trong quá khứ các hợp đồng tương tự, việc chuyển giao khoản mục phi tài chính cơ sở và bán nó trong một khoảng thời gian ngắn sau khi chuyển giao để tạo ra lợi nhuận từ những biến động ngắn hạn trong giá bán, hoặc từ lợi nhuận của đại lý, hoặc
- khoản mục phi tài chính có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền.
Công cụ phái sinh thời tiết
Mặc dù các hợp đồng yêu cầu thanh toán dựa trên biến số khí hậu, địa chất hoặc vật lý khác nhìn chung bị loại trừ khỏi phiên bản gốc của IAS 39, nhưng chúng đã được thêm vào phạm vi của IAS 39 sửa đổi vào tháng 12 năm 2003 nếu chúng không thuộc phạm vi của IFRS 4. [IAS 39.AG1]
ĐỊNH NGHĨA
IAS 39 kết hợp các định nghĩa của các khoản mục sau từ IAS 32 Công cụ tài chính: Trình bày: [IAS 39.8]
- công cụ tài chính
- tài sản tài chính
- nợ phải trả tài chính
- công cụ vốn chủ sở hữu.
Lưu ý: Trường hợp đơn vị áp dụng IFRS 9 Công cụ tài chính trước ngày bắt buộc áp dụng (ngày 1 tháng 1 năm 2015), các định nghĩa của các khoản mục sau đây cũng được kết hợp với IFRS 9: dừng ghi nhận, phái sinh, giá trị hợp lý, hợp đồng bảo lãnh tài chính. Định nghĩa của các khoản mục nêu dưới đây (nếu có liên quan) là định nghĩa của IAS 39.
Ví dụ phổ biến về các công cụ tài chính trong phạm vi của IAS 39 |
|
Công cụ phái sinh là một công cụ tài chính:
- Giá trị biến động tương ứng với các thay đổi của biến số cơ sở như lãi suất, giá hàng hóa hoặc chứng khoán, hoặc chỉ số;
- Không yêu cầu giá trị đầu tư ban đầu, hoặc yêu cầu một khoản đầu tư nhỏ hơn mức được yêu cầu đối với một hợp đồng mà có phản ứng tương tự với những thay đổi của các yếu tố thị trường; và
- được thanh toán vào một thời điểm trong tương lai. [IAS 39,9]
Ví dụ công cụ phái sinh |
Hợp đồng kỳ hạn: Hợp đồng mua hoặc bán số lượng cụ thể công cụ tài chính, hàng hóa hoặc ngoại tệ với một mức giá cụ thể được xác định ngay từ đầu, với việc giao hàng hoặc thanh toán được thực hiện vào một ngày cụ thể trong tương lai. Thanh toán khi đáo hạn bằng việc giao hàng hóa thực tế cụ thể theo hợp đồng, hoặc thanh toán bằng tiền mặt ròng.
Hợp đồng hoán đổi lãi suất và hợp đồng lãi suất kỳ hạn: Hợp đồng trao đổi dòng tiền vào một ngày cụ thể hoặc định kỳ dựa trên giá trị danh nghĩa và lãi suất cố định và lãi suất biến đổi. Hợp đồng tương lai: Hợp đồng này tương tự như hợp đồng kỳ hạn nhưng có những điểm khác biệt sau: hợp đồng tương lai được trao đổi mua bán chung, trong khi hợp đồng kỳ hạn được thiết kế riêng. Hợp đồng tương lai thường được thanh toán thông qua giao dịch bù trừ (đảo ngược), trong khi hợp đồng kỳ hạn thường được thanh toán bằng cách chuyển giao hàng hóa cơ sở hoặc thanh toán tiền mặt. Quyền chọn: Hợp đồng cung cấp cho bên mua quyền, nhưng không có nghĩa vụ, để mua (quyền chọn mua) hoặc bán (quyền chọn bán) một số lượng cụ thể công cụ tài chính, hàng hóa hoặc ngoại tệ với một mức giá xác định (giá thực tế), trong suốt hoặc tại một khoảng thời gian xác định. Chúng có thể được tạo riêng hoặc trao đổi mua bán. Người mua quyền chọn trả cho người bán (người bán quyền chọn) quyền chọn một khoản phí (phí quyền chọn) để bù đắp cho người bán về rủi ro thanh toán theo quyền chọn. Hợp đồng mua quyền chọn mua lãi suất và hợp đồng mua quyền chọn bán lãi suất: Đây là những hợp đồng đôi khi được gọi là quyền chọn lãi suất. Lãi suất trong hợp đồng mua quyền chọn mua lãi suất sẽ bù đắp cho người mua nếu lãi suất tăng lên trên lãi suất xác định trước (lãi suất thực tế) trong khi đó, lãi suất trong hợp đồng mua quyền chọn bán lãi suất sẽ bù đắp cho người mua nếu lãi suất giảm xuống dưới mức lãi suất xác định trước. |
Công cụ phái sinh gắn kèm
Một số hợp đồng không phải là công cụ tài chính, tuy nhiên có thể có các công cụ tài chính gắn kèm với chúng. Ví dụ, một hợp đồng mua hàng hóa với giá cố định để giao hàng vào một ngày trong tương lai đã kèm vào đó một công cụ phái sinh được lập chỉ số theo giá của hàng hóa đó.
Công cụ phái sinh gắn kèm là một đặc tính của hợp đồng, các dòng tiền liên quan đến đặc tính đó hoạt động tương tự như một công cụ phái sinh độc lập. Tương tự các công cụ phái sinh phải được hạch toán theo giá trị hợp lý trên bảng cân đối kế toán với các thay đổi được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, do đó một số công cụ phái sinh gắn kèm cũng thực hiện như vậy. IAS 39 yêu cầu công cụ phái sinh gắn kèm phải được tách riêng khỏi hợp đồng cơ sở của nó và được được hạch toán như một công cụ phái sinh khi: [IAS 39.11]
- các rủi ro kinh tế và các đặc điểm của công cụ phái sinh gắn kèm không liên quan chặt chẽ đến các rủi ro và đặc điểm của hợp đồng cơ sở.
- một công cụ riêng biệt với các điều khoản tương tự như công cụ phái sinh gắn kèm đáp ứng định nghĩa về một công cụ phái sinh, và
- toàn bộ công cụ không được đo lường theo giá trị hợp lý với những thay đổi trong giá trị hợp lý được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Nếu một công cụ phái sinh gắn kèm được tách riêng, thì hợp đồng cơ sở được hạch toán theo chuẩn mực thích hợp (ví dụ: theo IAS 39 nếu hợp đồng cơ sở là một công cụ tài chính). Phụ lục A của IAS 39 cung cấp các ví dụ về các công cụ phái sinh gắn kèm có liên quan chặt chẽ với hợp đồng cơ sở của chúng và không có liên quan chặt chẽ với các hợp đồng cơ sở của chúng.
Ví dụ về các công cụ phái sinh gắn kèm không liên quan chặt chẽ đến hợp đồng cơ sở của chúng (và do đó phải được tính riêng) bao gồm:
- Quyền chọn chuyển đổi vốn cổ phần từ nợ sang cổ phần thường (chỉ từ quan điểm của người nắm giữ) [IAS 39.AG30 (f)]
- các khoản thanh toán lãi hoặc gốc được lập chỉ số theo hàng hóa trong các hợp đồng nợ cơ sở [IAS 39.AG30 (e)]
- Quyền chọn lãi suất trong các hợp đồng nợ cơ sở tính bằng tiền khi công cụ được phát hành [IAS 39.AG33 (b)]
- Các điều chỉnh lạm phát có đòn bẩy để thanh toán tiền thuê [IAS 39.AG33 (f)]
- Công cụ phái sinh tiền tệ trong các hợp đồng mua hoặc bán các khoản mục phi tài chính mà ngoại tệ không phải là đơn vị tiền tệ của một trong hai đối tác của hợp đồng, không phải là đơn vị tiền tệ mà hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan thường được sử dụng trong các giao dịch thương mại trên thế giới, và không phải là đơn vị tiền tệ thường được sử dụng trong các hợp đồng như vậy trong môi trường kinh tế mà giao dịch diễn ra. [IAS 39.AG33 (d)]
Nếu IAS 39 yêu cầu công cụ phái sinh gắn kèm tách riêng khỏi hợp đồng cơ sở của nó, nhưng đơn vị không thể đo lường công cụ phái sinh gắn kèm riêng, thì toàn bộ hợp đồng kết hợp phải được chỉ định là tài sản tài chính theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ). [IAS 39.12]
PHÂN LOẠI NỢ PHẢI TRẢ HOẶC VỐN CHỦ SỞ HỮU
Vì IAS 39 không đề cập đến xử lý kế toán các công cụ vốn chủ sở hữu được phát hành bởi đơn vị báo cáo nhưng nó đề cập đến xử lý kế toán nợ phải trả tài chính, nên việc phân loại một công cụ là nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu là rất quan trọng. IAS 32 Công cụ tài chính: Trình bày đã giải quyết câu hỏi về phân loại này.
PHÂN LOẠI TÀI SẢN TÀI CHÍNH
IAS 39 yêu cầu tài sản tài chính phải được phân loại theo một trong các danh mục sau: [IAS 39,45]
- Các tài sản tài chính theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ
- Các tài sản tài chính sẵn sàng để bán
- Các khoản cho vay và phải thu
- Các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn
Các danh mục này được sử dụng để xác định cách thức ghi nhận và đo lường một tài sản tài chính cụ thể trong báo cáo tài chính.
Tài sản tài chính theo giá trị hợp lý thông qua lãi hoặc lỗ. Danh mục này có hai danh mục phụ:
- Được chỉ định. Loại thứ nhất bao gồm bất kỳ tài sản tài chính nào được chỉ định khi ghi nhận ban đầu là tài sản được đo lường theo giá trị hợp lý với thay đổi giá trị hợp lý được ghi nhận trong báo cáo lãi lỗ.
- Nắm giữ cho mục đích kinh doanh. Loại thứ hai bao gồm các tài sản tài chính được nắm giữ cho mục đích kinh doanh. Tất cả các công cụ phái sinh (ngoại trừ các công cụ phòng ngừa rủi ro được chỉ định) và tài sản tài chính mua hoặc nắm giữ với mục đích bán trong ngắn hạn hoặc có mẫu hình chốt lời ngắn hạn gần đây đều là nắm giữ cho mục đích kinh doanh. [IAS 39,9]
Tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) là bất kỳ tài sản tài chính phi phái sinh nào được chỉ định khi ghi nhận ban đầu là sẵn sàng để bán hoặc bất kỳ công cụ nào khác không được phân loại là (a) các khoản cho vay và phải thu, (b) các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn hoặc (c) tài sản tài chính theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ. [IAS 39.9] Tài sản AFS được đo lường theo giá trị hợp lý trong bảng cân đối kế toán. Các thay đổi giá trị hợp lý của tài sản AFS được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu, thông qua báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, ngoại trừ lãi trên tài sản AFS (được ghi nhận vào thu nhập trên cơ sở tỷ suất thực), tổn thất do suy giảm giá trị và (đối với các công cụ nợ AFS gánh chịu rủi ro lãi suất ) lãi hoặc lỗ do chênh lệch tỷ giá. Lãi hoặc lỗ lũy kế mà được ghi nhận trong vốn chủ sở hữu, sẽ được ghi nhận vào báo cáo lãi lỗ khi tài sản tài chính sẵn sàng để bán bị dừng ghi nhận. [IAS 39,55 (b)]
Khoản cho vay và nợ phải thu là các tài sản tài chính phi phái sinh với các khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định được mà không được niêm yết trên thị trường sôi động, không phải nắm giữ cho mục đích kinh doanh hoặc được chỉ định khi ghi nhận ban đầu là tài sản theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ hoặc sẵn sàng để bán. Khoản cho vay và nợ phải thu mà bên nắm giữ có thể không thu hồi được đáng kể toàn bộ khoản đầu tư ban đầu, ngoại trừ do suy giảm chất lượng tín dụng, nên được phân loại là sẵn sàng để bán. [IAS 39.9] Khoản cho vay và nợ phải thu được đo lường theo giá trị được phân bổ. [IAS 39,46 (a)]
Khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là các tài sản tài chính phi phái sinh với các khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định được mà đơn vị dự định và có khả năng giữ đến ngày đáo hạn và không đáp ứng định nghĩa về khoản cho vay và nợ phải thu và không được chỉ định khi ghi nhận ban đầu là tài sản theo giá hợp lý giá trị thông qua báo cáo lãi lỗ hoặc sẵn sàng để bán. Khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn được đo lường theo giá trị được phân bổ. Nếu đơn vị bán một khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn với số lượng đáng kể hoặc do hậu quả của một sự kiện không lặp lại, biệt lập nằm ngoài tầm kiểm soát của đơn vị mà không thể dự đoán trước một cách hợp lý, thì tất cả các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác của đơn vị đó phải được được tái phân loại là sẵn sàng để bán cho năm báo cáo tài chính hiện tại và hai năm tiếp theo. [IAS 39.9] Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn được đo lường theo giá trị được phân bổ. [IAS 39,46 (b)]
PHÂN LOẠI NỢ PHẢI TRẢ TÀI CHÍNH
IAS 39 ghi nhận hai loại nợ phải trả tài chính: [IAS 39,47]
- Nợ phải trả tài chính theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ
- Nợ phải trả tài chính khác được đo lường theo giá trị được phân bổ bằng phương pháp lãi suất thực.
Danh mục nợ phải trả tài chính theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ có hai danh mục phụ:
- Được chỉ định. nợ phải trả tài chính được đơn vị chỉ định là nợ phải trả theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ khi ghi nhận ban đầu
- Nắm giữ cho mục đích kinh doanh. nợ phải trả tài chính được phân loại là nắm giữ cho mục đích kinh doanh, như nghĩa vụ đối với chứng khoán vay để bán khống, phải hoàn trả lại trong tương lai
GHI NHẬN BAN ĐẦU
IAS 39 yêu cầu ghi nhận một tài sản tài chính hoặc một khoản nợ phải trả tài chính khi và chỉ khi đơn vị trở thành một bên của các điều khoản hợp đồng về công cụ, tuân theo các quy định sau đây đối với các giao dịch mua thông thường. [IAS 39.14]
Giao dịch mua hoặc bán tài sản tài chính thông thường. Giao dịch mua hoặc bán tài sản tài chính theo cách thông thường được ghi nhận và dừng ghi nhận bằng cách sử dụng phương pháp kế toán cho ngày giao dịch hoặc ngày thanh toán. [IAS 39.38] Phương pháp sử dụng được áp dụng nhất quán cho tất cả các giao dịch mua và bán tài sản tài chính thuộc cùng một danh mục tài sản tài chính như được định nghĩa trong IAS 39 (lưu ý rằng đối với mục đích này, tài sản nắm giữ cho mục đích kinh doanh có danh mục khác với tài sản được chỉ định theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ). Việc lựa chọn phương pháp là một chính sách kế toán. [IAS 39,38]
IAS 39 yêu cầu tất cả các tài sản tài chính và tất cả các khoản nợ phải trả tài chính phải được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán. Điều đó bao gồm tất cả các công cụ phái sinh. Trong lịch sử, ở nhiều nơi trên thế giới, các công cụ phái sinh không được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán của công ty. Lập luận được đưa ra là tại thời điểm hợp đồng phái sinh được ký kết, không có khoản tiền mặt hoặc tài sản khác được thanh toán. Không ghi nhận chi phí bằng 0 chính đáng, mặc dù theo thời gian và giá trị của biến số cơ sở (lãi suất, giá hoặc chỉ số) thay đổi, công cụ phái sinh có giá trị dương (tài sản) hoặc giá trị âm (nợ phải trả).
ĐO LƯỜNG BAN ĐẦU
Ban đầu, tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính phải được đo lường theo giá trị hợp lý (bao gồm cả chi phí giao dịch, đối với tài sản và nợ phải trả không được đo lường theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ). [IAS 39,43]
ĐO LƯỜNG SAU KHI GHI NHẬN BAN ĐẦU
Sau đó, tài sản và nợ phải trả tài chính (bao gồm công cụ tài chính phái sinh) phải được đo lường theo giá trị hợp lý, với các ngoại lệ sau: [IAS 39.46-47]
- Khoản cho vay và nợ phải thu, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và nợ phải trả tài chính phi phái sinh được đo lường theo giá trị được phân bổ bằng phương pháp lãi suất thực.
- Khoản đầu tư vào công cụ vốn chủ sở hữu mà đo lường theo giá trị hợp lý không đáng tin cậy (và công cụ phái sinh được lập chỉ số cho các công cụ vốn chủ sở hữu đó) nên được đo lường theo giá trị được phân bổ.
- Tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính được chỉ định là một khoản mục được phòng ngừa rủi ro hoặc một công cụ phòng ngừa rủi ro phải được đo lường theo các yêu cầu kế toán phòng ngừa rủi ro theo IAS 39.
- Nợ phải trả tài chính phát sinh khi việc chuyển nhượng tài sản tài chính không đủ điều kiện để dừng ghi nhận, hoặc được hạch toán theo phương pháp tham gia – tiếp tục, phải tuân theo các yêu cầu đo lường cụ thể.
Giá trị hợp lý là giá trị mà một tài sản có thể được trao đổi, hoặc một khoản nợ phải trả được thanh toán, giữa các bên có hiểu biết, sẵn sàng trong một giao dịch độc lập. [IAS 39.9] IAS 39 đưa ra hệ thống phân cấp sử dụng để xác định giá trị hợp lý của một công cụ tài chính: [IAS 39 Phụ lục A, đoạn AG69-82]
- Giá thị trường niêm yết trên một thị trường sôi động là bằng chứng tốt nhất về giá trị hợp lý và nên được sử dụng để đo lường công cụ tài chính ở nơi mà chúng tồn tại.
- Nếu thị trường của công cụ tài chính không hoạt động, thì đơn vị sẽ thiết lập giá trị hợp lý bằng cách sử dụng kỹ thuật định giá tận dụng tối đa các yếu tố đầu vào của thị trường và bao gồm các giao dịch thị trường độc lập gần đây, tham chiếu đến giá trị hợp lý hiện tại của công cụ khác về bản chất là tương tự, phân tích dòng tiền chiết khấu và các mô hình định giá quyền chọn. Một kỹ thuật định giá có thể được chấp nhận kết hợp tất cả các yếu tố mà các bên tham gia thị trường sẽ xem xét khi định giá và phù hợp với các phương pháp luận kinh tế được chấp nhận để định giá các công cụ tài chính.
- Nếu không có thị trường hoạt động cho công cụ vốn chủ sở hữu và phạm vi hợp lý của giá trị hợp lý là đáng kể và các ước tính này không thể thực hiện một cách đáng tin cậy, thì đơn vị phải đo lường công cụ vốn chủ sở hữu theo giá gốc trừ đi suy giảm giá trị.
Giá trị được phân bổ được tính theo phương pháp lãi suất thực. Tỷ lệ lãi suất thực là tỷ lệ để chiết khấu chính xác các khoản tiền thanh toán hoặc nhận về ước tính trong tương lai trong suốt thời hạn dự kiến của công cụ tài chính về giá trị ghi sổ ròng của tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính. Tài sản tài chính mà không được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ thì được kiểm tra suy giảm giá trị. Nếu thời hạn dự kiến không thể được xác định một cách đáng tin cậy, thì thời hạn hợp đồng được sử dụng.
QUYỀN CHỌN GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG IAS 39
IAS 39 cho phép đơn vị chỉ định bất kỳ tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính nào được đo lường theo giá trị hợp lý tại thời điểm mua hoặc phát hành, với những thay đổi giá trị được ghi nhận trong báo cáo lãi lỗ. Quyền chọn này có sẵn ngay cả khi về bản chất, tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính thường được đo lường theo giá trị được phân bố – nhưng chỉ khi giá trị hợp lý có thể được đo lường một cách đáng tin cậy.
Vào tháng 6 năm 2005, IASB đã ban hành sửa đổi IAS 39 để hạn chế việc sử dụng quyền chọn để chỉ định bất kỳ tài sản tài chính hoặc bất kỳ khoản nợ phải trả tài chính được đo lường theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ (quyền chọn giá trị hợp lý). Các sửa đổi giới hạn việc sử dụng quyền chọn đối với những công cụ tài chính đáp ứng các điều kiện nhất định: [IAS 39.9]
- quyền chọn chỉ định theo giá trị hợp lý loại bỏ hoặc làm giảm đáng kể sự không nhất quán về kế toán, hoặc
- một nhóm các tài sản tài chính, các khoản nợ phải trả tài chính hoặc cả hai được quản lý và hiệu quả hoạt động của nó được đánh giá trên cơ sở giá trị hợp lý bởi Ban quản lý của đơn vị.
Khi một công cụ được đưa vào danh mục giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ, thì nó không thể được tái phân loại với một số trường hợp ngoại lệ. [IAS 39.50] Vào tháng 10 năm 2008, IASB đã ban hành các sửa đổi đối với IAS 39. Các sửa đổi cho phép tái phân loại một số công cụ tài chính ra khỏi danh mục giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ (FVTPL) và một số công cụ tài chính ra khỏi danh mục sẵn sàng đế bán – để biết thêm chi tiết, xem IAS 39,50 (c). Trong trường hợp tái phân loại, cần phải công bố bỏ sung thông tin theo IFRS 7 Công cụ tài chính: Công bố. Vào tháng 3 năm 2009 IASB đã làm rõ tái phân loại các tài sản tài chính theo các sửa đổi tháng 10 năm 2008 (xem ở trên): về tái phân loại một tài sản tài chính ra khỏi danh mục ‘giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi lỗ’, tất cả các công cụ phái sinh gắn kèm vào phải được đánh giá (đánh giá lại) nếu cần thiết, và được hạch toán riêng trong báo cáo tài chính.
QUYỀN CHỌN SẴN SÀNG ĐỂ BÁN ĐỐI VỚI KHOẢN CHO VAY VÀ NỢ PHẢI THU TRONG IAS 39
IAS 39 cho phép đơn vị chỉ định bất kỳ khoản cho vay hoặc khoản nợ phải thu là sẵn sàng để bán tại thời điểm mua, trong trường hợp đó, khoản cho vay hoặc khoản nợ phải thu này được đo lường theo giá trị hợp lý với những thay đổi giá trị hợp lý được ghi nhận trong vốn chủ sở hữu.
SUY GIẢM GIÁ TRỊ
Một tài sản tài chính hoặc một nhóm tài sản tài chính bị suy giảm giá trị và các khoản lỗ do suy giảm giá trị được ghi nhận, chỉ khi có bằng chứng khách quan là kết quả của một hoặc nhiều sự kiện xảy ra sau khi ghi nhận ban đầu tài sản đó. Đơn vị phải đánh giá vào mỗi kỳ lập bảng cân đối kế toán xem có bằng chứng khách quan về sự suy giảm giá trị hay không. Nếu có bất kỳ bằng chứng nào tồn tại, đơn vị phải thực hiện tính toán suy giảm giá trị chi tiết để xác định lỗ do suy giảm giá trị nên được ghi nhận. [IAS 39.58] Khoản lỗ được đo lường bằng chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản và hiện giá của các dòng tiền ước tính được chiết khấu theo lãi suất thực ban đầu của tài sản tài chính. [IAS 39,63]
Các tài sản được đánh giá riêng và suy giảm giá trị không tồn tại, sẽ được nhóm với các tài sản tài chính có thống kê rủi ro tín dụng tương tự và được đánh giá chung về suy giảm giá trị. [IAS 39,64]
Nếu trong kỳ tiếp theo, Giá trị của khoản lỗ do suy giảm giá trị liên quan đến tài sản tài chính được ghi nhận theo giá trị được phân bổ hoặc công cụ nợ được ghi nhận là sẵn sàng để bán giảm do một sự kiện xảy ra sau khi suy giảm giá trị được ghi nhận ban đầu, thì khoản lỗ do suy giảm giá trị đã được ghi nhận trước đó sẽ được hoàn nhập thông qua báo cáo lãi lỗ. Suy giảm giá trị liên quan đến các khoản đầu tư vào các công cụ vốn sẵn sàng để bán không được hoàn nhập thông qua báo cáo lãi lỗ. [IAS 39,65]
BẢO LÃNH TÀI CHÍNH
Hợp đồng bảo lãnh tài chính là một hợp đồng yêu cầu bên phát hành phải thanh toán một khoản xác định cho bên thụ hưởng khi phát sinh tổn thất do bên đi vay cụ thể không thanh toán được khoản nợ đến hạn. [IAS 39,9]
Theo IAS 39 sửa đổi, các hợp đồng bảo lãnh tài chính được ghi nhận:
- ban đầu theo giá trị hợp lý. Nếu hợp đồng bảo lãnh tài chính được phát hành trong một giao dịch độc lập cho một bên không liên quan, thì giá trị hợp lý của nó tại thời điểm ban đầu bằng với khoản thanh toán nhận được, trừ khi có bằng chứng khác.
- sau đó ghi nhận ở mức cao hơn giữa (i) giá trị được xác định theo IAS 37 Dự phòng phải trả, Nợ phải trả tiềm tàng và Tài sản tiềm tàng và (ii) giá trị được ghi nhận ban đầu trừ đi, khi thích hợp, giá trị phân bổ lũy kế được ghi nhận theo IAS 18 Doanh thu. (Nếu đáp ứng các tiêu chí cụ thể, bên phát hành có thể sử dụng quyền chọn giá trị hợp lý trong IAS 39. Hơn nữa, các yêu cầu khác tiếp tục được áp dụng trong hoàn cảnh đặc biệt của giao dịch dừng ghi nhận ‘không thành công’.)
Một số bảo lãnh liên quan đến tín dụng, như một điều kiện tiên quyết để thanh toán, không yêu cầu bên nắm giữ phải gánh chịu và đã chịu tổn thất do bên đi vay không thanh toán trên tài sản được bảo lãnh khi đến hạn. Một ví dụ về bão lãnh như vậy là một công cụ phái sinh tín dụng yêu cầu các khoản thanh toán tương ứng với những thay đổi trong xếp hạng tín dụng cụ thể hoặc chỉ số tín dụng cụ thể. Đây là các công cụ phái sinh và chúng được đo lường theo giá trị hợp lý theo IAS 39.
DỪNG GHI NHẬN TÀI SẢN TÀI CHÍNH
Tiền đề cơ bản cho mô hình dừng ghi nhận trong IAS 39 là xác định có hay không tài sản được xem xét dừng ghi nhận: [IAS 39.16]
- Toàn bộ tài sản hoặc
- Dòng tiền được xác định cụ thể từ một tài sản hoặc
- Một tỷ lệ tương xứng của dòng tiền từ một tài sản hoặc
- Một tỷ lệ tương xứng của các dòng tiền được xác định cụ thể từ một tài sản tài chính
Khi tài sản được xem xét dừng ghi nhận đã được xác định, thì đánh giá tài sản đã được chuyển nhượng hay chưa, và nếu vậy, việc chuyển nhượng tài sản đó có đủ điều kiện để dừng ghi nhận hay không.
Một tài sản được chuyển nhượng nếu đơn vị đã chuyển giao các quyền hợp đồng để nhận các dòng tiền hoặc đơn vị giữ lại các quyền hợp đồng để nhận các dòng tiền từ tài sản, nhưng đã có nghĩa vụ hợp đồng để chuyển các dòng tiền đó theo thỏa thuận đáp ứng ba điều kiện sau: [IAS 39.17-19]
- Đơn vị không có nghĩa vụ thanh toán số tiền cho bên nhận cuối cùng trừ khi nó thu số tiền tương đương tài sản ban đầu
- Đơn vị bị cấm bán hoặc cầm cố tài sản ban đầu (ngoại trừ việc bảo đảm cho người nhận cuối cùng),
- Đơn vị có nghĩa vụ chuyển các dòng tiền đó mà không có sự chậm trễ đáng kể
Khi đơn vị xác định rằng tài sản đã được chuyển nhượng, thì nó sẽ xác định xem đã chuyển giao đáng kể tất cả các rủi ro và lợi ích của quyền sở hữu tài sản đó hay chưa. Nếu đáng kể tất cả các rủi ro và lợi ích đã được chuyển giao, thì tài sản sẽ được dừng ghi nhận. Nếu đáng kể tất cả các rủi ro và lợi ích vẫn được giữ lại, thì việc dừng ghi nhận tài sản sẽ bị loại trừ. [IAS 39,20]
Nếu đơn vị không giữ lại hoặc không chuyển giao đáng kể tất cả các rủi ro và lợi ích của tài sản, thì đơn vị đó phải đánh giá xem nó có từ bỏ quyền kiểm soát tài sản hay không. Nếu đơn vị không kiểm soát tài sản thì việc dừng ghi nhận là phù hợp; tuy nhiên nếu đơn vị vẫn giữ quyền kiểm soát tài sản, thì đơn vị đó tiếp tục ghi nhận tài sản cho tới khi còn tiếp tục tham gia kiểm soát tài sản. [IAS 39,30]
Các bước dừng ghi nhận khác nhau này được tóm tắt trong cây quyết định trong AG36.
DỪNG GHI NHẬN NỢ PHẢI TRẢ TÀI CHÍNH
Nợ phải trả tài chính nên được loại bỏ khỏi bảng cân đối kế toán khi và chỉ khi nó được xóa bỏ, nghĩa là khi nghĩa vụ quy định trong hợp đồng được hoàn tất hoặc hủy bỏ hoặc hết hạn. [IAS 39.39] Trong trường hợp có sự chuyển đổi giữa bên vay hiện tại và bên cho vay các công cụ nợ với các điều khoản khác nhau đáng kể hoặc đã có sự điều chỉnh đáng kể các điều khoản của khoản nợ phải trả tài chính hiện tại, thì giao dịch này được hạch toán như xóa bỏ nợ phải trả tài chính ban đầu và ghi nhận nợ phải trả tài chính mới. Khoản lãi hoặc lỗ từ việc xóa bỏ nợ phải trả tài chính ban đầu được ghi nhận vào báo cáo lãi lỗ. [IAS 39.40-41]
KẾ TOÁN PHÒNG NGỪA RỦI RO
IAS 39 cho phép kế toán phòng ngừa rủi ro trong một số trường hợp nhất định với điều kiện quan hệ phòng ngừa rủi ro: [IAS 39,88]
- có sự chỉ định và tài liệu chính thức, bao gồm mục tiêu và chiến lược quản lý rủi ro của đơn vị để thực hiện việc phòng ngừa rủi ro, xác định công cụ phòng ngừa rủi ro, khoản mục được phòng ngừa rủi ro, bản chất của rủi ro được phòng ngừa và cách thức đơn vị đánh giá sự hiệu quả của công cụ phòng ngừa rủi ro và
- dự kiến có hiệu quả cao trong việc bù đắp những thay đổi giá trị hợp lý hoặc dòng tiền có liên quan đến rủi ro được phòng ngừa như chỉ định và tài liệu, và sự hiệu quả có thể đo lường một cách đáng tin cậy
- được đánh giá trên cơ sở hoạt động liên tục và được xác định là có hiệu quả cao
Công cụ phòng ngừa rủi ro
Công cụ phòng ngừa rủi ro là một công cụ có giá trị hợp lý hoặc các dòng tiền được dự kiến sẽ bù đắp những thay đổi trong giá trị hợp lý hoặc các dòng tiền của một khoản mục được phòng ngừa rủi ro được chỉ định. [IAS 39,9]
Tất cả các hợp đồng phái sinh với một đối tác bên ngoài có thể được chỉ định là công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại trừ một số quyền chọn mua. Một tài sản tài chính phi phái sinh hoặc một khoản nợ phải trả tài chính phi phái sinh không thể được chỉ định là một công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại trừ phòng ngừa rủi ro ngoại tệ. [IAS 39,72]
Đối với mục đích kế toán phòng ngừa rủi ro, chỉ các công cụ liên quan đến đối tác bên ngoài đơn vị báo cáo mới có thể được chỉ định là công cụ phòng ngừa rủi ro. Điều này cũng áp dụng cho các giao dịch trong nội bộ tập đoàn (ngoại trừ phòng ngừa rủi ro ngoại tệ nhất định của các giao dịch dự kiến nội bộ tập đoàn – xem bên dưới). Tuy nhiên, chúng có thể đủ điều kiện để kế toán phòng ngừa rủi ro trong các báo cáo tài chính riêng. [IAS 39,73]
Khoản mục được phòng ngừa rủi ro
Khoản mục được phòng ngừa rủi ro là một khoản mục mà đơn vị gánh chịu rủi ro với những thay đổi trong giá trị hợp lý hoặc các dòng tiền trong tương lai và được chỉ định là được phòng ngừa rủi ro. [IAS 39,9]
Khoản mục được phòng ngừa rủi ro: [IAS 39,78-82]
- một tài sản hoặc khoản nợ phải trả được ghi nhận riêng lẻ, cam kết chắc chắn, giao dịch có khả năng cao xảy ra hoặc khoản đầu tư ròng vào hoạt động nước ngoài
- một nhóm các tài sản, các khoản nợ phải trả, các cam kết chắc chắn, các giao dịch dự kiến có khả năng cao xảy ra hoặc các khoản đầu tư ròng vào hoạt động nước ngoài có đặc điểm rủi ro tương tự
- khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn đối với ngoại tệ hoặc rủi ro tín dụng (nhưng không phải rủi ro lãi suất hoặc rủi ro trả trước)
- một phần của dòng tiền hoặc giá trị hợp lý của tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính hoặc
- một khoản mục phi tài chính chỉ đối với rủi ro ngoại tệ cho tất cả các rủi ro của toàn bộ khoản mục
- chỉ trong danh mục đầu tư phòng ngừa rủi ro lãi suất (phòng ngừa rủi ro vĩ mô), một phần của danh mục các tài sản tài chính hoặc các khoản nợ phải trả tài chính có chung rủi ro được phòng ngừa
Vào tháng 4 năm 2005, IASB đã sửa đổi IAS 39 cho phép rủi ro ngoại tệ của một giao dịch dự kiến có khả năng cao xảy ra trong nội bộ tập đoàn đủ điều kiện là khoản mục được phòng ngừa rủi ro trong phương thức phòng ngừa rủi ro dòng tiền trong báo cáo tài chính hợp nhất – với điều kiện là giao dịch được thực hiện bằng đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ chức năng của đơn vị tham gia giao dịch đó và rủi ro ngoại tệ sẽ ảnh hưởng đến báo cáo tài chính hợp nhất. [IAS 39,80]
Vào ngày 30 tháng 7 năm 2008, IASB đã sửa đổi IAS 39 để làm rõ hai vấn đề về kế toán phòng ngừa rủi ro:
- lạm phát trong khoản mục tài chính được phòng ngừa rủi ro
- rủi ro một bên đối với khoản mục được phòng ngừa rủi ro
Hiệu quả phòng ngừa rủi ro
IAS 39 yêu cầu hiệu quả phòng ngừa rủi ro phải được đánh giá theo cả phi hồi tố và hồi tố. Để đủ điều kiện cho kế toán phòng ngừa rủi ro khi bắt đầu phòng ngừa rủi ro và, tối thiểu, tại ngày báo cáo, những thay đổi trong giá trị hợp lý hoặc dòng tiền của khoản mục được phòng ngừa rủi ro có liên quan đến rủi ro được phòng ngừa phải được kỳ vọng là có hiệu quả cao trong việc bù đắp những thay đổi trong giá trị hợp lý hoặc dòng tiền của công cụ phòng ngừa rủi ro trên cơ sở phi hồi tố và trên cơ sở hồi tố khi kết quả thực tế nằm trong phạm vi từ 80% đến 125%.
Tất cả sự không hiệu quả của phòng ngừa rủi ro đều được ghi nhận ngay lập tức vào báo cáo lãi lỗ (bao gồm cả sự không hiệu quả trong khoảng từ 80% đến 125%).
Danh mục phòng ngừa rủi ro
Phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý là phòng ngừa rủi ro gánh chịu đối với những thay đổi trong giá trị hợp lý của một tài sản hoặc khoản nợ phải trả được ghi nhận hoặc một cam kết chắc chắn chưa ghi nhận trước đây hoặc một phần xác định của tài sản, nợ phải trả hoặc cam kết chắc chắn, được quy về một rủi ro cụ thể và có thể ảnh hưởng đến báo cáo lãi lỗ. [IAS 39.86 (a)] Lãi hoặc lỗ do thay đổi giá trị hợp lý của công cụ phòng ngừa rủi ro được ghi nhận ngay vào báo cáo lãi lỗ. Đồng thời, giá trị ghi sổ của khoản mục được phòng ngừa rủi ro được điều chỉnh tương ứng với lãi hoặc lỗ đối với rủi ro được phòng ngừa, cũng được ghi nhận ngay vào lãi hoặc lỗ ròng. [IAS 39,89]
Phòng ngừa rủi ro dòng tiền là phòng ngừa mức rủi ro gánh chịu do sự biến động trong các dòng tiền (i) quy về một rủi ro cụ thể liên quan đến một tài sản hoặc nợ phải trả được ghi nhận (chẳng hạn như tất cả hoặc một số khoản thanh toán lãi trong tương lai đối với khoản nợ có lãi suất biến đổi) hoặc một giao dịch dự kiến có khả năng cao xay ra và (ii) có thể ảnh hưởng đến lãi lỗ. [IAS 39.86 (b)] Phần lãi hoặc lỗ trên công cụ phòng ngừa rủi ro được xác định là một khoản phòng ngừa rủi ro hiệu quả được ghi nhận vào thu nhập toàn diện khác. [IAS 39,95]
Nếu phòng ngừa rủi ro của một giao dịch dự kiến sau đó dẫn đến việc ghi nhận một tài sản tài chính hoặc một khoản nợ phải trả tài chính, thì bất kỳ khoản lãi hoặc lỗ nào trên công cụ phòng ngừa rủi ro trước đây đã được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu sẽ được ‘tái phân loại’ thành lãi hoặc lỗ trong cùng kỳ (nhiều kỳ) khi đó tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính ảnh hưởng đến lãi lỗ. [IAS 39,97]
Nếu phòng ngừa rủi ro của một giao dịch dự kiến sau đó dẫn đến việc ghi nhận tài sản phi tài chính hoặc nợ phải trả phi tài chính, thì đơn vị có một quyền chọn chính sách kế toán áp dụng cho tất cả phòng ngừa rủi các giao dịch dự kiến: [IAS 39,98]
- Kế toán tương tự như đối với ghi nhận tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính – bất kỳ khoản lãi hoặc lỗ nào trên công cụ phòng ngừa rủi ro đã được ghi nhận trước đó vào thu nhập toàn diện khác được ‘tái phân loại’ thành lãi hoặc lỗ trong cùng kỳ (nhiều kỳ) khi đó tài sản phi tài chính hoặc nợ phải trả phi tài chính ảnh hưởng đến lãi lỗ.
‘Điều chỉnh cơ sở’ đối với tài sản phi tài chính hoặc nợ phải trả phi tài chính đã mua – lãi hoặc lỗ trên công cụ phòng ngừa rủi ro đã được ghi nhận trước đó vào thu nhập toàn diện khác được loại bỏ khỏi vốn chủ sở hữu và được tính vào giá trị ban đầu hoặc giá trị ghi sổ khác của tài sản phi tài chính hoặc nợ phải trả phi tài chính đã mua.
Phòng ngừa rủi ro đầu tư ròng vào hoạt động nước ngoài như được định nghĩa trong IAS 21 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái được hạch toán tương tự như phòng ngừa rủi ro dòng tiền. [IAS 39.102]
Phòng ngừa rủi ro ngoại tệ của một cam kết chắc chắn có thể được hạch toán như phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý hoặc phòng ngừa rủi ro dòng tiền.
NGỪNG KẾ TOÁN PHÒNG NGỪA RỦI RO
Kế toán phòng ngừa rủi ro phải được ngừng ghi nhận phi hồi tố nếu: [IAS 39,91 và 39,101]
- công cụ phòng ngừa rủi ro hết hạn hoặc được bán, chấm dứt hoặc đã thực hiện
- Phòng ngừa rủi ro không còn đáp ứng các tiêu chí kế toán phòng ngừa rủi ro – ví dụ như không còn hiệu quả
- Phòng ngừa rủi ro dòng tiền đối với giao dịch dự kiến không còn kỳ vọng sẽ xảy ra, hoặc
- Đơn vị hủy bỏ chỉ định phòng ngừa rủi ro
Vào tháng 6 năm 2013, IASB đã sửa đổi IAS 39 để làm rõ không cần phải ngừng kế toán phòng ngừa rủi ro nếu một công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro được nâng cấp, miễn là đáp ứng các tiêu chí nhất định. [IAS 39,91 và IAS 39,101]
Với mục đích đo lường giá trị ghi sổ của khoản mục được phòng ngừa rủi ro khi kế toán phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý chấm dứt, thì lãi suất thực sửa đổi sẽ được tính. [IAS 39.BC35A]
Nếu kế toán phòng ngừa rủi ro chấm dứt đối với quan hệ phòng ngừa rủi ro dòng tiền bởi vì giao dịch dự kiến không còn được kỳ vọng sẽ xảy ra, thì lãi và lỗ hoãn lại trong thu nhập toàn diện khác phải được chuyển thành lãi hoặc lỗ trong báo cáo lãi lỗ ngay lập tức. Nếu giao dịch vẫn được dự kiến sẽ xảy ra và quan hệ phòng ngừa rủi ro chấm dứt, thì giá trị lũy kế trong vốn chủ sở hữu sẽ được giữ lại trong vốn chủ sở hữu cho đến khi khoản mục được phòng ngừa rủi ro ảnh hưởng đến lãi lỗ. [IAS 39.101 (c)]
Nếu một công cụ tài chính được phòng ngừa rủi ro được đo lường theo giá trị được phân bổ đã được điều chỉnh cho lãi hoặc lỗ do rủi ro được phòng ngừa trong phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý, thì điều chỉnh này được phân bổ vào lãi hoặc lỗ dựa trên lãi suất thực được tính toán lại vào ngày này sao cho khoản điều chỉnh được phân bổ hoàn toàn theo thời gian đáo hạn của công cụ. Việc phân bổ có thể bắt đầu ngay khi có sự điều chỉnh và phải bắt đầu không trễ hơn khi khoản mục được phòng ngừa rủi ro chấm dứt điều chỉnh đối với những thay đổi trong giá trị hợp lý đối với rủi ro được phòng ngừa.
CÔNG BỐ
Năm 2003, tất cả công bố về các công cụ tài chính được chuyển sang IAS 32, do đó IAS 32 được đổi tên thành Công cụ Tài chính: Công bố và Trình bày. Năm 2005, IASB ban hành IFRS 7 Công cụ tài chính: Công bố để thay thế các phần công bố của IAS 32 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2007. IFRS 7 cũng thay thế IAS 30 Công bố trong Báo cáo tài chính của ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự.
Ketoanstartup.com
- Thuật ngữ kế toán trong chuẩn mực IFRS và IAS
- Thuật ngữ kế toán cơ bản
- IFRS 9 – Công cụ tài chính
- IFRS 8 – Bộ phận kinh doanh
- IFRS 7 – Công cụ tài chính: Công bố
- IFRS 6 – Thăm dò và Đánh giá tài nguyên khoáng sản
- IFRS 5 – Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và hoạt động bị chấm dứt
- IFRS 4 – Hợp đồng bảo hiểm
- IFRS 3 – Hợp nhất kinh doanh
- IFRS 2 – Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu
- IFRS 16 – Thuê tài sản
- IFRS 15 – Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng
- IFRS 14 – Các khoản hoãn lại theo luật định
- IFRS 13 – Đo lường giá trị hợp lý
- IFRS 12 – Công bố lợi ích trong đơn vị khác
- IFRS 11 – Thỏa thuận chung
- IFRS 10 – Báo cáo tài chính hợp nhất
- IFRS 1 – Áp dụng lần đầu các chuẩn mực IFRS
- IAS 8 – Chính sách kế toán, thay đổi trong ước tính kế toán và sai sót kế toán
- IAS 7 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- IAS 41 – Nông nghiệp
- IAS 39 – Công cụ tài chính: Ghi nhận và Đo lường
- IAS 38 – Tài sản vô hình
- IAS 36 – Suy giảm giá trị tài sản
- IAS 34 – Báo cáo tài chính giữa niên độ
- IAS 2 – Hàng tồn kho
- IAS 19 – Phúc Lợi Của Người Lao Động
- IAS 16 – Bất động sản, Nhà xưởng và Thiết bị
- IAS 12 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
- IAS 10 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ báo cáo
- IAS 1 – Trình bày báo cáo tài chính
- Định nghĩa thuật ngữ kế toán trong chuẩn mực IFRS và IAS
- Bộ khung khái niệm 2018
- Bộ khung khái niệm 2010
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 09: Các loại hợp đồng thuê tài sản – ví dụ minh họa 2
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 08: Các loại hợp đồng thuê tài sản – ví dụ minh họa 1
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 07: Sửa đổi hợp đồng thuê tài sản – ví dụ minh họa 3
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 06: Sửa đổi hợp đồng thuê tài sản – ví dụ minh họa 2
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 05: Sửa đổi hợp đồng thuê tài sản – ví dụ minh họa 1
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 04: Đánh giá lại nợ phải trả thuê tài sản
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 03: Xác định thuê tài sản
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 02: Các loại hợp đồng thuê tài sản
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 01: Ghi nhận và xác định giá trị
- [IFRS 15] Hợp đồng – Phần 07: Ví dụ minh họa mô hình 05 bước
- [IFRS 15] Hợp đồng – Phần 06: Hoàn thành các nghĩa vụ thực hiện hợp đồng
- [IFRS 15] Hợp đồng – Phần 05: Chi phí của Hợp đồng
- [IFRS 15] Hỗ trợ sửa chữa và nâng cấp
- [IFRS 15] Hỗ trợ bán hàng
- [IFRS 15] Hàng bán bị trả lại
- [IFRS 15] Doanh thu – Phần 04: Xác định và phân bổ giá giao dịch cho các nghĩa vụ thực hiện hợp đồng
- [IFRS 15] Doanh thu – Phần 03: Cấu phần tài chính
- [IFRS 15] Doanh thu – Phần 02: Sửa đổi hợp đồng
- [IFRS 15] Doanh thu – Phần 01: Mô hình 05 bước xác định doanh thu
- [IFRS 15] Chương trình tích lũy điểm
- [IFRS 14] – Phần 01: Tương tác với các chuẩn mực khác
- [IAS 12] Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại