TỔNG QUAN IAS 41
IAS 41 Nông nghiệp đưa ra phương pháp kế toán cho hoạt động nông nghiệp – biến đổi tài sản sinh học (cây trồng và vật nuôi sống) thành sản phẩm nông nghiệp (sản phẩm thu hoạch từ tài sản sinh học). Nhìn chung, chuẩn mực yêu cầu tài sản sinh học được đo lường theo giá trị hợp lý trừ chi phí bán.
IAS 41 ban đầu được ban hành vào tháng 12 năm 2000 và lần đầu tiên được áp dụng cho kỳ báo hàng năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2003.
MỤC TIÊU
Mục tiêu của IAS 41 là thiết lập các tiêu chuẩn kế toán cho hoạt động nông nghiệp – quản lý biến đổi sinh học của tài sản sinh học (cây trồng và vật nuôi sống) thành sản phẩm nông nghiệp (sản phẩm thu hoạch từ tài sản sinh học của đơn vị).
PHẠM VI
IAS 41 áp dụng cho các tài sản sinh học ngoại trừ:
- cây lâu năm cho sản phẩm ,
- sản phẩm nông nghiệp tại thời điểm thu hoạch và,
- các khoản trợ cấp của chính phủ liên quan đến các tài sản sinh học này.
Chuẩn mực này không áp dụng cho:
- đất liên quan đến hoạt động nông nghiệp,
- tài sản vô hình liên quan đến hoạt động nông nghiệp,
- các khoản trợ cấp của chính phủ liên quan đến cây lâu năm cho sản phẩm, và
- cây lâu năm cho sản phẩm.
Tuy nhiên, chuẩn mực này áp dụng cho sản phẩm thu từ cây lâu năm cho sản phẩm .
Lưu ý: Cây lâu năm cho sản phẩm đã được loại trừ khỏi phạm vi IAS 41 bởi Nông nghiệp: Cây lâu năm cho sản phẩm (Sửa đổi IAS 16 và IAS 41), áp dụng cho các kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2016.
ĐỊNH NGHĨA CHÍNH
Tài sản sinh học | Cây trồng hoặc vật nuôi sống |
Cây lâu năm cho sản phẩm * | Là cây trồng sống:
a. Được sử dụng trong sản xuất hoặc cung cấp nông sản b. Dự kiến cho sản phẩm nhiều hơn một chu kỳ, và c. Có ít khả năng được bán dưới dạng nông sản, trừ trường hợp thanh lý đột ngột. |
Sản phẩm nông nghiệp | Sản phẩm được thu hoạch từ tài sản sinh học |
Chi phí bán | Chi phí tăng thêm liên quan trực tiếp đến việc thanh lý tài sản, không bao gồm chi phí tài chính và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. |
* Định nghĩa bao gồm trong Nông nghiệp: Cây lâu năm cho sản phẩm (Sửa đổi IAS 16 và IAS 41), áp dụng cho kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2016.
GHI NHẬN BAN ĐẦU
Đơn vị ghi nhận tài sản sinh học hoặc sản phẩm nông nghiệp chỉ khi đơn vị kiểm soát tài sản từ các sự kiện trong quá khứ, có khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và giá trị hợp lý hoặc nguyên giá tài sản có thể được đo lường một cách đáng tin cậy. [IAS 41.10]
ĐO LƯỜNG
Tài sản sinh học trong phạm vi của IAS 41 được đo lường khi ghi nhận ban đầu và tiếp tục đo lường tại ngày báo cáo tài chính với giá trị hợp lý trừ chi phí bán, ngoại trừ giá trị hợp lý không thể đo lường được một cách đáng tin cậy. [IAS 41.12]
Sản phẩm nông nghiệp được đo lường theo giá trị hợp lý trừ chi phí bán ước tính tại thời điểm thu hoạch. [IAS 41.13] Bởi vì sản phẩm được thu hoạch là hàng hóa thị trường, nên không có ngoại lệ về ‘đo lường đáng tin cậy’ đối với sản phẩm nông nghiệp.
Thu nhập từ ghi nhận ban đầu tài sản sinh học tại giá trị hợp lý trừ chi phí bán và những thay đổi trong giá trị hợp lý trừ chi phí bán của tài sản sinh học trong kỳ, được ghi nhận trong báo cáo lãi lỗ. [IAS 41,26]
Thu nhập từ ghi nhận ban đầu (ví dụ như là kết quả của việc thu hoạch) sản phẩm nông nghiệp tại giá trị hợp lý trừ chi phí bán được ghi nhận trong báo cáo lãi lỗ trong kỳ mà nó phát sinh. [IAS 41.28]
Tất cả các chi phí liên quan đến tài sản sinh học được đo lường theo giá trị hợp lý được ghi nhận là chi phí khi phát sinh, không tính các chi phí để mua tài sản sinh học.
IAS 41 giả định rằng giá trị hợp lý có thể được đo lường một cách đáng tin cậy cho hầu hết các tài sản sinh học. Tuy nhiên, giả định đó có thể bị bác bỏ đối với tài sản sinh học mà tại thời điểm ghi nhận ban đầu, không có giá thị trường niêm yết trong một thị trường hoạt động và trong đó các thước đo giá trị hợp lý thay thế được xác định là không đáng tin cậy.
Trong trường hợp như vậy, tài sản được đo lường theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế và lỗ do suy giảm giá trị. Nhưng đơn vị vẫn phải đo lường tất cả các tài sản sinh học khác với giá trị hợp lý trừ chi phí bán. Nếu hoàn cảnh thay đổi và giá trị hợp lý trở nên đáng tin cậy, thì việc chuyển sang giá trị hợp lý trừ chi phí bán là bắt buộc. [IAS 41.30]
Hướng dẫn cách xác định giá trị hợp lý có sẵn trong IFRS 13 Đo lường giá trị hợp lý. IFRS 13 cũng yêu cầu công bố về các thước đo giá trị hợp lý.
CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
Sự thay đổi trong giá trị hợp lý của tài sản sinh học là một phần thay đổi về vật lý (tăng trưởng, …) và một phần thay đổi về đơn giá. Công bố riêng cho hai thành phần được khuyến khích, nhưng không bắt buộc. [IAS 41,51]
Sản phẩm nông nghiệp được đo lường theo giá trị hợp lý trừ chi phí bán khi thu hoạch và đo lường này được coi là giá gốc sản phẩm tại thời điểm đó (cho mục đích của IAS 2 Hàng tồn kho hoặc bất kỳ chuẩn mực khác áp dụng). [IAS 41.13]
Đất nông nghiệp được hạch toán theo IAS 16 Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị. Tuy nhiên, tài sản sinh học (trừ các cây lâu năm cho sản phẩm) gắn liền với đất về mặt vật lý được đo lường như tài sản sinh học tách biệt với đất. Trong một số trường hợp, việc xác định giá trị hợp lý trừ chi phí bán của tài sản sinh học có thể dựa trên giá trị hợp lý của tài sản kết hợp (đất đai, cải tạo đất và tài sản sinh học). [IAS 41,25]
Tài sản vô hình liên quan đến hoạt động nông nghiệp (ví dụ: hạn ngạch sữa) được hạch toán theo IAS 38 Tài sản vô hình.
TRỢ CẤP CHÍNH PHỦ
Các khoản trợ cấp vô điều kiện nhận được từ Chính Phủ đối với các tài sản sinh học được đo lường theo giá trị hợp lý trừ chi phí bán được ghi nhận vào báo cáo lãi lỗ khi khoản trợ cấp trở thành khoản phải thu. [IAS 41.34]
Nếu khoản trợ cấp như vậy có điều kiện (bao gồm cả trường hợp khoản trợ cấp bắt buộc đơn vị không tham gia vào hoạt động nông nghiệp nhất định), thì đơn vị ghi nhận khoản trợ cấp vào báo cáo lãi lỗ chỉ khi các điều kiện đã được đáp ứng. [IAS 41,35]
CÔNG BỐ
Các yêu cầu công bố trong IAS 41 bao gồm:
- Tổng lãi hoặc lỗ từ việc ghi nhận ban đầu tài sản sinh học và sản phẩm nông nghiệp và thay đổi trong giá trị hợp lý trừ chi phí bán trong suốt kỳ báo cáo * [IAS 41,40]
- Mô tả tài sản sinh học của đơn vị, theo nhóm mở rộng [IAS 41.41]
- Mô tả bản chất của các hoạt động của đơn vị với từng nhóm tài sản sinh học và các biện pháp phi tài chính hoặc ước tính sản lượng đầu ra trong kỳ và các tài sản đang có vào cuối kỳ báo cáo [IAS 41.46]
- Thông tin về tài sản sinh học bị hạn chế hoặc được cam kết là tài sản đảm bảo [IAS 41,49]
- Các cam kết phát triển hoặc mua lại tài sản sinh học [IAS 41,49]
- Chiến lược quản lý rủi ro tài chính [IAS 41,49]
- Đối chiếu các thay đổi trong giá trị còn lại của các tài sản sinh học, cho thấy các thay đổi riêng về giá trị, mua, bán, thu hoạch, hợp nhất kinh doanh và chênh lệch tỷ giá hối đoái * [IAS 41.50]
* Cần phải công bố riêng và/ hoặc bổ sung khi tài sản sinh học được đo lường tại nguyên giá trừ khấu hao lũy kế [IAS 41.55]
Công bố mô tả định lượng về từng nhóm tài sản sinh học, phân biệt giữa tài sản tiêu thụ và tài sản cho sản phẩm hoặc giữa tài sản trưởng thành và chưa trưởng thành, được khuyến khích nhưng không bắt buộc. [IAS 41,43]
Nếu giá trị hợp lý không thể đo lường được một cách đáng tin cậy, các công bố bổ sung được yêu cầu bao gồm: [IAS 41.54]
- Mô tả tài sản
- Giải thích tại sao giá trị hợp lý không thể đo lường được một cách đáng tin cậy
- Nếu có thể, nêu phạm vi trong đó giá trị hợp lý khả năng cao sẽ dẫn đến việc phản ánh sai.
- Phương pháp khấu hao
- Thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao
- Nguyên giá và khấu hao lũy kế, đầu kỳ và cuối kỳ báo cáo.
Nếu giá trị hợp lý của các tài sản sinh học được đo lường trước đó theo nguyên giá có sẵn, thì cần phải công bố bổ sung. [IAS 41,56]
Công bố liên quan đến các khoản trợ cấp của chính phủ bao gồm bản chất và mức độ của các khoản trợ cấp, các điều kiện chưa hoàn thành và giảm kỳ vọng một cách đáng kể về mức trợ cấp. [IAS 41,57]
Ketoanstartup.com
- Thuật ngữ kế toán trong chuẩn mực IFRS và IAS
- Thuật ngữ kế toán cơ bản
- IFRS 9 – Công cụ tài chính
- IFRS 8 – Bộ phận kinh doanh
- IFRS 7 – Công cụ tài chính: Công bố
- IFRS 6 – Thăm dò và Đánh giá tài nguyên khoáng sản
- IFRS 5 – Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và hoạt động bị chấm dứt
- IFRS 4 – Hợp đồng bảo hiểm
- IFRS 3 – Hợp nhất kinh doanh
- IFRS 2 – Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu
- IFRS 16 – Thuê tài sản
- IFRS 15 – Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng
- IFRS 14 – Các khoản hoãn lại theo luật định
- IFRS 13 – Đo lường giá trị hợp lý
- IFRS 12 – Công bố lợi ích trong đơn vị khác
- IFRS 11 – Thỏa thuận chung
- IFRS 10 – Báo cáo tài chính hợp nhất
- IFRS 1 – Áp dụng lần đầu các chuẩn mực IFRS
- IAS 8 – Chính sách kế toán, thay đổi trong ước tính kế toán và sai sót kế toán
- IAS 7 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- IAS 41 – Nông nghiệp
- IAS 39 – Công cụ tài chính: Ghi nhận và Đo lường
- IAS 38 – Tài sản vô hình
- IAS 36 – Suy giảm giá trị tài sản
- IAS 34 – Báo cáo tài chính giữa niên độ
- IAS 2 – Hàng tồn kho
- IAS 19 – Phúc Lợi Của Người Lao Động
- IAS 16 – Bất động sản, Nhà xưởng và Thiết bị
- IAS 12 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
- IAS 10 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ báo cáo
- IAS 1 – Trình bày báo cáo tài chính
- Định nghĩa thuật ngữ kế toán trong chuẩn mực IFRS và IAS
- Bộ khung khái niệm 2018
- Bộ khung khái niệm 2010
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 09: Các loại hợp đồng thuê tài sản – ví dụ minh họa 2
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 08: Các loại hợp đồng thuê tài sản – ví dụ minh họa 1
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 07: Sửa đổi hợp đồng thuê tài sản – ví dụ minh họa 3
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 06: Sửa đổi hợp đồng thuê tài sản – ví dụ minh họa 2
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 05: Sửa đổi hợp đồng thuê tài sản – ví dụ minh họa 1
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 04: Đánh giá lại nợ phải trả thuê tài sản
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 03: Xác định thuê tài sản
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 02: Các loại hợp đồng thuê tài sản
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 01: Ghi nhận và xác định giá trị
- [IFRS 15] Hợp đồng – Phần 07: Ví dụ minh họa mô hình 05 bước
- [IFRS 15] Hợp đồng – Phần 06: Hoàn thành các nghĩa vụ thực hiện hợp đồng
- [IFRS 15] Hợp đồng – Phần 05: Chi phí của Hợp đồng
- [IFRS 15] Hỗ trợ sửa chữa và nâng cấp
- [IFRS 15] Hỗ trợ bán hàng
- [IFRS 15] Hàng bán bị trả lại
- [IFRS 15] Doanh thu – Phần 04: Xác định và phân bổ giá giao dịch cho các nghĩa vụ thực hiện hợp đồng
- [IFRS 15] Doanh thu – Phần 03: Cấu phần tài chính
- [IFRS 15] Doanh thu – Phần 02: Sửa đổi hợp đồng
- [IFRS 15] Doanh thu – Phần 01: Mô hình 05 bước xác định doanh thu
- [IFRS 15] Chương trình tích lũy điểm
- [IFRS 14] – Phần 01: Tương tác với các chuẩn mực khác
- [IAS 12] Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại