TÓM TẮT NỘI DUNG IFRS 13
TỔNG QUAN
IFRS 13 Đo lường giá trị hợp lý áp dụng cho các IFRS có yêu cầu hoặc cho đo lường lường hoặc công bố giá trị hợp lý và cung cấp một bộ khung IFRS duy nhất để đo lường giá trị hợp lý và yêu cầu công bố về đo lường giá trị hợp lý. Chuẩn mực xác định giá trị hợp lý trên cơ sở khái niệm 'giá đầu ra' và sử dụng một 'hệ thống phân cấp giá trị hợp lý', được tạo ra dựa trên thước đo thị trường, thay vì thước đo cụ thể của đơn vị.
IFRS 13 được ban hành vào tháng 5 năm 2011 và áp dụng cho kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2013
MỤC TIÊU
- Xác định rõ giá trị hợp lý
- Thiết lập một bộ khung trong một IFRS duy nhất để đo lườnggiá trị hợp lý
- Yêu cầu công bố về đo lường giá trị hợp lý.
IFRS 13 áp dụng khi một IFRS khác yêu cầu hoặc cho đo lường lường giá trị hợp lý hoặc công bố về giá trị hợp lý (và các thước đo, chẳng hạn như giá trị hợp lý trừ chi phí bán, dựa trên giá trị hợp lý hoặc các công bố về những thước đo này), ngoại trừ: [IFRS 13: 5 -7]
- Các giao dịch thanh toán trên cơ sở cổ phiếu trong phạm vi của IFRS 2 Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu
- Giao dịch thuê tài sản trong phạm vi của IAS 17 Thuê tài sản
- Các đo lường có một số điểm tương đồng với giá trị hợp lý nhưng đó không phải là giá trị hợp lý, chẳng hạn như giá trị thuần có thể thực hiện được trong IAS 2 Hàng tồn kho hoặc giá trị sử dụng trong IAS 36 Suy giảm giá trị tài sản
Miễn trừ bổ sung áp dụng cho các công bố theo yêu cầu của IFRS 13
ĐỊNH NGHĨA CHÍNH
Giá trị hợp lý
Giá có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc giá chuyển nhượng một khoản nợ phải trả trong một giao dịch tự nguyện có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị.
Thị trường sôi động
Một thị trường trong đó giao dịch của một tài sản hoặc khoản nợ phải trả diễn ra với tần suất và khối lượng đủ để cung cấp thông tin về giá cả trên cơ sở hoạt động liên tục.
Giá đầu ra
Giá có thể nhận được từ việc bán một tài sản hoặc giá chuyển nhượng một khoản nợ phải trả
Sử dụng tối đa và tốt nhất
Việc sử dụng các tài sản phi tài chính bởi các bên tham gia thị trường mà có thể tối đa hóa giá trị của tài sản hoặc nhóm tài sản và nợ phải trả (ví dụ như một đơn vị kinh doanh) trong đó tài sản sẽ được sử dụng
Thị trường thuận lợi nhất
Thị trường tối đa hóa số tiền sẽ nhận được để bán tài sản hoặc tối thiểu hóa số tiền sẽ phải trả để chuyển nhượng một khoản nợ phải trả, sau khi tính chi phí giao dịch và chi phí vận chuyển.
Thị trường chính yếu
Thị trường có khối lượng và mức độ hoạt động lớn nhất đối với tài sản hoặc nợ phải trả.
PHÂN CẤP GIÁ TRỊ HỢP LÝ
Tổng quan
IFRS 13 hướng đến nâng cao tính nhất quán và so sánh trong các đo lường giá trị hợp lý và công bố thông tin liên quan thông qua 'hệ thống phân cấp giá trị hợp lý'. Hệ thống phân cấp phân loại các đầu vào được sử dụng trong các kỹ thuật định giá thành ba cấp độ.
Hệ thống phân cấp ưu tiên cao nhất cho (giá chưa điều chỉnh) giá niêm yết trong các thị trường sôi động cho các tài sản hoặc nợ phải trả giống nhau và mức ưu tiên thấp nhất cho các đầu vào không quan sát được. [IFRS 13:72]
Nếu các đầu vào được sử dụng để đo lường giá trị hợp lý được phân loại thành các mức độ khác nhau của hệ thống phân cấp giá trị hợp lý, thì thước đo giá trị hợp lý được phân loại toàn bộ theo cấp độ đầu vào thấp nhất mà có ý nghĩa đối với toàn bộ thước đo (dựa trên xét đoán ). [IFRS 13:73]
Đầu vào cấp độ 1
Đầu vào cấp 1 là giá niêm yết trong các thị trường sôi động cho các tài sản hoặc nợ phải trả giống nhau mà đơn vị có thể tiếp cận vào ngày đo lường. [IFRS 13:76]
Giá thị trường niêm yết trong thị trường sôi động cung cấp bằng chứng đáng tin cậy nhất về giá trị hợp lý và được sử dụng mà không cần điều chỉnh để đo lường giá trị hợp lý bất cứ khi nào có sẵn, với các ngoại lệ hạn chế. [IFRS 13:77]
Nếu một đơn vị nắm giữ một vị thế đối với một tài sản hoặc nợ phải trả riêng lẻ và tài sản hoặc nợ phải trả được giao dịch trong một thị trường sôi động, thì giá trị hợp lý của tài sản hoặc nợ phải trả được đo lường trong Cấp độ 1 như là kết quả của giá niêm yết cho tài sản hoặc nợ phải trả riêng lẻ và số lượng được nắm giữ bởi đơn vị, ngay cả khi khối lượng giao dịch hàng ngày bình thường của thị trường không đủ để hấp thụ số lượng nắm giữ và đặt lệnh bán vị thế trong một giao dịch riêng lẻ có thể ảnh hưởng đến giá niêm yết. [IFRS 13:80]
Đầu vào cấp độ 2
Đầu vào cấp độ 2 là các đầu vào khác với giá thị trường niêm yết trong phạm vi cấp độ 1, có thể quan sát được đối với tài sản hoặc nợ phải trả, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. [IFRS 13:81]
Đầu vào cấp độ 2 bao gồm:
- Giá niêm yết của các tài sản hoặc nợ phải trả tương tự ở các thị trường sôi động
- Giá niêm yết của các tài sản hoặc nợ phải trả giống nhau hoặc tương tự ở các thị trường mà không có các đầu vào hoạt động, khác hơn so với giá niêm yết mà có thể quan sát được đối với tài sản hoặc nợ phải trả, ví dụ
- lãi suất và đường cong lãi suất có thể quan sát được trong các khoảng thời gian niêm yết thông thường
- các biến động ngầm liên quan
- khoảng chênh lệch tín dụng
- Đầu vào có nguồn gốc chủ yếu từ hoặc được chứng thực bằng dữ liệu thị trường quan sát được bằng tương quan hoặc các phương tiện khác ('đầu vào được thị trường chứng thực').
Đầu vào cấp 3
Đầu vào cấp độ 3 là đầu vào không quan sát được đối với tài sản hoặc nợ phải trả. [IFRS 13:86]
Các đầu vào không quan sát được sử dụng để đo lường giá trị hợp lý được mở rộng đến các đầu vào thích hợp quan sát được nhưng không có sẵn , do đó cho phép các tình huống có ít hoạt động thị trường đối với tài sản hoặc nợ phải trả tại ngày đo lường. Một đơn vị phát triển các đầu vào không quan sát được bằng cách sử dụng thông tin tốt nhất có sẵn trong các tình huống, có thể bao gồm dữ liệu của chính đơn vị đó, có xem xét đến tất cả thông tin về các giả định của các bên tham gia thị trường có sẵn một cách hợp lý. [IFRS 13: 87-89]
ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ
Tổng quan về phương pháp đo lường giá trị hợp lý
Mục tiêu của đo lường giá trị hợp lý là ước tính giá mà tại đó giao dịch tự nguyện có tổ chức để bán tài sản hoặc chuyển nhượng nợ phải trả sẽ diễn ra giữa các bên tham gia thị trường tại ngày đo lường trong điều kiện thị trường hiện tại. Đo lường giá trị hợp lý yêu cầu đơn vị xác định tất cả những điều sau đây: [IFRS 13: B2]
- Tài sản hoặc nợ phải trả cụ thể là đối tượng của đo lường (phù hợp với đơn vị ghi sổ của nó)
- Đối với tài sản phi tài chính, tiền đề định giá phù hợp với đo lường (nhất quán với mức sử dụng tối đa và tốt nhất)
- Thị trường chính yếu (hoặc thuận lợi nhất) cho tài sản hoặc nợ phải trả
- Kỹ thuật định giá phù hợp cho đo lường, xem xét đến tính có sẵn của dữ liệu để phát triển đầu vào đại diện cho các giả định mà các bên tham gia thị trường sẽ sử dụng khi định giá tài sản hoặc nợ phải trả và mức độ phân cấp giá trị hợp lý trong đó đầu vào được phân loại.
Hướng dẫn đo lường
IFRS 13 cung cấp hướng dẫn về đo lường giá trị hợp lý, bao gồm:
- Đơn vị xem xét đến các đặc điểm của tài sản hoặc nợ phải trả được đo lường mà các bên tham gia thị trường sẽ xem xét khi định giá tài sản hoặc nợ phải trả tại ngày đo lường (ví dụ: điều kiện và vị trí của tài sản và mọi hạn chế đối với việc bán và sử dụng tài sản) [IFRS 13:11]
- Đo lường giá trị hợp lý giả định một giao dịch tự nguyện có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày đo lường trong điều kiện thị trường hiện tại [IFRS 13:15]
- Đo lường giá trị hợp lý giả định một giao dịch diễn ra trong thị trường chính yếu đối với tài sản hoặc nợ phải trả, hoặc khi không có thị trường chính yếu, thị trường thuận lợi nhất cho tài sản hoặc nợ phải trả [IFRS 13:24]
- Đo lường giá trị hợp lý của một tài sản phi tài chính có xem xét đến việc sử dụng tối đa và tốt nhất [IFRS 13:27]
- Đo lường giá trị hợp lý của một khoản nợ tài chính hoặc phi tài chính hoặc các công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị giả định rằng nó được chuyển nhượng cho một bên tham gia thị trường vào ngày đo lường, mà không có sự thanh toán, xóa nợ hoặc hủy bỏ tại ngày đo lường [IFRS 13:34]
- Giá trị hợp lý của nợ phải trả phản ánh rủi ro không thực hiện được nghĩa vụ (rủi ro đơn vị sẽ không thực hiện nghĩa vụ), bao gồm rủi ro tín dụng của chính đơn vị và giả định rủi ro không thực hiện được nghĩa vụ tương tự trước và sau khi chuyển nhượng nợ phải trả [IFRS 13: 42]
- Một ngoại lệ tùy chọn áp dụng cho một số tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính với các vị thế bù trừ rủi ro thị trường hoặc rủi ro tín dụng đối tác, mang đến các điều kiện được đáp ứng (yêu cầu công bố bổ sung). [IFRS 13:48, IFRS 13:96]
Kỹ thuật định giá
Đơn vị sử dụng các kỹ thuật định giá phù hợp với bối cảnh và trong đó có đủ dữ liệu sẵn có để đo lường giá trị hợp lý, tối đa hóa việc sử dụng các đầu vào phù hợp quan sát được và giảm tối thiểu việc sử dụng các đầu vào không quan sát được. [IFRS 13:61, IFRS 13:67]
Mục tiêu của việc sử dụng kỹ thuật định giá là ước tính giá mà tại đó giao dịch tự nguyện có tổ chức để bán tài sản hoặc chuyển nhượng nợ phải trả sẽ diễn ra giữa các bên tham gia thị trường và ngày đo lường trong điều kiện thị trường hiện tại. Ba kỹ thuật định giá được sử dụng rộng rãi: [IFRS 13:62]
- Phương pháp thị trường - sử dụng giá cả và các thông tin liên quan khác được tạo ra bởi các giao dịch thị trường liên quan đến tài sản, nợ phải trả giống nhau hoặc tương đương (tương tự) hoặc một nhóm tài sản và nợ phải trả (ví dụ: một đơn vị kinh doanh)
- Phương pháp chi phí - phản ánh số tiền hiện tại sẽ được yêu cầu để thay thế năng lực dịch vụ của một tài sản (chi phí thay thế hiện tại)
- Phương pháp thu nhập – chuyển đổi số tiền tương lai (dòng tiền hoặc thu nhập và chi phí) thành số tiền hiện tại (chiết khấu), phản ánh các kỳ vọng thị trường hiện tại về số tiền trong tương lai.
Trong một số trường hợp, sử dụng một kỹ thuật định giá duy nhất sẽ phù hợp, trong khi những trường hợp khác, nhiều kỹ thuật định giá sẽ phù hợp. [IFRS 13:63]
CÔNG BỐ
Mục tiêu công bố
IFRS 13 yêu cầu đơn vị công bố thông tin giúp người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá cả hai điều sau đây: [IFRS 13:91]
- Đối với tài sản và nợ phải trả được đo lường theo giá trị hợp lý trên cơ sở định kỳ hoặc không định kỳ trong báo cáo tình hình tài chính sau khi ghi nhận ban đầu, các kỹ thuật định giá và các đầu vào được sử dụng để phát triển các đo lường đó
- Đối với các đo lường giá trị hợp lý bằng cách sử dụng các đầu vào không quan sát được một cách đáng kể (cấp độ 3), ảnh hưởng của các đo lường này đến lãi lỗ hoặc thu nhập toàn diện khác trong kỳ.
Miễn trừ công bố
Các yêu cầu công bố không bắt buộc đối với: [IFRS 13: 7]
- Tài sản – quỹ phúc lợi người lao động được đo lường theo giá trị hợp lý theo IAS 19 Phúc lợi người lao động
- Các khoản đầu tư quỹ lợi ích hưu trí được đo lường giá trị hợp lý theo IAS 26 Kế toán và báo cáo quỹ phúc lợi hưu trí
- Các tài sản mà có giá trị thu hồi là giá trị hợp lý trừ chi phí thanh lý theo IAS 36 Suy giảm giá trị tài sản.
Xác định các phân nhóm
Trong trường hợp bắt buộc phải cung cấp thông tin cho từng phân nhóm tài sản hoặc nợ phải trả, đơn vị xác định các phân nhóm phù hợp trên cơ sở tính chất, đặc điểm và rủi ro của tài sản hoặc nợ phải trả và mức độ phân cấp giá trị hợp lý trong đó đo lường giá trị hợp lý được phân loại. [IFRS 13:94]
Việc xác định các phân nhóm tài sản và nợ phải trả phù hợp mà ở đó các công bố về đo lường giá trị hợp lý cần được cung cấp đòi hỏi phải có sự xét đoán. Một phân nhóm tài sản và nợ phải trả thường sẽ yêu cầu phân ra nhiều hơn các khoản mục được trình bày trong báo cáo tình hình tài chính. Số lượng các phân nhóm có thể cần nhiều hơn cho các đo lường giá trị hợp lý được phân loại trong Cấp độ 3.
Một số công bố được phân biệt trên các đo lường:
- Các đo lường giá trị hợp lý định kỳ - đo lường giá trị hợp lý được yêu cầu hoặc cho phép bởi các IFRS khác được ghi nhận trong báo cáo tình hình tài chính vào cuối kỳ báo cáo
- Các đo lường giá trị hợp lý không định kỳ là các đo lường giá trị hợp lý được yêu cầu hoặc cho phép bởi các IFRS khác được đo lường trong báo cáo tình hình tài chính trong các trường hợp cụ thể.
Công bố cụ thể
Để đáp ứng mục tiêu công bố, các yêu cầu công bố tối thiểu sau đây được yêu cầu cho từng phân nhóm tài sản và nợ phải trả được đo lường theo giá trị hợp lý (bao gồm các đo lường dựa trên giá trị hợp lý trong phạm vi của IFRS này) trong báo cáo tình hình tài chính sau khi ghi nhận ban đầu (lưu ý các yêu cầu được tóm tắt và yêu cầu công bố bổ sung khi cần thiết): [IFRS 13:93]
- Đo lường giá trị hợp lý vào cuối kỳ báo cáo *
- Đối với đo lường giá trị hợp lý không định kỳ, lý do của đo lường *
- Mức độ phân cấp giá trị hợp lý trong đó các đo lường giá trị hợp lý được phân loại toàn bộ vào một cấp (Cấp 1, 2 hoặc 3) *
- Đối với tài sản và nợ phải trả nắm giữ tại ngày báo cáo được đo lường theo giá trị hợp lý trên cơ sở định kỳ, số tiền của bất kỳ khoản chuyển đổi nào giữa Cấp 1 và Cấp 2 của phân cấp giá trị hợp lý, các lý do cho các chuyển đổi đó và chính sách của đơn vị để xác định khi nào chuyển đổi giữa các cấp được coi là đã xảy ra, công bố và thuyết minh riêng các chuyển vào và chuyển ra khỏi mỗi cấp độ.
- Đối với các đo lường giá trị hợp lý được phân loại trong Cấp độ 2 và Cấp độ 3 của hệ thống phân cấp giá trị hợp lý, mô tả về (các) kỹ thuật định giá và các đầu vào được sử dụng trong đo lường giá trị hợp lý, mọi thay đổi trong kỹ thuật định giá và lý do thực hiện thay đổi như vậy (với một số ngoại lệ) *
- Đối với các đo lường giá trị hợp lý được phân loại trong Cấp độ 3 của phân cấp giá trị hợp lý, thông tin định lượng về các đầu vào quan trọng không quan sát được sử dụng trong đo lường giá trị hợp lý (với một số ngoại lệ)
- Đối với các đo lường giá trị hợp lý định kỳ được phân loại trong Cấp độ 3 của hệ thống phân cấp giá trị hợp lý, đối chiếu từ số dư đầu kỳ đến số dư cuối kỳ, công bố riêng các thay đổi trong kỳ báo cáo như sau:
- Tổng số lãi hoặc lỗ trong kỳ được ghi nhận trong báo cáo lãi lỗ và (các) khoản mục trong báo cáo lãi lỗ trong đó các khoản lãi hoặc lỗ được ghi nhận – công bố riêng giá trị trong báo cáo lãi lỗ do thay đổi trong các khoản lãi hoặc lỗ chưa thực hiện liên quan đến các tài sản và nợ phải trả này vào cuối kỳ báo cáo và (các) khoản mục trong báo cáo lãi lỗ mà trong đó các khoản lãi hoặc lỗ chưa thực hiện được ghi nhận.
- Tổng số lãi hoặc lỗ trong kỳ được ghi nhận trong báo cáo thu nhập toàn diện khác và (các) khoản mục trong báo cáo thu nhập toàn diện khác trong đó các khoản lãi hoặc lỗ đó được ghi nhận
- Mua, bán, phát hành và thanh toán (mỗi loại thay đổi được công bố riêng)
- Giá trị của bất kỳ khoản chuyển vào hoặc chuyển ra khỏi Cấp độ 3 của hệ thống phân cấp giá trị hợp lý, lý do cho những lần chuyển đổi đó và chính sách của đơn vị để xác định khi nào việc chuyển đổi giữa các cấp được coi là đã xảy ra. Chuyển đổi vào Cấp độ 3 sẽ được công bố và thuyết minh riêng so với chuyển ra khỏi Cấp độ 3.
- Đối với đo lường giá trị hợp lý được phân loại trong Cấp độ 3 của hệ thống phân cấp giá trị hợp lý, mô tả về các quy trình định giá được sử dụng bởi đơn vị
- Đối với đo lường giá trị hợp lý định kỳ được phân loại trong Cấp độ 3 của hệ thống phân cấp giá trị hợp lý:
- Một mô tả tường thuật về độ nhạy của đo lường giá trị hợp lý với những thay đổi trong các đầu vào không quan sát được nếu thay đổi các đầu vào này với một giá trị khác nhau có thể dẫn đến đo lường giá trị hợp lý cao hơn hoặc thấp hơn một cách đáng kể. Nếu có mối tương quan giữa các đầu vào này với các đầu vào không quan sát được khác được sử dụng trong đo lường giá trị hợp lý, đơn vị cũng cung cấp một mô tả về các mối quan hệ đó và về cách thức chúng có thể khuếch đại hoặc giảm thiểu tác động của những thay đổi trong các đầu vào không quan sát được lên đo lường giá trị hợp lý
- Đối với tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính, nếu thay đổi một hoặc nhiều đầu vào không quan sát được để phản ánh các giả định thay thế hợp lý có thể thay đổi đáng kể giá trị hợp lý, đơn vị sẽ nêu ra sự kiện đó và công bố ảnh hưởng của những thay đổi đó. Đơn vị sẽ công bố cách thức tác động của thay đổi để phản ánh một giả định thay thế hợp lý được tính toán.
- nếu sử dụng tối đa và tốt nhất các tài sản phi tài chính khác so với việc sử dụng hiện tại, đơn vị sẽ công bố thực tế đó và tại sao tài sản phi tài chính lại được sử dụng theo cách khác với sử dụng tối đa và tốt nhất.
'*' trong danh sách trên chỉ ra rằng việc công bố cũng được áp dụng cho một phân nhóm tài sản hoặc nợ phải trả không được đo lường theo giá trị hợp lý trong báo cáo tình hình tài chính nhưng theo đó giá trị hợp lý được công bố. [IFRS 13:97]
Công bố định lượng được yêu cầu trình bày theo định dạng bảng trừ khi định dạng khác phù hợp hơn. [IFRS 13:99]
NGÀY HIỆU LỰC VÀ CHUYỂN ĐỔI
[IFRS 13: Phụ lục C]
IFRS 13 được áp dụng cho kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2013. Đơn vị có thể áp dụng IFRS 13 cho kỳ kế toán sớm hơn, nhưng nếu thực hiện như vậy phải công bố điều này.
Việc áp dụng về sau được yêu cầu vào đầu kỳ báo cáo hàng năm, trong đó IFRS được áp dụng lần đầu. Thông tin so sánh không cần phải được công bố cho khoảng thời gian trước khi áp dụng lần đầu.
TÓM TẮT NỘI DUNG IFRS 13
TỔNG QUAN
IFRS 13 Đo lường giá trị hợp lý áp dụng cho các IFRS có yêu cầu hoặc cho đo lường lường hoặc công bố giá trị hợp lý và cung cấp một bộ khung IFRS duy nhất để đo lường giá trị hợp lý và yêu cầu công bố về đo lường giá trị hợp lý. Chuẩn mực xác định giá trị hợp lý trên cơ sở khái niệm 'giá đầu ra' và sử dụng một 'hệ thống phân cấp giá trị hợp lý', được tạo ra dựa trên thước đo thị trường, thay vì thước đo cụ thể của đơn vị.
IFRS 13 được ban hành vào tháng 5 năm 2011 và áp dụng cho kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2013
MỤC TIÊU
- Xác định rõ giá trị hợp lý
- Thiết lập một bộ khung trong một IFRS duy nhất để đo lườnggiá trị hợp lý
- Yêu cầu công bố về đo lường giá trị hợp lý.
IFRS 13 áp dụng khi một IFRS khác yêu cầu hoặc cho đo lường lường giá trị hợp lý hoặc công bố về giá trị hợp lý (và các thước đo, chẳng hạn như giá trị hợp lý trừ chi phí bán, dựa trên giá trị hợp lý hoặc các công bố về những thước đo này), ngoại trừ: [IFRS 13: 5 -7]
- Các giao dịch thanh toán trên cơ sở cổ phiếu trong phạm vi của IFRS 2 Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu
- Giao dịch thuê tài sản trong phạm vi của IAS 17 Thuê tài sản
- Các đo lường có một số điểm tương đồng với giá trị hợp lý nhưng đó không phải là giá trị hợp lý, chẳng hạn như giá trị thuần có thể thực hiện được trong IAS 2 Hàng tồn kho hoặc giá trị sử dụng trong IAS 36 Suy giảm giá trị tài sản
Miễn trừ bổ sung áp dụng cho các công bố theo yêu cầu của IFRS 13
ĐỊNH NGHĨA CHÍNH
Giá trị hợp lý | Giá có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc giá chuyển nhượng một khoản nợ phải trả trong một giao dịch tự nguyện có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị. |
Thị trường sôi động | Một thị trường trong đó giao dịch của một tài sản hoặc khoản nợ phải trả diễn ra với tần suất và khối lượng đủ để cung cấp thông tin về giá cả trên cơ sở hoạt động liên tục. |
Giá đầu ra | Giá có thể nhận được từ việc bán một tài sản hoặc giá chuyển nhượng một khoản nợ phải trả |
Sử dụng tối đa và tốt nhất | Việc sử dụng các tài sản phi tài chính bởi các bên tham gia thị trường mà có thể tối đa hóa giá trị của tài sản hoặc nhóm tài sản và nợ phải trả (ví dụ như một đơn vị kinh doanh) trong đó tài sản sẽ được sử dụng |
Thị trường thuận lợi nhất | Thị trường tối đa hóa số tiền sẽ nhận được để bán tài sản hoặc tối thiểu hóa số tiền sẽ phải trả để chuyển nhượng một khoản nợ phải trả, sau khi tính chi phí giao dịch và chi phí vận chuyển. |
Thị trường chính yếu | Thị trường có khối lượng và mức độ hoạt động lớn nhất đối với tài sản hoặc nợ phải trả. |
PHÂN CẤP GIÁ TRỊ HỢP LÝ
Tổng quan
IFRS 13 hướng đến nâng cao tính nhất quán và so sánh trong các đo lường giá trị hợp lý và công bố thông tin liên quan thông qua 'hệ thống phân cấp giá trị hợp lý'. Hệ thống phân cấp phân loại các đầu vào được sử dụng trong các kỹ thuật định giá thành ba cấp độ.
Hệ thống phân cấp ưu tiên cao nhất cho (giá chưa điều chỉnh) giá niêm yết trong các thị trường sôi động cho các tài sản hoặc nợ phải trả giống nhau và mức ưu tiên thấp nhất cho các đầu vào không quan sát được. [IFRS 13:72]
Nếu các đầu vào được sử dụng để đo lường giá trị hợp lý được phân loại thành các mức độ khác nhau của hệ thống phân cấp giá trị hợp lý, thì thước đo giá trị hợp lý được phân loại toàn bộ theo cấp độ đầu vào thấp nhất mà có ý nghĩa đối với toàn bộ thước đo (dựa trên xét đoán ). [IFRS 13:73]
Đầu vào cấp độ 1
Đầu vào cấp 1 là giá niêm yết trong các thị trường sôi động cho các tài sản hoặc nợ phải trả giống nhau mà đơn vị có thể tiếp cận vào ngày đo lường. [IFRS 13:76]
Giá thị trường niêm yết trong thị trường sôi động cung cấp bằng chứng đáng tin cậy nhất về giá trị hợp lý và được sử dụng mà không cần điều chỉnh để đo lường giá trị hợp lý bất cứ khi nào có sẵn, với các ngoại lệ hạn chế. [IFRS 13:77]
Nếu một đơn vị nắm giữ một vị thế đối với một tài sản hoặc nợ phải trả riêng lẻ và tài sản hoặc nợ phải trả được giao dịch trong một thị trường sôi động, thì giá trị hợp lý của tài sản hoặc nợ phải trả được đo lường trong Cấp độ 1 như là kết quả của giá niêm yết cho tài sản hoặc nợ phải trả riêng lẻ và số lượng được nắm giữ bởi đơn vị, ngay cả khi khối lượng giao dịch hàng ngày bình thường của thị trường không đủ để hấp thụ số lượng nắm giữ và đặt lệnh bán vị thế trong một giao dịch riêng lẻ có thể ảnh hưởng đến giá niêm yết. [IFRS 13:80]
Đầu vào cấp độ 2
Đầu vào cấp độ 2 là các đầu vào khác với giá thị trường niêm yết trong phạm vi cấp độ 1, có thể quan sát được đối với tài sản hoặc nợ phải trả, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. [IFRS 13:81]
Đầu vào cấp độ 2 bao gồm:
- Giá niêm yết của các tài sản hoặc nợ phải trả tương tự ở các thị trường sôi động
- Giá niêm yết của các tài sản hoặc nợ phải trả giống nhau hoặc tương tự ở các thị trường mà không có các đầu vào hoạt động, khác hơn so với giá niêm yết mà có thể quan sát được đối với tài sản hoặc nợ phải trả, ví dụ
- lãi suất và đường cong lãi suất có thể quan sát được trong các khoảng thời gian niêm yết thông thường
- các biến động ngầm liên quan
- khoảng chênh lệch tín dụng
- Đầu vào có nguồn gốc chủ yếu từ hoặc được chứng thực bằng dữ liệu thị trường quan sát được bằng tương quan hoặc các phương tiện khác ('đầu vào được thị trường chứng thực').
Đầu vào cấp 3
Đầu vào cấp độ 3 là đầu vào không quan sát được đối với tài sản hoặc nợ phải trả. [IFRS 13:86]
Các đầu vào không quan sát được sử dụng để đo lường giá trị hợp lý được mở rộng đến các đầu vào thích hợp quan sát được nhưng không có sẵn , do đó cho phép các tình huống có ít hoạt động thị trường đối với tài sản hoặc nợ phải trả tại ngày đo lường. Một đơn vị phát triển các đầu vào không quan sát được bằng cách sử dụng thông tin tốt nhất có sẵn trong các tình huống, có thể bao gồm dữ liệu của chính đơn vị đó, có xem xét đến tất cả thông tin về các giả định của các bên tham gia thị trường có sẵn một cách hợp lý. [IFRS 13: 87-89]
ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ
Tổng quan về phương pháp đo lường giá trị hợp lý
Mục tiêu của đo lường giá trị hợp lý là ước tính giá mà tại đó giao dịch tự nguyện có tổ chức để bán tài sản hoặc chuyển nhượng nợ phải trả sẽ diễn ra giữa các bên tham gia thị trường tại ngày đo lường trong điều kiện thị trường hiện tại. Đo lường giá trị hợp lý yêu cầu đơn vị xác định tất cả những điều sau đây: [IFRS 13: B2]
- Tài sản hoặc nợ phải trả cụ thể là đối tượng của đo lường (phù hợp với đơn vị ghi sổ của nó)
- Đối với tài sản phi tài chính, tiền đề định giá phù hợp với đo lường (nhất quán với mức sử dụng tối đa và tốt nhất)
- Thị trường chính yếu (hoặc thuận lợi nhất) cho tài sản hoặc nợ phải trả
- Kỹ thuật định giá phù hợp cho đo lường, xem xét đến tính có sẵn của dữ liệu để phát triển đầu vào đại diện cho các giả định mà các bên tham gia thị trường sẽ sử dụng khi định giá tài sản hoặc nợ phải trả và mức độ phân cấp giá trị hợp lý trong đó đầu vào được phân loại.
Hướng dẫn đo lường
IFRS 13 cung cấp hướng dẫn về đo lường giá trị hợp lý, bao gồm:
- Đơn vị xem xét đến các đặc điểm của tài sản hoặc nợ phải trả được đo lường mà các bên tham gia thị trường sẽ xem xét khi định giá tài sản hoặc nợ phải trả tại ngày đo lường (ví dụ: điều kiện và vị trí của tài sản và mọi hạn chế đối với việc bán và sử dụng tài sản) [IFRS 13:11]
- Đo lường giá trị hợp lý giả định một giao dịch tự nguyện có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày đo lường trong điều kiện thị trường hiện tại [IFRS 13:15]
- Đo lường giá trị hợp lý giả định một giao dịch diễn ra trong thị trường chính yếu đối với tài sản hoặc nợ phải trả, hoặc khi không có thị trường chính yếu, thị trường thuận lợi nhất cho tài sản hoặc nợ phải trả [IFRS 13:24]
- Đo lường giá trị hợp lý của một tài sản phi tài chính có xem xét đến việc sử dụng tối đa và tốt nhất [IFRS 13:27]
- Đo lường giá trị hợp lý của một khoản nợ tài chính hoặc phi tài chính hoặc các công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị giả định rằng nó được chuyển nhượng cho một bên tham gia thị trường vào ngày đo lường, mà không có sự thanh toán, xóa nợ hoặc hủy bỏ tại ngày đo lường [IFRS 13:34]
- Giá trị hợp lý của nợ phải trả phản ánh rủi ro không thực hiện được nghĩa vụ (rủi ro đơn vị sẽ không thực hiện nghĩa vụ), bao gồm rủi ro tín dụng của chính đơn vị và giả định rủi ro không thực hiện được nghĩa vụ tương tự trước và sau khi chuyển nhượng nợ phải trả [IFRS 13: 42]
- Một ngoại lệ tùy chọn áp dụng cho một số tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính với các vị thế bù trừ rủi ro thị trường hoặc rủi ro tín dụng đối tác, mang đến các điều kiện được đáp ứng (yêu cầu công bố bổ sung). [IFRS 13:48, IFRS 13:96]
Kỹ thuật định giá
Đơn vị sử dụng các kỹ thuật định giá phù hợp với bối cảnh và trong đó có đủ dữ liệu sẵn có để đo lường giá trị hợp lý, tối đa hóa việc sử dụng các đầu vào phù hợp quan sát được và giảm tối thiểu việc sử dụng các đầu vào không quan sát được. [IFRS 13:61, IFRS 13:67]
Mục tiêu của việc sử dụng kỹ thuật định giá là ước tính giá mà tại đó giao dịch tự nguyện có tổ chức để bán tài sản hoặc chuyển nhượng nợ phải trả sẽ diễn ra giữa các bên tham gia thị trường và ngày đo lường trong điều kiện thị trường hiện tại. Ba kỹ thuật định giá được sử dụng rộng rãi: [IFRS 13:62]
- Phương pháp thị trường - sử dụng giá cả và các thông tin liên quan khác được tạo ra bởi các giao dịch thị trường liên quan đến tài sản, nợ phải trả giống nhau hoặc tương đương (tương tự) hoặc một nhóm tài sản và nợ phải trả (ví dụ: một đơn vị kinh doanh)
- Phương pháp chi phí - phản ánh số tiền hiện tại sẽ được yêu cầu để thay thế năng lực dịch vụ của một tài sản (chi phí thay thế hiện tại)
- Phương pháp thu nhập – chuyển đổi số tiền tương lai (dòng tiền hoặc thu nhập và chi phí) thành số tiền hiện tại (chiết khấu), phản ánh các kỳ vọng thị trường hiện tại về số tiền trong tương lai.
Trong một số trường hợp, sử dụng một kỹ thuật định giá duy nhất sẽ phù hợp, trong khi những trường hợp khác, nhiều kỹ thuật định giá sẽ phù hợp. [IFRS 13:63]
CÔNG BỐ
Mục tiêu công bố
IFRS 13 yêu cầu đơn vị công bố thông tin giúp người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá cả hai điều sau đây: [IFRS 13:91]
- Đối với tài sản và nợ phải trả được đo lường theo giá trị hợp lý trên cơ sở định kỳ hoặc không định kỳ trong báo cáo tình hình tài chính sau khi ghi nhận ban đầu, các kỹ thuật định giá và các đầu vào được sử dụng để phát triển các đo lường đó
- Đối với các đo lường giá trị hợp lý bằng cách sử dụng các đầu vào không quan sát được một cách đáng kể (cấp độ 3), ảnh hưởng của các đo lường này đến lãi lỗ hoặc thu nhập toàn diện khác trong kỳ.
Miễn trừ công bố
Các yêu cầu công bố không bắt buộc đối với: [IFRS 13: 7]
- Tài sản – quỹ phúc lợi người lao động được đo lường theo giá trị hợp lý theo IAS 19 Phúc lợi người lao động
- Các khoản đầu tư quỹ lợi ích hưu trí được đo lường giá trị hợp lý theo IAS 26 Kế toán và báo cáo quỹ phúc lợi hưu trí
- Các tài sản mà có giá trị thu hồi là giá trị hợp lý trừ chi phí thanh lý theo IAS 36 Suy giảm giá trị tài sản.
Xác định các phân nhóm
Trong trường hợp bắt buộc phải cung cấp thông tin cho từng phân nhóm tài sản hoặc nợ phải trả, đơn vị xác định các phân nhóm phù hợp trên cơ sở tính chất, đặc điểm và rủi ro của tài sản hoặc nợ phải trả và mức độ phân cấp giá trị hợp lý trong đó đo lường giá trị hợp lý được phân loại. [IFRS 13:94]
Việc xác định các phân nhóm tài sản và nợ phải trả phù hợp mà ở đó các công bố về đo lường giá trị hợp lý cần được cung cấp đòi hỏi phải có sự xét đoán. Một phân nhóm tài sản và nợ phải trả thường sẽ yêu cầu phân ra nhiều hơn các khoản mục được trình bày trong báo cáo tình hình tài chính. Số lượng các phân nhóm có thể cần nhiều hơn cho các đo lường giá trị hợp lý được phân loại trong Cấp độ 3.
Một số công bố được phân biệt trên các đo lường:
- Các đo lường giá trị hợp lý định kỳ - đo lường giá trị hợp lý được yêu cầu hoặc cho phép bởi các IFRS khác được ghi nhận trong báo cáo tình hình tài chính vào cuối kỳ báo cáo
- Các đo lường giá trị hợp lý không định kỳ là các đo lường giá trị hợp lý được yêu cầu hoặc cho phép bởi các IFRS khác được đo lường trong báo cáo tình hình tài chính trong các trường hợp cụ thể.
Công bố cụ thể
Để đáp ứng mục tiêu công bố, các yêu cầu công bố tối thiểu sau đây được yêu cầu cho từng phân nhóm tài sản và nợ phải trả được đo lường theo giá trị hợp lý (bao gồm các đo lường dựa trên giá trị hợp lý trong phạm vi của IFRS này) trong báo cáo tình hình tài chính sau khi ghi nhận ban đầu (lưu ý các yêu cầu được tóm tắt và yêu cầu công bố bổ sung khi cần thiết): [IFRS 13:93]
- Đo lường giá trị hợp lý vào cuối kỳ báo cáo *
- Đối với đo lường giá trị hợp lý không định kỳ, lý do của đo lường *
- Mức độ phân cấp giá trị hợp lý trong đó các đo lường giá trị hợp lý được phân loại toàn bộ vào một cấp (Cấp 1, 2 hoặc 3) *
- Đối với tài sản và nợ phải trả nắm giữ tại ngày báo cáo được đo lường theo giá trị hợp lý trên cơ sở định kỳ, số tiền của bất kỳ khoản chuyển đổi nào giữa Cấp 1 và Cấp 2 của phân cấp giá trị hợp lý, các lý do cho các chuyển đổi đó và chính sách của đơn vị để xác định khi nào chuyển đổi giữa các cấp được coi là đã xảy ra, công bố và thuyết minh riêng các chuyển vào và chuyển ra khỏi mỗi cấp độ.
- Đối với các đo lường giá trị hợp lý được phân loại trong Cấp độ 2 và Cấp độ 3 của hệ thống phân cấp giá trị hợp lý, mô tả về (các) kỹ thuật định giá và các đầu vào được sử dụng trong đo lường giá trị hợp lý, mọi thay đổi trong kỹ thuật định giá và lý do thực hiện thay đổi như vậy (với một số ngoại lệ) *
- Đối với các đo lường giá trị hợp lý được phân loại trong Cấp độ 3 của phân cấp giá trị hợp lý, thông tin định lượng về các đầu vào quan trọng không quan sát được sử dụng trong đo lường giá trị hợp lý (với một số ngoại lệ)
- Đối với các đo lường giá trị hợp lý định kỳ được phân loại trong Cấp độ 3 của hệ thống phân cấp giá trị hợp lý, đối chiếu từ số dư đầu kỳ đến số dư cuối kỳ, công bố riêng các thay đổi trong kỳ báo cáo như sau:
- Tổng số lãi hoặc lỗ trong kỳ được ghi nhận trong báo cáo lãi lỗ và (các) khoản mục trong báo cáo lãi lỗ trong đó các khoản lãi hoặc lỗ được ghi nhận – công bố riêng giá trị trong báo cáo lãi lỗ do thay đổi trong các khoản lãi hoặc lỗ chưa thực hiện liên quan đến các tài sản và nợ phải trả này vào cuối kỳ báo cáo và (các) khoản mục trong báo cáo lãi lỗ mà trong đó các khoản lãi hoặc lỗ chưa thực hiện được ghi nhận.
- Tổng số lãi hoặc lỗ trong kỳ được ghi nhận trong báo cáo thu nhập toàn diện khác và (các) khoản mục trong báo cáo thu nhập toàn diện khác trong đó các khoản lãi hoặc lỗ đó được ghi nhận
- Mua, bán, phát hành và thanh toán (mỗi loại thay đổi được công bố riêng)
- Giá trị của bất kỳ khoản chuyển vào hoặc chuyển ra khỏi Cấp độ 3 của hệ thống phân cấp giá trị hợp lý, lý do cho những lần chuyển đổi đó và chính sách của đơn vị để xác định khi nào việc chuyển đổi giữa các cấp được coi là đã xảy ra. Chuyển đổi vào Cấp độ 3 sẽ được công bố và thuyết minh riêng so với chuyển ra khỏi Cấp độ 3.
- Đối với đo lường giá trị hợp lý được phân loại trong Cấp độ 3 của hệ thống phân cấp giá trị hợp lý, mô tả về các quy trình định giá được sử dụng bởi đơn vị
- Đối với đo lường giá trị hợp lý định kỳ được phân loại trong Cấp độ 3 của hệ thống phân cấp giá trị hợp lý:
- Một mô tả tường thuật về độ nhạy của đo lường giá trị hợp lý với những thay đổi trong các đầu vào không quan sát được nếu thay đổi các đầu vào này với một giá trị khác nhau có thể dẫn đến đo lường giá trị hợp lý cao hơn hoặc thấp hơn một cách đáng kể. Nếu có mối tương quan giữa các đầu vào này với các đầu vào không quan sát được khác được sử dụng trong đo lường giá trị hợp lý, đơn vị cũng cung cấp một mô tả về các mối quan hệ đó và về cách thức chúng có thể khuếch đại hoặc giảm thiểu tác động của những thay đổi trong các đầu vào không quan sát được lên đo lường giá trị hợp lý
- Đối với tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính, nếu thay đổi một hoặc nhiều đầu vào không quan sát được để phản ánh các giả định thay thế hợp lý có thể thay đổi đáng kể giá trị hợp lý, đơn vị sẽ nêu ra sự kiện đó và công bố ảnh hưởng của những thay đổi đó. Đơn vị sẽ công bố cách thức tác động của thay đổi để phản ánh một giả định thay thế hợp lý được tính toán.
- nếu sử dụng tối đa và tốt nhất các tài sản phi tài chính khác so với việc sử dụng hiện tại, đơn vị sẽ công bố thực tế đó và tại sao tài sản phi tài chính lại được sử dụng theo cách khác với sử dụng tối đa và tốt nhất.
'*' trong danh sách trên chỉ ra rằng việc công bố cũng được áp dụng cho một phân nhóm tài sản hoặc nợ phải trả không được đo lường theo giá trị hợp lý trong báo cáo tình hình tài chính nhưng theo đó giá trị hợp lý được công bố. [IFRS 13:97]
Công bố định lượng được yêu cầu trình bày theo định dạng bảng trừ khi định dạng khác phù hợp hơn. [IFRS 13:99]
NGÀY HIỆU LỰC VÀ CHUYỂN ĐỔI
[IFRS 13: Phụ lục C]
IFRS 13 được áp dụng cho kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2013. Đơn vị có thể áp dụng IFRS 13 cho kỳ kế toán sớm hơn, nhưng nếu thực hiện như vậy phải công bố điều này.
Việc áp dụng về sau được yêu cầu vào đầu kỳ báo cáo hàng năm, trong đó IFRS được áp dụng lần đầu. Thông tin so sánh không cần phải được công bố cho khoảng thời gian trước khi áp dụng lần đầu.
Ketoanstartup.com
- Thuật ngữ kế toán trong chuẩn mực IFRS và IAS
- Thuật ngữ kế toán cơ bản
- IFRS 9 – Công cụ tài chính
- IFRS 8 – Bộ phận kinh doanh
- IFRS 7 – Công cụ tài chính: Công bố
- IFRS 6 – Thăm dò và Đánh giá tài nguyên khoáng sản
- IFRS 5 – Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và hoạt động bị chấm dứt
- IFRS 4 – Hợp đồng bảo hiểm
- IFRS 3 – Hợp nhất kinh doanh
- IFRS 2 – Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu
- IFRS 16 – Thuê tài sản
- IFRS 15 – Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng
- IFRS 14 – Các khoản hoãn lại theo luật định
- IFRS 13 – Đo lường giá trị hợp lý
- IFRS 12 – Công bố lợi ích trong đơn vị khác
- IFRS 11 – Thỏa thuận chung
- IFRS 10 – Báo cáo tài chính hợp nhất
- IFRS 1 – Áp dụng lần đầu các chuẩn mực IFRS
- IAS 8 – Chính sách kế toán, thay đổi trong ước tính kế toán và sai sót kế toán
- IAS 7 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- IAS 41 – Nông nghiệp
- IAS 39 – Công cụ tài chính: Ghi nhận và Đo lường
- IAS 38 – Tài sản vô hình
- IAS 36 – Suy giảm giá trị tài sản
- IAS 34 – Báo cáo tài chính giữa niên độ
- IAS 2 – Hàng tồn kho
- IAS 19 – Phúc Lợi Của Người Lao Động
- IAS 16 – Bất động sản, Nhà xưởng và Thiết bị
- IAS 12 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
- IAS 10 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ báo cáo
- IAS 1 – Trình bày báo cáo tài chính
- Định nghĩa thuật ngữ kế toán trong chuẩn mực IFRS và IAS
- Bộ khung khái niệm 2018
- Bộ khung khái niệm 2010
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 09: Các loại hợp đồng thuê tài sản – ví dụ minh họa 2
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 08: Các loại hợp đồng thuê tài sản – ví dụ minh họa 1
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 07: Sửa đổi hợp đồng thuê tài sản – ví dụ minh họa 3
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 06: Sửa đổi hợp đồng thuê tài sản – ví dụ minh họa 2
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 05: Sửa đổi hợp đồng thuê tài sản – ví dụ minh họa 1
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 04: Đánh giá lại nợ phải trả thuê tài sản
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 03: Xác định thuê tài sản
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 02: Các loại hợp đồng thuê tài sản
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 01: Ghi nhận và xác định giá trị
- [IFRS 15] Hợp đồng – Phần 07: Ví dụ minh họa mô hình 05 bước
- [IFRS 15] Hợp đồng – Phần 06: Hoàn thành các nghĩa vụ thực hiện hợp đồng
- [IFRS 15] Hợp đồng – Phần 05: Chi phí của Hợp đồng
- [IFRS 15] Hỗ trợ sửa chữa và nâng cấp
- [IFRS 15] Hỗ trợ bán hàng
- [IFRS 15] Hàng bán bị trả lại
- [IFRS 15] Doanh thu – Phần 04: Xác định và phân bổ giá giao dịch cho các nghĩa vụ thực hiện hợp đồng
- [IFRS 15] Doanh thu – Phần 03: Cấu phần tài chính
- [IFRS 15] Doanh thu – Phần 02: Sửa đổi hợp đồng
- [IFRS 15] Doanh thu – Phần 01: Mô hình 05 bước xác định doanh thu
- [IFRS 15] Chương trình tích lũy điểm
- [IFRS 14] – Phần 01: Tương tác với các chuẩn mực khác
- [IAS 12] Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại