Bộ khung khái niệm 2010

Framework2010

PHẠM VI BỘ KHUNG KHÁI NIỆM
  • Mục tiêu của báo cáo tài chính
  • Đặc tính chất lượng của thông tin
  • Định nghĩa, ghi nhận, đo lường các yếu tố trong báo cáo tài chính
  • Khái niệm về vốn và bảo tồn vốn
  • Trình bày trung thực, hợp lý
  • Đo lường giá trị hợp lý
MỤC TIÊU CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Cung cấp thông tin về tổ chức đang được báo cáo, hữu ích cho các nhà đầu tư và chủ nợ hiện tại và tiềm năng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế về việc cung cấp nguồn lực cho tổ chức.

Những người sử dụng cần thông tin về:

  • Nguồn lực kinh tế của tổ chức
  • Nghĩa vụ của tổ chức
  • Những thay đổi trong nguồn lực kinh tế và các nghĩa vụ của tổ chức (nghĩa là hiệu quả tài chính và khả năng tạo ra dòng tiền trong tương lai)

Cơ sở dồn tích: các tổ chức nên chuẩn bị các báo cáo tài chính trên cơ sở các giao dịch được ghi nhận khi chúng xảy ra (nghĩa là khi doanh thu có được và chi phí phát sinh; chúng phải khớp với nhau) và được báo cáo trong các kỳ báo cáo mà chúng có liên quan với nhau

GIẢ ĐỊNH CƠ BẢN – HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC

Khả năng hoạt động trong tương lai gần (ít nhất là 12 tháng tới), tức là không đi vào thanh lý hoặc giảm quy mô hoạt động đáng kể.

Nếu ban quản lý cho rằng tổ chức không hoạt động liên tục, thì báo cáo tài chính không nên được chuẩn bị trên cơ sở hoạt động liên tục và nên bao gồm một loạt các công bố về sự không chắc chắn để tiếp tục hoạt động.

ĐẶC TÍNH CHẤT LƯỢNG CỦA THÔNG TIN TÀI CHÍNH
Các đặc tính chất lượng cơ bản
  • Thích hợp

Thông tin có thể ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng trong việc đánh giá các sự kiện trong quá khứ (có giá trị xác nhận) và dự đoán các sự kiện hiện tại và tương lai (có giá trị dự đoán)

Sự thích hợp ảnh hưởng bởi bản chất và sự trọng yếu của thông tin (thiếu sót hoặc sai sót có thể ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người dùng).

  • Trình bày trung thực

Để trung thực, thông tin phải đầy đủ, trung lập và không có sai sót:

          Trung lập: thông tin không bị sai lệch

          Đầy đủ: không thiếu thông tin

          Không có sai sót: không có sai sót hoặc thiếu sót

Nội dung hơn hình thức: thông tin được trình bày phù hợp với bản chất và thực tế, hơn là với hình thức pháp lý của nó. Đây không phải là một đặc điểm riêng biệt; đúng hơn, nó cũng được hiểu thuộc khái niệm đáng tin cậy

Các đặc tính chất lượng nâng cao

Khả năng so sánh được: Phải có khả năng so sánh các báo cáo tài chính theo thời gian để xác định xu hướng và với các báo cáo tài chính của tổ chức khác để đánh giá. Do đó, việc trình bày thông tin tương ứng là cần thiết

Tính nhất quán: Các nguyên tắc kế toán (các xử lý kế toán) giống nhau từ kỳ này sang kỳ tiếp theo (ngoại trừ là (1) thay đổi được yêu cầu bởi IFRS và (2) tổ chức thay đổi bản chất hoạt động và các nguyên tắc kế toán mới áp dụng phù hợp hơn)

Tính kiểm chứng: Các nhà quan sát độc lập và có kiến thức khác cũng có thể đồng ý về sự trung thực của thông tin tài chính

Tính kịp thời: Thông tin nên có sẵn cho các nhà quyết định.

Dễ hiểu: Thông tin nên dễ hiểu. Những vấn đề phức tạp không nên bỏ qua.

Ràng buộc về chi phí của báo cáo tài chính hữu ích:

Chi phí và lợi ích: lợi ích phải vượt quá chi phí để có được thông tin và trình bày nó. Đây có thể là một khía cạnh mang tính chủ quan

Ví dụ: đánh đổi giữa thời gian và độ tin cậy

ĐỊNH NGHĨA, GHI NHẬN VÀ ĐO LƯỜNG CÁC YẾU TỐ CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Định nghĩa
  • Tình hình tài chính

Tài sản: nguồn lực được kiểm soát bởi tổ chức như là kết quả của các sự kiện trong quá khứ và từ đó lợi ích kinh tế trong tương lai dự kiến ​sẽ mang lại

Nợ phải trả: Nghĩa vụ phát sinh từ các sự kiện trong quá khứ và dự kiến ​​sẽ sử dụng nguồn lực để chi trả

Vốn chủ sở hữu: lợi ích còn lại trong tài sản sau khi trừ các khoản nợ phải trả

  • Kết quả kinh doanh

Lợi nhuận được sử dụng như là thước đo kết quả kinh doanh

Thu nhập: tăng lợi ích kinh tế dưới dạng dòng tiền vào hoặc tăng tài sản hoặc giảm nợ phải trả dẫn đến tăng vốn chủ sở hữu, mà không liên quan đến các khoản góp vốn

Chi phí: giảm lợi ích kinh tế dưới hình thức dòng tiền ra hoặc giảm tài sản hoặc tăng nợ phải trả dẫn đến giảm vốn chủ sở hữu, mà không liên quan đến khoản phân phối vốn chủ sỡ hữu.

Ghi nhận

Có thể là bất kỳ lợi ích kinh tế trong tương lai liên quan đến khoản mục sẽ thu vào hoặc đi ra từ tổ chức

Các khoản mục có giá cả hoặc giá trị có thể được đo lường đáng tin cậy

Đo lường

Chi phí lịch sử: số tiền ban đầu được trả để có được một tài sản

Chi phí hiện tại: giá cả hiện tại để có được một tài sản tương đương

Giá trị có thể thực hiện: số tiền dự kiến ​​sẽ nhận được từ việc bán tài sản hoặc giải quyết nợ phải trả

Hiện giá: chiết khấu giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai dự kiến ​​sẽ nhận được hoặc thanh toán liên quan đến tài sản hoặc nợ phải trả

TRÌNH BÀY TRUNG THỰC, HỢP LÝ

Tuân thủ IFRS (vấn đề này cần được công bố trên các báo cáo tài chính): chính sách kế toán phù hợp, trình bày thông tin và công bố thông tin.

Trong trường hợp không theo IFRS, ban quản lý cần chứng minh rằng việc tuân thủ IFRS sẽ gây hiểu lầm và công bố vấn đề này cho phù hợp

ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ

Giá trị hợp lý là giá sẽ nhận được khi bán một tài sản hoặc trả tiền để chuyển một khoản nợ trong một giao dịch giữa những người tham gia thị trường tại ngày đo lường

Ba kỹ thuật định giá được sử dụng rộng rãi:

  • Phương pháp tiếp cận thị trường (phù hợp nhất): giá cả hoặc thông tin liên quan khác từ thị trường liên quan đến tài sản hoặc nợ phải trả giống hệt hoặc tương đương
  • Phương pháp tiếp cận chi phí: số tiền cần thiết để thay thế năng lực phục vụ của tài sản
  • Phương pháp tiếp cận thu nhập: chuyển đổi số tiền trong tương lai (dòng tiền hoặc thu nhập) thành số tiền hiện tại (chiết khấu), phản ánh kỳ vọng của thị trường hiện tại về số tiền trong tương lai

Phân cấp đầu vào (ưu tiên cao nhất theo giá thị trường và ưu tiên thấp nhất cho đầu vào không quan sát được)

  • Đầu vào cấp 1: Giá bán trên thị trường sôi động cho các tài sản hoặc nợ phải trả giống hệt nhau (bằng chứng đáng tin cậy nhất)
  • Đầu vào cấp 2: Đầu vào có thể quan sát được khác so với giá thị trường được nêu trong cấp 1, thường yêu cầu điều chỉnh để đạt giá trị hợp lý, bao gồm giá niêm yết đối với các tài sản hoặc nợ tương tự, giá niêm yết đối với các tài sản hoặc nợ phải trả tương tự trong một thị trường không sôi động, đầu vào có thể quan sát được khác so với giá thị trường (ví dụ lãi suất), đầu vào chủ yếu từ hoặc được chứng thực bởi dữ liệu thị trường quan sát được.
  • Đầu vào cấp 3: Đầu vào không quan sát được dựa trên thông tin tốt nhất có sẵn. Ví dụ: sử dụng dữ liệu riêng để dự báo dòng tiền trong tương lai.

Ketoanstartup.com


XEM THÊM CÁC CHUẨN MỰC KHÁC

 

You cannot copy content of this page

Bạn không thể sao chép nội dung này