1. TỔNG QUAN VỀ CẤU PHẦN TÀI CHÍNH (IFRS15)
Bản chất, thời gian, và giá trị của khoản thanh toán mà khách hàng cam kết có ảnh hưởng tới giá trị ước tính của giá giao dịch. Khi xác định giá giao dịch, đơn vị phải xem xét ảnh hưởng của toàn bộ các yếu tố sau:
(a) khoản thanh toán biến đổi
(b) các giá trị ước tính bị giới hạn của khoản thanh toán biến đổi
(c) sự tồn tại của cấu phần tài chính đáng kể trong hợp đồng
(d) khoản thanh toán phi tiền tệ; và
(e) khoản thanh toán phải trả cho khách hàng
2. CHI TIẾT VỀ CẤU PHẦN TÀI CHÍNH (IFRS15)
a. Sự tồn tại của cấu phần tài chính đáng kể trong hợp đồng
IFRS 15: đoạn 60
Để xác định giá giao dịch, đơn vị phải điều chỉnh giá trị cam kết của khoản thanh toán cho ảnh hưởng của giá trị thời gian của tiền tệ nếu thời hạn thanh toán được thỏa thuận bởi các bên tham gia trong hợp đồng (một cách rõ ràng hoặc ngầm định) mang lại cho khách hàng hoặc đơn vị lợi ích đáng kể từ việc hỗ trợ tài chính cho việc chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng. Trong trường hợp đó, hợp đồng có bao gồm cấu phần tài chính đáng kể.
Cấu phần tài chính đáng kể có thể tồn tại bất kể cam kết hỗ trợ tài chính được nêu rõ trong hợp đồng hoặc được ngầm định bởi các điều khoản thanh toán được thỏa thuận bởi các bên tham gia trong hợp đồng.
IFRS 15: đoạn 61
Mục đích của việc điều chỉnh giá trị cam kết của khoản thanh toán cho cấu phần tài chính đáng kể là để đơn vị ghi nhận doanh thu theo giá trị phản ánh giá mà khách hàng sẽ phải thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết nếu khách hàng đã thanh toán tiền cho hàng hóa hoặc dịch vụ đó, khi (hoặc ngay khi) đơn vị chuyển giao cho khách hàng (nghĩa là, giá bán thanh toán ngay).
Đơn vị phải xem xét tất cả các sự kiện và tình huống có liên quan khi đánh giá liệu hợp đồng có bao gồm cấu phần tài chính hay không, và liệu cấu phần tài chính đó có đáng kể đối với hợp đồng hay không, bao gồm cả hai yếu tố sau:
(a) khoản chênh lệch, nếu có, giữa giá trị của khoản thanh toán đã cam kết và giá bán thanh toán ngay của hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết; và
(b) ảnh hưởng kết hợp của cả hai yếu tố sau:
- khoảng thời gian dự kiến từ thời điểm đơn vị chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng đến thời điểm khách hàng thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ đó; và
- lãi suất hiện hành trên thị trường phù hợp.
b. Không tồn tại của cấu phần tài chính đáng kể trong hợp đồng
IFRS 15: đoạn 62
Dù kết quả đánh giá trong đoạn 61 như thế nào, hợp đồng với khách hàng sẽ không có cấu phần tài chính đáng kể nếu một trong những yếu tố sau tồn tại:
(a) khách hàng thanh toán trước cho hàng hóa và dịch vụ, và thời điểm chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ do khách hàng quyết định.
(b) một phần đáng kể của khoản thanh toán đã cam kết bởi khách hàng là biến đổi và giá trị hoặc thời gian của khoản thanh toán đó biến đổi căn cứ trên cơ sở xảy ra hay không xảy ra của một sự kiện trong tương lai mà về cơ bản không thuộc phạm vi kiểm soát của khách hàng hoặc đơn vị (ví dụ, khoản thanh toán là một khoản phí bản quyền tính trên doanh số).
(c) khoản chênh lệch giữa khoản thanh toán đã cam kết và giá bán thanh toán ngay của hàng hóa hoặc dịch vụ (được nêu tại đoạn 61) phát sinh bởi các lý do ngoại trừ việc cung cấp hỗ trợ tài chính hoặc cho khách hàng, hoặc cho đơn vị, và khoản chênh lệch giữa các giá trị đó tương ứng với lý do dẫn đến chênh lệch. Ví dụ, điều khoản thanh toán có thể bảo vệ đơn vị hoặc khách hàng khỏi khả năng bên còn lại không hoàn tất một vài hoặc toàn bộ các nghĩa vụ của họ theo hợp đồng.
c. Các nội dung khác
IFRS 15: đoạn 63
Trong thực tiễn áp dụng, đơn vị không cần điều chỉnh giá trị đã cam kết của khoản thanh toán cho ảnh hưởng của cấu phần tài chính đáng kể nếu đơn vị dự kiến, tại thời điểm bắt đầu hợp đồng, khoảng thời gian từ thời điểm đơn vị chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng đến thời điểm khách hàng thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ đó là một năm hoặc dưới một năm.
IFRS 15: đoạn 64
Để đạt được mục tiêu nêu tại đoạn 61, khi điều chỉnh giá trị đã cam kết của khoản thanh toán cho cấu phần tài chính đáng kể, đơn vị phải áp dụng tỷ lệ chiết khấu được sử dụng trong một giao dịch hỗ trợ tài chính tách biệt giữa đơn vị và khách hàng tại thời điểm bắt đầu hợp đồng. Tỷ lệ chiết khấu đó sẽ phản ánh đặc điểm tín dụng của bên nhận hỗ trợ tài chính trong hợp đồng, cũng như bất kỳ tài sản thế chấp hoặc tài sản đảm bảo nào do khách hàng hoặc đơn vị đưa ra, bao gồm cả tài sản đã được chuyển giao trong hợp đồng.
Đơn vị có thể xác định tỷ lệ chiết khấu đó bằng cách xác định tỷ lệ dùng để chiết khấu giá trị danh nghĩa của khoản thanh toán đã cam kết về giá mà khách hàng sẽ thanh toán ngay cho hàng hóa hoặc dịch vụ khi (hoặc ngay khi) hàng hóa hoặc dịch vụ được chuyển giao cho khách hàng. Sau thời điểm bắt đầu hợp đồng, đơn vị không được thay đổi tỷ lệ chiết khấu theo những thay đổi về lãi suất hoặc tình huống khác (ví dụ, sự thay đổi trong đánh giá của đơn vị về rủi ro tín dụng của khách hàng).
IFRS 15: đoạn 65
Đơn vị phải trình bày ảnh hưởng của việc hỗ trợ tài chính (thu nhập từ lãi vay hoặc chi phí lãi vay) một cách riêng biệt với doanh thu từ hợp đồng với khách hàng trong báo cáo thu nhập toàn diện. Thu nhập từ lãi vay hoặc chi phí lãi vay chỉ được ghi nhận trong phạm vi mà tài sản phát sinh từ hợp đồng (hay khoản phải thu) hoặc nợ phải trả phát sinh từ hợp đồng được ghi nhận khi đơn vị kế toán hợp đồng với khách hàng.
3. VÍ DỤ MINH HỌA VỀ CẤU PHẦN TÀI CHÍNH (IFRS 15)
a. Ví dụ 1: Trường hợp – Không có thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Trường hợp: Không có thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Công ty A là một công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp máy tính để bàn (PC) cho các doanh nghiệp.
- Ngày 01/01/20X1, công ty A bán cho công ty B lô máy tính với trị giá 500 triệu đồng
- Theo điều khoản hợp đồng, công ty B sẽ thanh toán trả sau cho công ty A thành hai đợt:
- Đợt 1: thanh toán vào ngày 31/12/20X1 với số tiền 300 triệu đồng
- Đợt 2: thanh toán vào ngày 31/12/20X2 với số tiền 200 triệu đồng
- Chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty A là 10%/năm
TRẢ LỜI
1. Nhận xét và đánh giá:
- IFRS 15: đoạn 60: Để xác định giá giao dịch, đơn vị phải điều chỉnh giá trị cam kết của khoản thanh toán cho ảnh hưởng của giá trị thời gian của tiền tệ nếu thời hạn thanh toán được thỏa thuận bởi các bên tham gia trong hợp đồng (một cách rõ ràng hoặc ngầm định) mang lại cho khách hàng hoặc đơn vị lợi ích đáng kể từ việc hỗ trợ tài chính cho việc chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng
- Đối chiếu với IFRS 15: đoạn 60 và 61: Khoản thanh toán trả sau của công ty B được thực hiện thành 02 đợt vào ngày 31/12/20X1 và 31/12/20X2, cách thời điểm chuyển giao hàng hóa lần lượt 01 năm và 02 năm. Do đó, hợp đồng có cấu phần tài chính đáng kể.
2. Ghi nhận doanh thu và hạch toán kế toán
Tại ngày 01/01/20X1: Ghi nhận doanh thu bán hàng khi chuyển giao hàng hóa
Doanh thu bán hàng ghi nhận = giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tương lai, với lãi suất chiết khấu 10%/năm
Năm 20X1 và 20X2: Ghi nhận doanh thu tài chính phát sinh trong năm 20X1 và 20X2
Khoản thanh toán trả sau (khoản phải thu) được xem như khoản tiền công ty A cho công ty B vay, nên phát sinh tiền lãi.
Chúng ta có bảng tính:
Năm 20X1 | Khoản mục | Nội dung và công thức tính | Số tiền (triệu đồng) | |
Ghi nợ | Ghi có | |||
Ngày 01/01/20X1
khi chuyển giao hàng hóa |
Khoản phải thu khách hàng | Giá trị hiện tại của các khoản thanh toán:=300/(1+10%)+200/(1+10%)^2 | 438,0 | |
Doanh thu bán hàng | 438,0 | |||
Ngày 31/12/20X1 | Khoản phải thu khách hàng | Tiền lãi phát sinh trên khoản phải thu khách hàng đầu năm 20X1:=438,0*10% | 43,8 | |
Doanh thu tài chính | 43,8 | |||
Ngày 31/12/20X1 | Tiền | Khách hàng thanh toán đợt 1:=300 triệu đồng | 300,0 | |
Khoản phải thu khách hàng | 300,0 | |||
Năm 20X1 đã ghi nhận | Tiền | 300,0 | ||
Khoản phải thu khách hàng | =438,0+43,8-300 | 181,8 | ||
Doanh thu bán hàng | 438,0 | |||
Doanh thu tài chính | 43,8 |
Năm 20X2 | Khoản mục | Nội dung và công thức tính | Số tiền (triệu đồng) | |
Ghi nợ | Ghi có | |||
Ngày 31/12/20X2 | Khoản phải thu khách hàng | Tiền lãi phát sinh trên khoản phải thu khách hàng cuối năm 20X1:=181,8*10% | 18,2 | |
Doanh thu tài chính | 18,2 | |||
Ngày 31/12/20X2 | Tiền | Khách hàng thanh toán đợt 2:=200 triệu đồng | 200,0 | |
Khoản phải thu khách hàng | 200,0 | |||
Năm 20X2 đã ghi nhận | Tiền | 200,0 | ||
Khoản phải thu khách hàng | =200,0-18,2 | 181,8 | ||
Doanh thu tài chính | 18,2 |
b. Ví dụ 2: Trường hợp – Có thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Trường hợp: Có thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Công ty A là một công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp máy tính để bàn (PC) cho các doanh nghiệp.
- Ngày 01/01/20X1, công ty A bán cho công ty B lô máy tính với trị giá đã bao gồm thuế GTGT 10% là 550 triệu đồng
- Theo điều khoản hợp đồng, công ty B sẽ thanh toán trả sau cho công ty A thành hai đợt:
- Đợt 1: thanh toán vào ngày 31/12/20X1 với số tiền 330 triệu đồng
- Đợt 2: thanh toán vào ngày 31/12/20X2 với số tiền 220 triệu đồng
- Chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty A là 10%/năm
TRẢ LỜI
1. Nhận xét và đánh giá:
- Tương tự như ví dụ 1 về ghi nhận doanh thu bán hàng
- Phát sinh khoản thuế GTGT phải nộp
2. Ghi nhận doanh thu và hạch toán kế toán
Chúng ta có bảng tính:
Năm 20X1 | Khoản mục | Nội dung và công thức tính | Số tiền (triệu đồng) | |
Ghi nợ | Ghi có | |||
Ngày 01/01/20X1
khi chuyển giao hàng hóa |
Khoản phải thu khách hàng | Giá trị hiện tại của các khoản thanh toán:=330/(1+10%)+220/(1+10%)^2 | 481,8 | |
Chi phí tài chính | Chênh lệch giữa:
Giá trị hiện tại của khoản thanh toán của khách hàng (liên quan thuế GTGT):=30/(1+10%)+20/(1+10%)^2=43,8 và nghĩa vụ nộp thuế GTGT hiện tại:=50 triệu đồng |
6,2 | ||
Doanh thu bán hàng | Giá trị hiện tại của các khoản thanh toán, không tính thuế GTGT:=300/(1+10%)+ 200/(1+10%)^2 | 438,0 | ||
Thuế GTGT phải nộp Nhà nước | Nghĩa vụ nộp thuế GTGT phát sinh khi bán hàng:=50 triệu đồng | 50,0 | ||
Trong tháng 01/20X1 | Thuế GTGT phải nộp Nhà nước | Khi công ty A nộp thuế GTGT:=50 triệu đồng | 50,0 | |
Tiền | 50,0 | |||
Ngày 31/12/20X1 | Khoản phải thu khách hàng | Tiền lãi phát sinh trên khoản phải thu khách hàng đầu năm 20X1:=481,8*10% | 48,2 | |
Doanh thu tài chính | 48,2 | |||
Ngày 31/12/20X1 | Tiền | Khách hàng thanh toán đợt 1:=330 triệu đồng | 330,0 | |
Khoản phải thu khách hàng | 330,0 | |||
Năm 20X1 đã ghi nhận | Tiền | =330,0-50,0 | 280,0 | |
Khoản phải thu khách hàng | =481,8+48,2-330,0 | 200,0 | ||
Thuế GTGT phải nộp Nhà nước | =50,0-50,0 | – | ||
Chi phí tài chính | 6,2 | |||
Doanh thu bán hàng | 438,0 | |||
Doanh thu tài chính | 48,2 |
Năm 20X2 | Khoản mục | Nội dung và công thức tính | Số tiền (triệu đồng) | |
Ghi nợ | Ghi có | |||
Ngày 31/12/20X2 | Khoản phải thu khách hàng | Tiền lãi phát sinh trên khoản phải thu khách hàng cuối năm 20X1:=200,0*10% | 20,0 | |
Doanh thu tài chính | 20,0 | |||
Ngày 31/12/20X2 | Tiền | Khách hàng thanh toán đợt 2:=220 triệu đồng | 220,0 | |
Khoản phải thu khách hàng | 220,0 | |||
Năm 20X2 đã ghi nhận | Tiền | 220,0 | ||
Khoản phải thu khách hàng | =220,0-20,0 | 200,0 | ||
Doanh thu tài chính | 20,0 |
Ketoanstartup.com
- Thuật ngữ kế toán trong chuẩn mực IFRS và IAS
- Thuật ngữ kế toán cơ bản
- IFRS 9 – Công cụ tài chính
- IFRS 8 – Bộ phận kinh doanh
- IFRS 7 – Công cụ tài chính: Công bố
- IFRS 6 – Thăm dò và Đánh giá tài nguyên khoáng sản
- IFRS 5 – Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và hoạt động bị chấm dứt
- IFRS 4 – Hợp đồng bảo hiểm
- IFRS 3 – Hợp nhất kinh doanh
- IFRS 2 – Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu
- IFRS 16 – Thuê tài sản
- IFRS 15 – Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng
- IFRS 14 – Các khoản hoãn lại theo luật định
- IFRS 13 – Đo lường giá trị hợp lý
- IFRS 12 – Công bố lợi ích trong đơn vị khác
- IFRS 11 – Thỏa thuận chung
- IFRS 10 – Báo cáo tài chính hợp nhất
- IFRS 1 – Áp dụng lần đầu các chuẩn mực IFRS
- IAS 8 – Chính sách kế toán, thay đổi trong ước tính kế toán và sai sót kế toán
- IAS 7 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- IAS 41 – Nông nghiệp
- IAS 39 – Công cụ tài chính: Ghi nhận và Đo lường
- IAS 38 – Tài sản vô hình
- IAS 36 – Suy giảm giá trị tài sản
- IAS 34 – Báo cáo tài chính giữa niên độ
- IAS 2 – Hàng tồn kho
- IAS 19 – Phúc Lợi Của Người Lao Động
- IAS 16 – Bất động sản, Nhà xưởng và Thiết bị
- IAS 12 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
- IAS 10 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ báo cáo
- IAS 1 – Trình bày báo cáo tài chính
- Định nghĩa thuật ngữ kế toán trong chuẩn mực IFRS và IAS
- Bộ khung khái niệm 2018
- Bộ khung khái niệm 2010
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 09: Các loại hợp đồng thuê tài sản – ví dụ minh họa 2
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 08: Các loại hợp đồng thuê tài sản – ví dụ minh họa 1
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 07: Sửa đổi hợp đồng thuê tài sản – ví dụ minh họa 3
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 06: Sửa đổi hợp đồng thuê tài sản – ví dụ minh họa 2
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 05: Sửa đổi hợp đồng thuê tài sản – ví dụ minh họa 1
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 04: Đánh giá lại nợ phải trả thuê tài sản
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 03: Xác định thuê tài sản
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 02: Các loại hợp đồng thuê tài sản
- [IFRS 16] Bên thuê – Phần 01: Ghi nhận và xác định giá trị
- [IFRS 15] Hợp đồng – Phần 07: Ví dụ minh họa mô hình 05 bước
- [IFRS 15] Hợp đồng – Phần 06: Hoàn thành các nghĩa vụ thực hiện hợp đồng
- [IFRS 15] Hợp đồng – Phần 05: Chi phí của Hợp đồng
- [IFRS 15] Hỗ trợ sửa chữa và nâng cấp
- [IFRS 15] Hỗ trợ bán hàng
- [IFRS 15] Hàng bán bị trả lại
- [IFRS 15] Doanh thu – Phần 04: Xác định và phân bổ giá giao dịch cho các nghĩa vụ thực hiện hợp đồng
- [IFRS 15] Doanh thu – Phần 03: Cấu phần tài chính
- [IFRS 15] Doanh thu – Phần 02: Sửa đổi hợp đồng
- [IFRS 15] Doanh thu – Phần 01: Mô hình 05 bước xác định doanh thu
- [IFRS 15] Chương trình tích lũy điểm
- [IFRS 14] – Phần 01: Tương tác với các chuẩn mực khác
- [IAS 12] Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại